Báo cáo của ATSB về mảnh vỡ được tìm thấy vào tháng 12 năm ngoái cho biết: “Mảnh đầu tiên là một phần thuộc cánh máy bay gần như chắc chắc là của chiếc Boeing có mã số đăng ký 9M-MRO. Mảnh thứ 2, được phát hiện cách mảnh đầu tiên khoảng 220 km vào ngày 27-2, là một phần cánh đuôi ngang của máy bay cũng gần như chắc chắn là của MH370”.

Mã số 676EB trên mảnh vỡ thứ 1. Ảnh: ATSB
Mã số 676EB trên mảnh vỡ thứ 1. Ảnh: ATSB

Mảnh vỡ đầu tiên thuộc cánh máy bay được Liam Lotter, thiếu niên Nam Phi, tìm thấy khi đang đi nghỉ cùng gia đình ở Mozambique vào cuối tháng 12 năm ngoái trong khi mảnh thứ 2 được một blogger người Mỹ phát hiện vào tháng 2.

Chữ “NO STEP” trên mảnh thứ 2. Ảnh: ATSB
Chữ “NO STEP” trên mảnh thứ 2. Ảnh: ATSB

Theo báo cáo mã số 676EB và chữ “NO STEP” trên 2 mảnh vỡ là bằng chứng chắc chắn chúng thuộc chiếc MH370. Báo cáo cho biết mảnh đầu tiên được sơn lại trùng khớp với hồ sơ bảo dưỡng của hãng Malaysia Airlines trong khi chữ “NO STEP” được in bằng khuôn thủng trên mảnh còn lại. Cũng theo báo cáo, mảnh vỡ thứ 2 chủ yếu được xác định dựa trên vật liệu, cấu trúc và chữ “NO STEP”. Hai mảnh vỡ này sẽ được gửi trở lại Malaysia trong tuần này.

Liam Lotter tìm thấy mảnh vỡ máy bay. Ảnh: ATSB
Liam Lotter tìm thấy mảnh vỡ máy bay. Ảnh: ATSB

Một phát ngôn viên của ASTB cho hay 2 mảnh vỡ khác bao gồm một mảnh có thể từ cabin máy bay được tìm thấy trên đảo Rodrigues và mảnh thứ 2 được cho là thuộc một phần động cơ có in logo Rolls Royce ở Nam Phi đã được đưa đến Canberra - Úc hôm 13-4 để kiểm tra xem liệu chúng có thuộc chiếc máy bay MH370 hay không.

Mảnh vỡ có in logo Rolls Royce. Ảnh: ATSB
Mảnh vỡ có in logo Rolls Royce. Ảnh: ATSB

Chiếc máy bay xấu số MH370 chở 239 hành khách và phi hành đoàn đã mất tích vào ngày 8-3 năm 2014 khi đang bay từ Kuala Lumpur - Malaysia đến Bắc Kinh - Trung Quốc.

Theo Người lao động