>>>Tâm sự đau đớn của người mẹ trong vụ bảo vệ chặn xe cứu thương
>>> Vụ bảo vệ cản xe cấp cứu: Giám đốc BV Nhi lên tiếng
>>> Vụ bảo vệ cản xe chở bệnh nhi hấp hối: Xuất hiện clip mới
>>>Gặp tài xế xe cứu thương bị bảo vệ bệnh viện chặn xe

Giám đốc Bệnh viện Nhi đã chính thức lên tiếng xin lỗi toàn thể người dân đồng thời ra “tối hậu thư” đối với công ty Bảo vệ AZ, đơn vị hợp đồng với bệnh viện và quản lý trực tiếp ekip bảo vệ liên quan đến vụ việc sau khi xuất hiện thêm nhiều clip với những “tình tiết bất lợi” cho phía bệnh viện.

Trước đó, ngày 2/7 clip tranh cãi giữa bảo vệ với tài xế và người nhà bệnh nhân tại viện Nhi được đăng tải cũng như sự vào cuộc của các cơ quan thông tấn báo chí, đại diện lãnh đạo bệnh viện Nhi TƯ là bà Lê Minh Hương, P. Giám đốc Bệnh viện và ông Trần Minh Điển, P. Giám đốc bệnh viện đã có những phát ngôn liên quan đến vụ việc: cả hai vị đều khẳng định không có sự cản trở tài xế lái xe vận chuyển bệnh nhân từ phía bảo vệ; và tại thời điểm tranh cãi xảy ra thì không có bệnh nhân ở trong xe cũng như tài xế không chịu hợp tác với bảo vệ mà chỉ thừa nhận giao tiếp giữa bảo vệ với tài xế là chưa đúng mực….

Mẹ bệnh nhi D. khóc lóc khi bảo vệ không cho xe cấp cứu ra khỏi viện

Chỉ cho đến khi liên tục có các clip tại hiện trường được những người chứng kiến quay lại và đăng tải thì người đứng đầu bệnh viện mới chính thức lên tiếng xin lỗi đến người dân cũng như có những động thái tích cực đối với gia đình bệnh nhân, đồng thời kiên quyết đối với đơn vị bảo vệ đã ký hợp đồng với bệnh viện.

Tuy nhiên, vụ việc đã dấy lên một hồi chuông cảnh báo về thực trạng bất cập đang diễn ra tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, từ việc thái độ đối với mọi người của đội ngũ bảo vệ lẫn tình trạng “cò xe, cò bệnh viện”. Hơn nữa, đây cũng là lời cảnh tỉnh cho ngành y cần thực hiện nghiêm túc công tác “phòng hơn chữa”, là phương châm của ngành trong bất kỳ tình huống nào chứ đừng để đến lúc chuyện đã rồi mới có những hành động muộn màng…

Trong câu chuyện này, chưa bàn luận lời xin lỗi đó như thế nào? Sớm hay muộn ra sao? Nhưng nó có thể được coi là một động thái tích cực của giám đốc bệnh viện trong việc khẳng định trách nhiệm cũng như cam kết kiên quyết chống lại những bất cập đang tồn tại nơi ông đang là người lãnh đạo tối cao. Sự cố hy hữu lần này lại lần nữa phản ánh một thực tế buồn về thái độ hành vi của nhân viên ngành y hiện nay, dù là nhân viên của một đơn vị được thuê đi chăng nữa. Đây cũng là một bài học "đắt giá" về "trách nhiệm nghề nghiệp" cho những lương y, những người mang trọng trách cao cả - cứu người.



Gần đây, nhân viên bệnh viện Bạch Mai liên tục bị tố nấu cháo điện thoại và xem phim
trong giờ làm việc


Tháng 3 vừa qua, vụ việc nữ sinh Lê Thị Hà Vi ở Đắk Lắk đã phải cắt bỏ một bên
chân do sự tắc trách của bác sĩ đã khiến dư luận bàng hoàng. Không chỉ xót xa thương
cô gái trẻ chỉ vì sự sai sót của bác sĩ mà phải bỏ đi một chân, nhiều người còn cảm
thấy hoang mang và lo lắng mỗi khi đi viện khám chữa bệnh.

Vào tháng 4, vụ việc bé sinh non suýt bị chôn sống ở Thanh Hóa do
bác sĩ chẩn đoán nhầm gây rúng động dư luận.


Một giây chậm trễ hay một chẩn đoán sai có thể cướp đi một mạng người. Một lời xin lỗi hẳn sẽ không thể bù đắp được sự mất mát, nguôi ngoai cho gia đình nạn nhân, nhưng đó là một cách để thể hiện sự thiện chí, nhìn nhận những sai sót và đồng cảm với mất mát ấy. Tuy nhiên, lời xin lỗi chỉ được "chấp nhận" là khi lời hứa và những hành động tích cực đi sau nó được thực hiện một cách nghiêm túc!

Hy vọng sau vụ việc lần này cùng với những phản ánh gần đây của báo chí về tình trạng thờ ơ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ nhân viên ngành y, các bệnh viện và đặc biệt là Bộ Y tế cần có cơ chế giám sát sát sao, những hành động kiên quyết…. để xây dựng một môi trường bệnh viện thân thiện, chuyên nghiệp, là địa chỉ tin cậy cho người dân yên tâm gửi gắm niềm tin về sức khỏe, tính mạng của bản thân và gia đình. Đặc biệt đó còn là lời khẳng định, tôn vinh những chiếc áo Blouse trắng đang ngày đêm cần mẫn, miệt mài, trách nhiệm với tính mạng con người.


ĐH
Theo Vietnamnet