Vào những dịp lễ Tết hàng năm, đất nước ta luôn có nhưng phong tục tập quán đặc sắc mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Như theo quan niệm thời xưa, vào đêm giao thừa thì trên mâm cúng luôn phải có một con gà trống được luộc chín, ở mỏ có ngậm thêm một bông hoa hồng đỏ.

Mặc dù là người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của phong tục này.

Vì sao có tục lệ gà trống ngậm hoa hồng đỏ trong mâm cúng đêm giao thừa?-1

Trước tiên, việc cúng gà cũng thêm bông hoa hồng đỏ là để trang trí cho đẹp, cho bắt mắt hơn. Tiếp đến, hình tượng bông hoa hồng đỏ cũng chính là biểu tượng cho hình ảnh con gà trống rướn cổ, cất cao tiếng gáy gọi mặt trời trong ngày đầu tiên của năm mới.

Bên cạnh đó, còn có một ý nghĩa khác được người dân truyền miệng lại. Ngày xưa có một người đàn ông vừa cắt tiết gà để chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa thì người vợ chuyển dạ sinh con.

Mãi lo chăm sóc cho vợ mà người đàn ông này bỏ dở việc đang làm. Sau đó khi anh ta xuống bếp để làm tiếp thì con gà đã chạy đi đâu mất, tìm mãi mới thấy con gà đã nằm chết trong bụi hoa hồng.

Người đàn ông đang lo lắng thì những người hàng xóm xung quanh an ủi rằng đó có lẽ là điềm lành nên đã đem gà vào làm thịt, sau khi luộc gà chín và dâng lên bàn thờ thì anh ta cũng đã ngắt một bông hoa hồng rồi gắn vào mỏ con gà.

Vì sao có tục lệ gà trống ngậm hoa hồng đỏ trong mâm cúng đêm giao thừa?-2

Kể từ đó về sau dân ta có tục cúng gà trống miệng ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều này biểu tượng cho sự may mắn, an lành và mang lại vận đỏ cả năm cho gia chủ.

Ngoài ra, chị em cũng có thể tham khảo một số cách buộc gà đẹp để mâm cúng đêm giao thừa được bắt mắt hơn.

Buộc gà cúng cánh tiên

Cách buộc gà cúng giao thừa theo hình cánh tiên cũng được thực hiện phổ biến trong các dịp lễ, Tết, đám tiệc, đám hỏi giúp làm cho mâm cúng trang trọng hơn. Các bước buộc gà cúng cánh tiên cũng vô cùng đơn giản.

Vì sao có tục lệ gà trống ngậm hoa hồng đỏ trong mâm cúng đêm giao thừa?-3

Bước 1: Nâng cổ gà thẳng đứng rồi ép sát vào thân.

Bước 2: Bắt chéo cánh về phía trước để các khớp tiếp xúc với nhau, sau đó dùng dây cố định lại.

Bước 3: Dùng dao cắt nhẹ ở phần khuỷu tay của gà để không bị bung ra.

Bước 4: Cuối cùng, gập cùi chỏ lên bụng để tạo tư thế ngồi tự nhiên như hình.

Buộc gà cúng kiểu gà bay

Kiểu buộc gà cúng này khá đơn giản và dễ dàng, ngay cả những cô nàng không rành bếp núc cũng có thể làm được.

Vì sao có tục lệ gà trống ngậm hoa hồng đỏ trong mâm cúng đêm giao thừa?-4

Bước 1: Hai cánh gà bẻ nhẹ nhàng và vắt ngược lên phía lưng.

Bước 2: Dùng dây buộc cố định ở phần khắp xương cánh lên phần đầu gà.

Bước 3: Phần chân xếp lại gọn gàng, giữ cho phần đầu luôn hướng về phái trước, dựng thẳng lên cho đẹp mắt.

Vì sao có tục lệ gà trống ngậm hoa hồng đỏ trong mâm cúng đêm giao thừa?-5

Buộc gà cúng kiểu gà quỳ

Cách buộc gà cúng đẹp kiểu gà quỳ giúp dáng gà luộc trông tự nhiên và nhìn rõ được đầy đủ đầu, cánh chân kiểu cánh tiên vàng óng. Gà đặt trên mâm cũng sẽ có phần to hơn, trông bắt mắt hơn.

Vì sao có tục lệ gà trống ngậm hoa hồng đỏ trong mâm cúng đêm giao thừa?-6

Bước 1: Khứa nhẹ khớp rồi bẻ quặp 2 chân gà ra phía sau, dùng dây buộc cố định để tạo dáng đang quỳ tự nhiên.

Bước 2: Cố định thẳng đầu và khép 2 cánh vào sát sườn bên gà là bạn đã hoàn thành xong cách tạo dáng gà quỳ.

Vì sao có tục lệ gà trống ngậm hoa hồng đỏ trong mâm cúng đêm giao thừa?-7

Nami (Tổng hợp)
Theo VietNamnet