Nhiễm Chlamydia cũng là tác nhân gây bệnh STI hàng đầu tại Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Việc điều trị nhiễm khuẩn Chlamydia không quá khó nếu phát hiện sớm, nhưng nếu để muộn có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản như vô sinh do viêm tắc vòi trứng hoặc viêm mãn tính ở cổ tử cung.
Chlamydia – bệnh không chỉ của riêng phụ nữ
Bệnh Chlamydia là một nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, thường gặp nhất ở giới trẻ. Bệnh do Chlamydia gây ra bằng cách thâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục hoặc do thực hiện các thủ thuật y tế không an toàn.
Ở nữ giới thì dấu hiệu của bệnh là ra khí hư âm đạo, tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 1 – 3 tuần. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, các dấu hiệu trên đều không rõ ràng, thậm chí không có bất kỳ dấu hiệu nào. Chỉ đến khi bệnh diễn biến nặng hoặc gặp khó khăn trong thụ thai, chị em phụ nữ mới nghĩ đến việc đi khám phụ khoa và phát hiện ra căn nguyên gây bệnh. Trên thực tế, nhiễm Chlamydia là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tắc vòi trứng hoặc viêm mãn tính ở cổ tử cung.
Ở Nam giới, biến chứng chủ yếu do nhiễm Chlamydia là viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn. Những bệnh này có thể gây vô sinh nếu không được điều trị dứt điểm. Đáng chú ý là các triệu chứng nhiễm Chlamydia ở nam giới thường kín đáo trong khi vi khuẩn vẫn có thể lây nhiễm sang bạn tình. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều phụ nữ bị bệnh tái đi tái lại nhiều lần do lây nhiễm Chlamydia từ chính người đàn ông của mình.
Phát hiện Chlamydia như thế nào?
Theo thống kê, có ít nhất 50% trường hợp nhiễm Chlamydia không có biểu hiện gì đặc biệt vì thế rất dễ bỏ qua. Người nhiễm Chlamydia không có triệu chứng vấn có thể lây lan sang bạn tình. Biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện sớm bệnh Chlamydia là làm các xét nghiệm chẩn đoán. Các xét nghiệm này là một trong những bước nên thực hiện khi đi khám phụ khoa định kỳ.
Khi khám phụ khoa định kỳ, cán bộ y tế sẽ tư vấn riêng tư và hướng dẫn thực hiện một hoặc tất cả các bước: Kiểm tra bộ phận sinh dục; xét nghiệm dịch âm đạo/cổ tử cung và các xét nghiệm bổ trợ khác; trao đổi về các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường sinh dục và các biện pháp điều trị cụ thể cho từng tác nhân gây bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, test chẩn đoán Chlamydia là một xét nghiệm nên được thực hiện trước khi sinh bởi lẽ Chlamydia từ mẹ có thể lây nhiễm sang con, gây ra các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh khi thai nhi di chuyển qua đường sinh dục của người mẹ. Một nghiên cứu của trường Đại học ở Texas Hoa Kỳ đã khẳng định: xét nghiệm mẫu nước tiểu để sàng lọc thai phụ nhiễm Chlamydia cho kết quả chính xác nhất. Thông thường, phụ nữ mang thai có thể kiểm tra Chlamydia khi ở tuần thứ 35 hoặc 37 của thai kỳ.
Việc khám phụ khoa định kỳ không chỉ giúp điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa diễn biến âm thầm như chlamydia, mà còn giúp phát hiện sớm và xử trí hiệu quả các tổn thương tiền ung thư mà nếu để muộn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Chlamydia – bệnh không chỉ của riêng phụ nữ
Bệnh Chlamydia là một nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, thường gặp nhất ở giới trẻ. Bệnh do Chlamydia gây ra bằng cách thâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục hoặc do thực hiện các thủ thuật y tế không an toàn.
Chlamydia có thể gây vô sinh ở nữ giới
Ở nữ giới thì dấu hiệu của bệnh là ra khí hư âm đạo, tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 1 – 3 tuần. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, các dấu hiệu trên đều không rõ ràng, thậm chí không có bất kỳ dấu hiệu nào. Chỉ đến khi bệnh diễn biến nặng hoặc gặp khó khăn trong thụ thai, chị em phụ nữ mới nghĩ đến việc đi khám phụ khoa và phát hiện ra căn nguyên gây bệnh. Trên thực tế, nhiễm Chlamydia là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tắc vòi trứng hoặc viêm mãn tính ở cổ tử cung.
Ở Nam giới, biến chứng chủ yếu do nhiễm Chlamydia là viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn. Những bệnh này có thể gây vô sinh nếu không được điều trị dứt điểm. Đáng chú ý là các triệu chứng nhiễm Chlamydia ở nam giới thường kín đáo trong khi vi khuẩn vẫn có thể lây nhiễm sang bạn tình. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều phụ nữ bị bệnh tái đi tái lại nhiều lần do lây nhiễm Chlamydia từ chính người đàn ông của mình.
Phát hiện Chlamydia như thế nào?
Theo thống kê, có ít nhất 50% trường hợp nhiễm Chlamydia không có biểu hiện gì đặc biệt vì thế rất dễ bỏ qua. Người nhiễm Chlamydia không có triệu chứng vấn có thể lây lan sang bạn tình. Biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện sớm bệnh Chlamydia là làm các xét nghiệm chẩn đoán. Các xét nghiệm này là một trong những bước nên thực hiện khi đi khám phụ khoa định kỳ.
Khi khám phụ khoa định kỳ, cán bộ y tế sẽ tư vấn riêng tư và hướng dẫn thực hiện một hoặc tất cả các bước: Kiểm tra bộ phận sinh dục; xét nghiệm dịch âm đạo/cổ tử cung và các xét nghiệm bổ trợ khác; trao đổi về các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường sinh dục và các biện pháp điều trị cụ thể cho từng tác nhân gây bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, test chẩn đoán Chlamydia là một xét nghiệm nên được thực hiện trước khi sinh bởi lẽ Chlamydia từ mẹ có thể lây nhiễm sang con, gây ra các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh khi thai nhi di chuyển qua đường sinh dục của người mẹ. Một nghiên cứu của trường Đại học ở Texas Hoa Kỳ đã khẳng định: xét nghiệm mẫu nước tiểu để sàng lọc thai phụ nhiễm Chlamydia cho kết quả chính xác nhất. Thông thường, phụ nữ mang thai có thể kiểm tra Chlamydia khi ở tuần thứ 35 hoặc 37 của thai kỳ.
Việc khám phụ khoa định kỳ không chỉ giúp điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa diễn biến âm thầm như chlamydia, mà còn giúp phát hiện sớm và xử trí hiệu quả các tổn thương tiền ung thư mà nếu để muộn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Theo Afamily/ Trí thức trẻ