Đây là nghi lễ thiêng liêng mừng 70 năm Quốc khánh, nhiệm vụ này do cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo binh Tất Thắng (Binh chủng Pháo binh) đảm nhiệm. Cách đây nhiều ngày những khẩu đại bác đã được tập kết tại Hoàng Thành Thăng Long và các chiến sĩ tiến hành diễn tập suốt những ngày qua.
Nghi thức bắn 21 phát đại bác xuất hiện đã khá lâu ở Việt Nam và trên thế giới. Theo sử sách ghi lại thì hơn 400 năm trước, ở một số quốc gia châu Âu có tập quán bắn đại bác để đón tiếp khách quý. Nhưng lúc đó, nghi thức này chỉ phổ biến trên các chiến hạm. Khi chiến hạm của một nước tiến vào cảng của một nước khác thì các khẩu pháo trên chiến hạm phải bắn hết đạn để tỏ mình đến không có ý thù địch.
Xưa kia các chiến hạm có trọng tải nhẹ, số khẩu pháo lắp trên tàu không thể nhiều hơn 7 khẩu và đều là loại lắp đạn từ đầu nòng. Vì vậy, việc nổ pháo rất tốn sức, chỉ có thể nổ từng khẩu và bắn hết 7 khẩu. Còn trên các pháo đài của bến cảng, chủ nhà bố trí rất nhiều cỗ pháo, họ bắn 3 phát để trả lời và hoan nghênh. Tích của 3 x 7 là 21, đó là nguồn gốc của 21 phát đại bác.
Về sau, tập quán này dần dần biến thành một thông lệ quốc tế. Nó cũng không bị hạn chế trong các trường hợp phải có hải quân tiến nhập cảng của nước khác thì mới dùng. Trong các ngày lễ và các trường hợp đón tiếp khách quý, nghi lễ này cũng được áp dụng.
Ngoài ra, nghi thức bắn 21 phát đại bác còn được giải thích dựa trên con số 7 của Kinh Thánh và một số giai thoại của nhà binh.
Nghi thức bắn 21 phát đại bác xuất hiện đã khá lâu ở Việt Nam và trên thế giới. Theo sử sách ghi lại thì hơn 400 năm trước, ở một số quốc gia châu Âu có tập quán bắn đại bác để đón tiếp khách quý. Nhưng lúc đó, nghi thức này chỉ phổ biến trên các chiến hạm. Khi chiến hạm của một nước tiến vào cảng của một nước khác thì các khẩu pháo trên chiến hạm phải bắn hết đạn để tỏ mình đến không có ý thù địch.
Xưa kia các chiến hạm có trọng tải nhẹ, số khẩu pháo lắp trên tàu không thể nhiều hơn 7 khẩu và đều là loại lắp đạn từ đầu nòng. Vì vậy, việc nổ pháo rất tốn sức, chỉ có thể nổ từng khẩu và bắn hết 7 khẩu. Còn trên các pháo đài của bến cảng, chủ nhà bố trí rất nhiều cỗ pháo, họ bắn 3 phát để trả lời và hoan nghênh. Tích của 3 x 7 là 21, đó là nguồn gốc của 21 phát đại bác.
Về sau, tập quán này dần dần biến thành một thông lệ quốc tế. Nó cũng không bị hạn chế trong các trường hợp phải có hải quân tiến nhập cảng của nước khác thì mới dùng. Trong các ngày lễ và các trường hợp đón tiếp khách quý, nghi lễ này cũng được áp dụng.
Ngoài ra, nghi thức bắn 21 phát đại bác còn được giải thích dựa trên con số 7 của Kinh Thánh và một số giai thoại của nhà binh.
Dưới đây là những hình ảnh chúng tôi ghi lại 21 khẩu đại bác sẽ tiến hành khai hỏa lúc 7 giờ 10 phút sáng ngày 2/9 tới.
.
Từ nhiều ngày nay, 21 khẩu đại bác được đơn vị đảm nhiệm vận chuyển và lắp đặt tại Hoàng Thành Thăng Long.
Đây là loại pháo M2A1 105 mm, hay còn gọi lựu pháo, là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh.
Tên gọi của pháo xuất phát từ cỡ nòng 105 mm, sử dụng đạn cùng cỡ nòng.
Pháo được sớn mới đẹp mắt theo kiểu pháo lễ, trên thân có hình Quốc huy và đánh số thứ tự từ 001 đến 025.
Đạn sử dụng cho pháo phục vụ lễ Quốc khánh là đạn 105 mm do Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) chế tạo.
Trao đổi với báo chí, ông Tô Văn Động - GĐ Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP. Hà Nội cho biết: "Việc bắn 21 phát đại bác là theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Súng được đặt ở khu vực Hoàng thành Thăng Long, còn bắn thế nào, làm sao đảm bảo an toàn, bên quân đội sẽ chịu trách nhiệm. Đại bác sẽ bắn vào lúc chào cờ, hát Quốc ca tại lễ mít tinh kỷ niệm. Đúng 7 giờ 10 phút ngày 2.9 sẽ khai mạc lễ mít tinh".
Theo Trí thức trẻ