Ông đánh giá gì về vụ tai nạn lao động (TNLĐ) gây hậu quả nghiêm trọng này?
- Qua trao đổi, nguyên nhân ban đầu được xác định các nạn nhân tử nạn do ngạt khí lò vôi. Mặt khác, việc cấp cứu cho các nạn nhân không đúng cách, mọi người lại không có trang thiết bị cần thiết, tâm lý hoảng loạn khiến hậu quả càng nghiêm trọng.
Theo tôi, việc đốt lò vôi truyền thống này lâu nay ông cha ta vẫn làm. Riêng ở vụ việc tại Thanh Hóa, có việc làm sai quy trình là chưa xếp xong nguyên liệu đã đốt lửa, nên mới phát sinh khí độc khiến cho lao động bị ngạt thở...
Thời gian qua, Cục đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn về ngạt khí lò vôi chưa?
-Trước đó, Cục chúng tôi cũng đã ghi nhận nhiều vụ TNLĐ liên quan tới ngạt khí nói chung. Chúng tôi đã có những hướng dẫn thực hiện an toàn lao động, tuyên truyền, huấn luyện cho doanh nghiệp và người lao động. Riêng với ngạt khí lò vôi ở cơ sở sản xuất tư nhân, nhỏ lẻ tại địa phương thì chúng tôi chưa có ghi nhận. Khoảng 4 năm gần đây, chúng tôi chỉ tiếp nhận thông tin về một vụ tai nạn sập tường lò vôi khiến 3 người tử vong vào cuối năm 2014, tại Hải Phòng.
Vụ tai nạn lần này đặt ra vấn đề phải quản lý ra sao - nhất là về ATLĐ với lò gạch, lò vôi thủ công ở nơi dân cư?
"Vụ TNLĐ ở Thanh Hóa, Cục An toàn lao động đã nắm được thông tin và đã yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa gấp rút phối hợp cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân, thực hiện báo cáo về vụ việc. Dự kiến trong ngày 4.1, sở sẽ có báo cáo gửi Cục". (Ông Nguyễn Anh Thơ)
- Hiện nay, Chính phủ đã có những nghị định cụ thể về việc kiểm soát, cấm sản xuất, đốt gạch tại nơi đông dân cư. Riêng lò vôi thì chưa có văn bản nào hướng dẫn hay cấm sản xuất.
Trước đây, Cục An toàn lao động cũng đã có những chương trình huấn luyện, kiểm soát an toàn lao động cho một bộ phận người dân sử dụng máy móc nông nghiệp, điện sinh hoạt, điện sản xuất.
Đối với sản xuất lò gạch, chương trình huấn luyện cũng có tác động tới một bộ phận các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch. Riêng lò vôi thủ công, tư nhân ở các vùng quê thì chưa có một chương trình huấn luyện nào.
Thời gian tới, Cục có biện pháp nào để có thể kiểm soát và tăng cường công tác an toàn lao động tại các lò nung vôi?
- Sau vụ việc đau lòng ở Thanh Hóa, thời gian tới chúng tôi sẽ có các biện pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện và kiểm soát an toàn lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề ở nông thôn. Lâu nay việc ghi nhận, huấn luyện an toàn lao động cho khu vực này còn ít, chủ yếu mới dừng lại ở việc hỗ trợ người dân, do nguồn lực chưa có.
Trước mắt, trách nhiệm quản lý vẫn thuộc về chính quyền địa phương. Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 cũng có đề cập vấn đề này.
Xin cảm ơn ông!
Ông Lê Thanh Hải - Bí thư Huyện ủy Nông Cống (Thanh Hóa): Thiếu kinh nghiệm trong lao động
Những người gặp nạn không phải tất cả làm trong lò vôi này, mà phần lớn là những người làm xung quanh lò vôi, khi nghe sự việc đã lao vào cứu thì gặp nạn. Phải thừa nhận, do thiếu kinh nghiệm trong lao động sản xuất và kinh nghiệm cứu người bị nạn nên mới dẫn đến nhiều người chết như vậy.
Bà Phạm Phương Thảo – giảng viên Hóa học (Trường ĐH Tài nguyên Môi trường): Nhanh chóng cung cấp nhiều oxy
Qua xác định của cơ quan chức năng, 8 người ở Thanh Hóa tử vong trong lò vôi do ngạt khí CO. Đây là một chất khí không màu, không mùi được sản sinh ra trong sự cháy không hoàn toàn của cácbon và các hợp chất chứa cácbon. Nguy cơ ngộ độc khí CO rất dễ xảy ra trong các trường hợp đốt lò vôi, lò gạch, sử dụng bếp than tổ ong… Trong vụ tai nạn ở Thanh Hóa, có thể do hố lò vôi sâu, lượng oxy vào ít nên khi nung sẽ sản sinh ra nhiều CO, gây ngộ độc.
Trong trường hợp tương tự, trước khi xuống ứng cứu, chúng ta có thể dùng cành cây tươi khua vào miệng hố để kiểm tra lượng CO (lượng CO càng nhiều, cành cây càng héo). Nếu không khí có quá nhiều CO, cách duy nhất và hữu hiệu nhất là cung cấp oxy vào càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Với người nghi bị ngộ độc CO, phải làm cách nào an toàn đưa họ ra nơi nhiều oxy. Nếu thấy nạn nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải thổi ngạt, hô hấp nhân tạo ngay.
- Qua trao đổi, nguyên nhân ban đầu được xác định các nạn nhân tử nạn do ngạt khí lò vôi. Mặt khác, việc cấp cứu cho các nạn nhân không đúng cách, mọi người lại không có trang thiết bị cần thiết, tâm lý hoảng loạn khiến hậu quả càng nghiêm trọng.
Lò nung vôi ở xã Hoàng Giang (Nông Cống, Thanh Hóa) - nơi xảy ra vụ việc đau lòng ngày 1.1.2016. Ảnh: H.Đ
Theo tôi, việc đốt lò vôi truyền thống này lâu nay ông cha ta vẫn làm. Riêng ở vụ việc tại Thanh Hóa, có việc làm sai quy trình là chưa xếp xong nguyên liệu đã đốt lửa, nên mới phát sinh khí độc khiến cho lao động bị ngạt thở...
Thời gian qua, Cục đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn về ngạt khí lò vôi chưa?
-Trước đó, Cục chúng tôi cũng đã ghi nhận nhiều vụ TNLĐ liên quan tới ngạt khí nói chung. Chúng tôi đã có những hướng dẫn thực hiện an toàn lao động, tuyên truyền, huấn luyện cho doanh nghiệp và người lao động. Riêng với ngạt khí lò vôi ở cơ sở sản xuất tư nhân, nhỏ lẻ tại địa phương thì chúng tôi chưa có ghi nhận. Khoảng 4 năm gần đây, chúng tôi chỉ tiếp nhận thông tin về một vụ tai nạn sập tường lò vôi khiến 3 người tử vong vào cuối năm 2014, tại Hải Phòng.
Vụ tai nạn lần này đặt ra vấn đề phải quản lý ra sao - nhất là về ATLĐ với lò gạch, lò vôi thủ công ở nơi dân cư?
"Vụ TNLĐ ở Thanh Hóa, Cục An toàn lao động đã nắm được thông tin và đã yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa gấp rút phối hợp cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân, thực hiện báo cáo về vụ việc. Dự kiến trong ngày 4.1, sở sẽ có báo cáo gửi Cục". (Ông Nguyễn Anh Thơ)
- Hiện nay, Chính phủ đã có những nghị định cụ thể về việc kiểm soát, cấm sản xuất, đốt gạch tại nơi đông dân cư. Riêng lò vôi thì chưa có văn bản nào hướng dẫn hay cấm sản xuất.
Trước đây, Cục An toàn lao động cũng đã có những chương trình huấn luyện, kiểm soát an toàn lao động cho một bộ phận người dân sử dụng máy móc nông nghiệp, điện sinh hoạt, điện sản xuất.
Đối với sản xuất lò gạch, chương trình huấn luyện cũng có tác động tới một bộ phận các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch. Riêng lò vôi thủ công, tư nhân ở các vùng quê thì chưa có một chương trình huấn luyện nào.
Thời gian tới, Cục có biện pháp nào để có thể kiểm soát và tăng cường công tác an toàn lao động tại các lò nung vôi?
- Sau vụ việc đau lòng ở Thanh Hóa, thời gian tới chúng tôi sẽ có các biện pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện và kiểm soát an toàn lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề ở nông thôn. Lâu nay việc ghi nhận, huấn luyện an toàn lao động cho khu vực này còn ít, chủ yếu mới dừng lại ở việc hỗ trợ người dân, do nguồn lực chưa có.
Trước mắt, trách nhiệm quản lý vẫn thuộc về chính quyền địa phương. Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 cũng có đề cập vấn đề này.
Xin cảm ơn ông!
Ông Lê Thanh Hải - Bí thư Huyện ủy Nông Cống (Thanh Hóa): Thiếu kinh nghiệm trong lao động
Những người gặp nạn không phải tất cả làm trong lò vôi này, mà phần lớn là những người làm xung quanh lò vôi, khi nghe sự việc đã lao vào cứu thì gặp nạn. Phải thừa nhận, do thiếu kinh nghiệm trong lao động sản xuất và kinh nghiệm cứu người bị nạn nên mới dẫn đến nhiều người chết như vậy.
Bà Phạm Phương Thảo – giảng viên Hóa học (Trường ĐH Tài nguyên Môi trường): Nhanh chóng cung cấp nhiều oxy
Qua xác định của cơ quan chức năng, 8 người ở Thanh Hóa tử vong trong lò vôi do ngạt khí CO. Đây là một chất khí không màu, không mùi được sản sinh ra trong sự cháy không hoàn toàn của cácbon và các hợp chất chứa cácbon. Nguy cơ ngộ độc khí CO rất dễ xảy ra trong các trường hợp đốt lò vôi, lò gạch, sử dụng bếp than tổ ong… Trong vụ tai nạn ở Thanh Hóa, có thể do hố lò vôi sâu, lượng oxy vào ít nên khi nung sẽ sản sinh ra nhiều CO, gây ngộ độc.
Trong trường hợp tương tự, trước khi xuống ứng cứu, chúng ta có thể dùng cành cây tươi khua vào miệng hố để kiểm tra lượng CO (lượng CO càng nhiều, cành cây càng héo). Nếu không khí có quá nhiều CO, cách duy nhất và hữu hiệu nhất là cung cấp oxy vào càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Với người nghi bị ngộ độc CO, phải làm cách nào an toàn đưa họ ra nơi nhiều oxy. Nếu thấy nạn nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải thổi ngạt, hô hấp nhân tạo ngay.
Theo Dân Việt