Vụ 'chuyến bay giải cứu' và những mức án
Khép lại 10 ngày xét xử, đa số bị cáo thể hiện sự thành khẩn. Đại diện VKS đã ghi nhận và đề nghị lại mức án. Chỉ còn bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên thì vẫn kêu oan.
Tháng 1/2020, dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc và diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, tháng 3/2020, Chính phủ đã tổ chức 1 chuyến bay giải cứu đưa 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) về nước.
Đến tháng 4/2020, Chính phủ tổ chức một số chuyến bay giải cứu chỉ thu phí vé máy bay và cách ly tại cơ sở quân đội (chuyến bay giải cứu).
Tháng 11/2020, do nhu cầu của công dân về nước rất lớn, trong khi việc cách ly và chi phí gặp khó khăn, Chính phủ đã tổ chức thí điểm 10 chuyến bay công dân tự nguyện trả phí toàn bộ (chuyến bay combo) và giao Tổ công tác của 4 Bộ (Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Ngoại giao), sau đó bổ sung Bộ Công an cùng phối hợp tổ chức các chuyến bay.
Sau khi tổ chức các chuyến bay thí điểm thành công, Chính phủ tiếp tục cho phép tổ chức các chuyến bay combo song song với những “chuyến bay giải cứu” đến hết tháng 1/2022.
Chủ trương kịp thời này đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của đồng bào trong và ngoài nước, thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước.
Kết quả, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp đã thực hiện các chuyến bay đưa hơn 200 nghìn người dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.
Điều đáng tiếc là sau đó, cơ quan điều tra đã làm rõ một loạt sai phạm trong việc thực hiện với những cái tên được nhắc đến trong các quyết định khởi tố bị can như: Chử Xuân Dũng (Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Tô Anh Dũng (Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao), Phạm Trung Kiên (Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Quang Linh (Thư ký Phó Thủ tướng), Nguyễn Thị Hương Lan (Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao), Nguyễn Hồng Hà (Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản)…
Theo kết luận điều tra, dù diễn biến của đại dịch rất phức tạp, đòi hỏi việc tổ chức triển khai chủ trương nhân đạo, đúng đắn của Đảng và Nhà nước phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch, trách nhiệm nhưng quá trình thực hiện đã có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền.
Một số cá nhân có thẩm quyền ở các bộ, ngành đã gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp tổ chức chuyến bay, tạo cơ chế xin - cho, buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và nhiều khoản phát sinh khác để chi tiền “bôi trơn”, đưa hối lộ.
Kết luận điều tra chỉ ra rằng, quá trình thực hiện nhiệm vụ đối với việc cấp phép chuyến bay công dân tự trả phí, những cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn trong nước đã tạo thành “nhóm lợi ích”.
Cụ thể, các cá nhân có thẩm quyền đã không minh bạch về quy trình tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp xin cấp phép chuyến bay, buộc họ phải tìm cách tiếp xúc, gặp gỡ và thỏa thuận về chi phí đưa hối lộ cho những cá nhân được giao nhiệm vụ tập hợp đề xuất cấp phép chuyến bay.
Bản kết luận điều tra vụ án đã khiến dư luận ngỡ ngàng khi số tiền đưa và nhận hối lộ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Người bị xác định nhận hối lộ nhiều nhất là ông Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế).
Từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2022, bị cáo Kiên đã nhận hối lộ 253 lần, tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng. Tại tòa, bị cáo Phạm Trung Kiên khai đã dùng tiền nhận hối lộ để mua bất động sản và cho một người chú ở Thái Bình vay.
Sau khi đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội (VKS) đề nghị tuyên án tử hình đối với bị cáo Kiên, luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng, bị cáo vô ý nhận hối lộ, đề nghị xem xét chuyển tội danh.
Đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư, đại diện VKS cho rằng, trong suốt quá trình điều tra vụ án, bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội, gây khó khăn cho quá trình điều tra, giải quyết vụ án.
Bị cáo Kiên cho rằng, số tiền mình nhận của các doanh nghiệp là tiền vay mượn cá nhân. Trong 13 buổi đối chất với 13 doanh nghiệp, bị cáo vẫn khẳng định là tiền vay mượn, nhưng doanh nghiệp trình bày đó là tiền đưa hối lộ…
Khi được nói lời sau cùng, bị cáo Kiên không cầm được nước mắt. “Bản án tử hình do đại diện VKS đề nghị là bản án nghiệt ngã với bị cáo và gia đình. Bị cáo không nghĩ rằng mình lại vi phạm đến mức bị loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội, phải rời bỏ thế giới này khi mới ngoài 40 tuổi…”, bị cáo Phạm Trung Kiên trình bày.
Trong thời gian HĐXX nghị án, ngày 24/7, gia đình bị cáo Kiên nộp thêm 7 tỷ đồng, nâng số tiền bồi thường khắc phục hậu quả cho bị cáo lên 42 tỷ đồng.
Trong vụ án này, bà Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) bị cáo buộc nhận hối lộ 32 lần của 8 cá nhân đại diện doanh nghiệp, tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng.
Giai đoạn điều tra, bà Hương Lan không thừa nhận số tiền nhận hối lộ như cáo trạng. Tuy nhiên, tại tòa bà Hương Lan thừa nhận việc cầm tiền hối lộ từ 8 doanh nghiệp. Việc nhận tiền này là nguyên nhân để các doanh nghiệp lợi dụng tăng giá chuyến bay. Được quyền nói lời sau cùng, bị cáo Hương Lan bày tỏ vô cùng hối hận khi đã không vượt qua được sự cám dỗ.
Trong số các bị cáo đã rơi nước mắt phải kể đến cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng. Được quyền tự bào chữa, ông Dũng trình bày, quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp là xuất phát từ nể nang, vì không phân biệt được ranh giới giữa dân sự và hành vi phạm tội.
Ở cuối phần tự bào chữa, ông Tô Anh Dũng run rẩy rồi bật khóc nói lời xin lỗi, mong HĐXX xem xét thêm cho các bị cáo là cựu cán bộ ngoại giao. “Cho tôi có cơ hội trở về với gia đình trong những năm cuối cuộc đời mình”, cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nghẹn giọng.
Trước khi trở về chỗ, ông Tô Anh Dũng đưa tay lên ngực, hơi cúi đầu nói lời cảm ơn HĐXX.
Trong khi các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, hối hận, xin lỗi và xin được hưởng các tình tiết giảm nhẹ tội, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lại liên tục kêu oan.
Tại tòa, diễn biến lời khai của các bị cáo Hoàng Văn Hưng và Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội) mâu thuẫn với nhau.
Ông Tuấn khẳng định đã đưa cho ông Hưng hơn 2 triệu USD để nhờ chạy án cho “em gái” là bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty Blue Sky). Trong đó, có một lần ông Tuấn nhờ lái xe mang đến cơ quan ông Hưng chiếc cặp số chứa 450 nghìn USD.
Bị cáo Hằng xác nhận toàn bộ lời khai của ông Tuấn là chính xác. Trong khi đó, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng phủ nhận lời khai của ông Tuấn và bà Hằng, cho rằng mình không hề cầm tiền. Theo bị cáo Hưng, lần nhận chiếc vali thì trong đó chỉ có 4 chai rượu vang.
Trong phần đối chất tại phiên tòa, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội có lúc nghẹn giọng, còn Phó Tổng giám đốc Công ty Blue Sky khóc nức nở. Đến lượt cựu điều tra viên bật khóc thì ông Tuấn cho rằng “cần xem xét những giọt nước mắt của Hoàng Văn Hưng”.
Ông Tuấn nói: “Hôm nay tôi thấy anh Hưng khóc. Tôi không hiểu động cơ khóc là gì, nhưng tôi khẳng định không phải do oan mà khóc. Đó là những giọt nước mắt cần xem xét. Dù mình là thằng tù cũng phải có nhân cách, là con người phải có nhân cách”.
Phần tranh luận trở nên “nóng” hơn khi đại diện VKS cho trình chiếu nhiều bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Hưng, trong đó có đoạn clip cựu điều tra viên nhận chiếc vali mà ông Tuấn cho tài xế chuyển đến.
Sau khi trình chiếu đoạn clip, bị cáo Hưng đề nghị đại diện VKS chứng minh trong chiếc vali đó chứa 450 nghìn USD.
Quan điểm đối đáp của đại diện VKS cho rằng, việc khởi tố, điều tra, truy tố đối với bị cáo Hưng được thực hiện hết sức thận trọng, chặt chẽ, đảm bảo khách quan, đúng pháp luật. Bởi vì, việc khởi tố, truy tố ông Hưng còn ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan điều tra nói riêng và cơ quan tiến hành tố tụng nói chung. Việc khởi tố bị cáo Hưng dựa trên sự đánh giá toàn bộ hệ thống chứng cứ.
Chuyện đưa tiền chỉ có hai người biết. Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn khai nhận việc đưa tiền còn bị cáo Hoàng Văn Hưng không thừa nhận nên cơ quan điều tra đã áp dụng nhiều biện pháp để xác định ý thức chủ quan của bị cáo.
Sau khi nghe phần bào chữa của các luật sư, tự bào chữa của các bị cáo, ngày 21/7, đại diện VKS đã đề nghị lại mức án với một số bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu”.
Cụ thể, đại diện VKS đề nghị giảm 1 năm tù so với lần đề nghị đầu tiên (ngày 17/7) cho một số bị cáo thuộc nhóm tội “Nhận hối lộ”.
Các bị cáo đó gồm: Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an), Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản), Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam).
Đại diện VKS cũng đề nghị lại mức án cho các bị cáo khác theo hướng giảm nhẹ hơn so với mức đề nghị trước đó, gồm: Vũ Thùy Dương (Giám đốc Công ty CP Thương mại Lữ Hành Việt), Phạm Bá Sơn (nhân viên Công ty CP Xây dựng Thái Hòa), Tào Đức Hiệp (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Công đoàn Đường sắt), Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty CP Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam), Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội).
Tại tòa, được quyền nói lời sau cùng, các bị cáo đều bày tỏ sự ân hận, đau đớn, xót xa, đều xin HĐXX cho mình và các bị cáo khác được hưởng mức án khoan hồng, để có cơ hội làm lại cuộc đời.
Riêng bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty Blue Sky) còn xin đi tù thay cho cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội. Bà Hằng vừa khóc vừa nói: “Bị cáo muốn xin giảm án cho anh Nguyễn Anh Tuấn vì bị cáo là người đã đưa anh Tuấn vào vòng lao lý. Nếu HĐXX không xem xét được mức án giảm cho anh Tuấn, bị cáo xin những ngày tháng anh Tuấn bị giam thì cộng vào bản án của bị cáo, để anh Tuấn được trở về chăm sóc mẹ già”.
Trong khi đó, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng vẫn khẳng định mình bị oan, sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng để tìm lại sự trong sạch của bản thân.
Chiều ngày 28/7, TAND TP Hà Nội tuyên phạt các bị cáo như sau:
Nhóm bị cáo phạm tội “Nhận hối lộ":
Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao): 16 năm tù
Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao): Chung thân
Đỗ Hoàng Tùng (cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao): 12 năm tù
Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng): 7 năm tù
Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội): 3 năm tù
Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam): 6 năm tù
Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an): 7 năm tù
Nguyễn Thanh Hải (cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ): 6 năm tù
Lê Tuấn Anh (cựu Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự): 42 tháng tù
Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế): Chung thân
Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an): Chung thân
Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an): 9 năm tù
Nguyễn Tiến Thân (cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ): 5 năm tù
Nguyễn Mai Anh (cựu Chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ): 6 năm tù
Nguyễn Hồng Hà (cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản): 4 năm tù
Vũ Hồng Quang (cựu Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải): 4 năm tù
Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản): 30 tháng tù
Ngô Quang Tuấn (cựu chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông vận tải): 4 năm tù
Vũ Ngọc Minh (cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola): 30 tháng tù
Lưu Tuấn Dũng (cựu Phó Trưởng phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao): 18 tháng tù
Lý Tiến Hùng (cựu Chuyên viên Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo): 30 tháng tù
Về hình phạt bổ sung, phạt tiền mỗi bị cáo 100 triệu đồng.
* Tịch thu, sung công 30 tỷ đồng của bị cáo Phạm Trung Kiên.
Nhóm bị cáo phạm tội “Đưa hối lộ":
Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky): 11 năm tù
Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky): 10 năm tù
Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Dịch vụ Hàng không An Bình): 7 năm tù
Nguyễn Tiến Mạnh (Phó Giám đốc Công ty CP Thương mại Du lịch Lữ Hành Việt): 7 năm tù
Vũ Thùy Dương (Giám đốc Công ty CP Thương mại Lữ Hành Việt): 3 năm tù treo
Hoàng Anh Kiếm (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội): 6 năm tù
Nguyễn Thị Tường Vy (Giám đốc Công ty TNHH một thành viên ATA Việt Nam): 4 năm tù
Võ Thị Hồng (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hàng không Minh Ngọc): 4 năm tù
Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ ăn uống Nhật Minh): 3 năm tù
Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty MasterLife): 3 năm tù
Lê Thị Ngọc Anh (cựu cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng): 3 năm tù
Nguyễn Thị Hiền (ở quận Long Biên, Hà Nội): 30 tháng tù
Đào Minh Dương (Giám đốc Công ty cổ phần Vijasun): 3 năm tù treo
Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH G19 Việt Nam): 30 tháng tù
Phan Thị Mai (Giám đốc Công ty CP Quốc tế Sao Hà Nội): 30 tháng tù treo
Vũ Minh Thắng (Giám đốc Công ty Đầu tư và Thương mại Thuận An): 30 tháng tù treo
Nguyễn Thế Dũng (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Thương Mại Sang Trọng): 24 tháng tù treo
Trần Hồng Hà (Giám đốc Công ty TNHH Cung ứng Nguồn nhân lực và Thương mại Quốc tế Sao Việt): 24 tháng tù treo
Phạm Bích Hằng (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội): 20 tháng tù
Trần Tiến (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Phi Trường): 18 tháng tù treo
Phạm Bá Sơn (nhân viên Công ty CP Xây dựng Thái Hòa): 18 tháng tù treo
Tào Đức Hiệp (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Công đoàn Đường sắt): 18 tháng tù treo
Đào Thị Chung Thúy (ở quận Hà Đông, Hà Nội): 15 tháng tù treo
Về hình phạt bổ sung, phạt tiền mỗi bị cáo 50 triệu đồng; 3 bị cáo được miễn hình phạt bổ sung.
Nhóm bị cáo phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”:
Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia): 4 năm tù
Nguyễn Lê Ngọc Anh (cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia): 30 tháng tù
Nguyễn Hoàng Linh (cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia): 30 tháng tù
Đặng Minh Phương (cựu kế toán Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia): 18 tháng
Về hình phạt bổ sung, phạt tiền mỗi bị cáo 50 triệu đồng.
Nhóm bị cáo phạm tội “Môi giới hối lộ”:
Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội): 5 năm tù
Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty CP Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam): 3 năm tù
Bùi Huy Hoàng (cựu chuyên viên Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế): 30 tháng tù
Phạm Thị Kim Ngân (cựu cán bộ Phòng Trị sự Tạp chí Thanh tra Chính phủ): 15 tháng tù
Về hình phạt bổ sung, phạt tiền mỗi bị cáo 50 triệu đồng. Bị cáo Phạm Thị Kim Ngân và Trần Quốc Tuấn được miễn hình phạt bổ sung.
Nhóm bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản":
Hoàng Văn Hưng (cựu điều tra viên): Chung thân
Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thái Hòa): 16 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 2 năm tù về tội Đưa hối lộ
Theo Vietnamnet
-
1 giờ trướcCông an tỉnh Thanh Hóa vừa phát đi cảnh báo về việc một số đối tượng giả danh CSGT gọi điện cho người vi phạm giao thông để thực hiện hành vi lừa đảo
-
2 giờ trướcPhát hiện nạn nhân gục trên vỉa hè trước tiệm thuốc tây ở TPHCM, nhiều người dân hốt hoảng gọi báo công an.
-
2 giờ trướcChạy vào trạm BOT Ninh Xuân trên quốc lộ 26 qua tỉnh Khánh Hòa, xe tải tông vào ô tô phía trước rồi lao vào trạm thu phí, khiến 2 người bị thương.
-
5 giờ trướcQuyết định nhận nuôi 22 trẻ mầm non, học sinh từ 3 đến 17 tuổi sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng ở Làng Nủ, thầy Nguyễn Xuân Khang cho biết: “Kể cả khi “ông nội” phải đi xa, các con vẫn được ấm no và học hành tử tế”.
-
8 giờ trướcNhân chứng cho biết, có 6 ô tô đâm dồn toa với nhau trên đoạn đường dẫn xuống cầu Thăng Long (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), trong đó 4 người trên ô tô con thoát nạn.
-
9 giờ trướcCha và dì ghẻ thường bạo hành, đánh đập bé trai 6 tuổi khi dạy cháu học. Thậm chí, “dì ghẻ” còn đổ nước sôi lên 2 chân của cháu bé này.
-
13 giờ trướcSau nhiều ngày mất liên lạc với hai cháu bé, gia đinh chị Nhung đã trình báo công an địa phương hỗ trợ tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì.
-
14 giờ trướcDự báo thời tiết 5/10/2024, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa duy trì hình thái ngày nắng, đêm lạnh. Khu vực từ Đà Nẵng - Bình Thuận vào Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa giông, cục bộ có nơi mưa to.
-
22 giờ trướcChiếc xe sang Lexus LX570 di chuyển trên đường một chiều ô tô nhưng lấn hết sang làn xe máy của chiều ngược lại khiến nhiều người bất bình, trong đó có nữ xe ôm công nghệ.
-
22 giờ trướcĐiều khiển ô tô đi vào đường cấm bị CSGT ra hiệu dừng xe để xử lý, tài xế ô tô công nghệ đã bỏ chạy khiến CSGT lái mô tô đặc chủng truy đuổi nhiều km trên đường phố ở TPHCM.
-
23 giờ trướcTự bào chữa, bà Trương Mỹ Lan khẳng định vẫn đứng ra chịu trách nhiệm khắc phục cho các trái chủ. “Đừng lo tôi trở mặt, tôi hứa là sẽ làm, tôi vẫn khắc phục thiệt hại cho các trái chủ”, bị cáo này nói.
-
1 ngày trướcBà L.T.H (ngụ TP Cần Thơ) khẳng định không có chuyện bà cưới cô gái ở Tiền Giang cho con trai rồi đem bán sang Campuchia hoặc Hàn Quốc như thông tin đồn thổi trên mạng xã hội.
-
1 ngày trướcCô ruột quê Cần Thơ đã thừa nhận trong lúc nóng giận đã ra tay xởn tóc 2 cháu gái của mình ngụ tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
-
1 ngày trướcTheo một lãnh đạo thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), trụ trì chùa Phật Quang đang khiếu nại quyết định cưỡng chế một số hạng mục của chùa lấn chiếm đất rừng.
-
1 ngày trướcNgười cha thừa nhận quá trình nuôi dưỡng đã bạo hành con trai 6 tuổi. Khi vụ việc bị phát giác, người đàn ông này cùng nhân tình bỏ trốn, nhưng vừa bị công an bắt giữ.
-
1 ngày trước"Các con học thay con của chú" - lời nhắn nhủ của anh Hoàng Văn Thới với học sinh khiến nhiều giáo viên nghẹn ngào vì thương hoàn cảnh người cha mất 3 con nhỏ.
-
1 ngày trướcBộ GD-ĐT lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
-
1 ngày trướcCông an thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.V.L.-người đã xông vào lớp đánh học sinh lớp 8, trường THCS Nguyễn Du.
-
1 ngày trướcBị truy tố và xét xử tội “Rửa tiền” theo khoản 3 Điều 324 Bộ luật Hình sự 2017, với khung hình phạt từ 10-15 năm tù, tuy nhiên Viện Kiểm sát chỉ đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Chu Lập Cơ từ 24-30 tháng tù. Đây là mức đề nghị phạt tù thấp nhất trong 34 bị cáo của vụ án giai đoạn 2.
-
1 ngày trướcBà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị khởi tố trong vụ án mới và Bộ Công an tiếp tục truy nã đối với Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
3 giờ trước
-
3 giờ trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
11 ngày trước
-
11 ngày trước
-
11 ngày trước
-
11 ngày trước
-
11 ngày trước