Năm 1994, bộ phim hoạt hình kinh điển The Lion King (Vua sư tử) ra rạp đã tạo nên cơn địa chấn. Phim thu về gần 1 tỷ USD doanh thu dù chi phí sản xuất chỉ có 45 triệu USD vào thời điểm đó. Tác phẩm sau đó thắng 2/4 đề cử Oscar 1995.
Năm 2019, Disney làm lại The Lion King theo phong cách nhạc kịch với chi phí lên tới 250 triệu USD và thu về 1,65 tỷ USD trên toàn cầu. The Lion King trở thành một trong những thương hiệu hốt bạc và được nhận diện mạnh mẽ nhất của Disney, đến mức hãng này quyết định làm phần tiền truyện kể về Mufasa - cha của Simba.
Cảnh trong phim "Mufasa: Vua sư tử". Ảnh: Disney
Barry Jenkins - đạo diễn từng đoạt giải Oscar với Moonlight (2016) được nhắm tới vai trò lèo lái dự án Mufasa này. Nhưng trong một chia sẻ gần đây, Jenkins thẳng thắn thừa nhận chưa từng nghĩ sẽ đạo diễn phần tiền truyện của The Lion King.
Mufasa: Lion King (Mufasa: Vua sư tử) kể về câu chuyện cuộc đời của Mufasa - Vua sư tử đời đầu, người cha vĩ đại của Simba và hành trình trở thành người trị vì Pride Land (Xứ Vua).
"Mufasa: Vua sư tử" ra rạp toàn cầu từ 20/12, chậm hơn Việt Nam 2 ngày. Ảnh: Disney
Phần kỹ xảo phim vô cùng hoành tráng, thể hiện được thiên nhiên hùng vĩ của vùng đất từ những thảo nguyên bát ngát, núi non khổng lồ hay những con sông rộng lớn. Trên hết, Mufasa: The Lion King còn là câu chuyện về tình bạn và sự thù hận khi Taka và Mufasa vốn là những anh em cùng vào sinh ra tử để rồi đối đấu nhau và dẫn đến cái kết đau lòng mà chúng ta đã biết trong The Lion King.
So với phần phim năm 2019, Mufasa: The Lion King có phần đồ họa xịn sò và chân thật hơn. Cảnh vật vùng đất Pridelands nhìn rất hùng vĩ, ngoạn mục cùng rất nhiều hình ảnh sắc nét về động vật hoang dã sinh sống tại nơi đây. Đạo diễn Barry Jenkins vẫn giữ phong cách hình ảnh thực tế giống với phần phim của Jon Fareauv. Chúng giúp khán giả dễ dàng cuốn vào thế giới động vật hấp dẫn và tin tưởng vào cốt truyện hơn.
Theo Vietnamnet