Gia đình chồng tôi chỉ có 2 người con, một trai, một gái. Vợ chồng tôi hiện đang sống ở Hà Nội còn bố mẹ và vợ chồng cô em chồng sống ở quê nhà – một thành phố nhỏ.
Những bức xúc của tôi không đến từ chồng hay bố mẹ chồng, mặc dù không phải lúc nào các mối quan hệ này cũng cơm lành, canh ngọt. Mọi chuyện lại xảy đến từ cô em chồng. Cô ấy vốn rất khéo ăn khéo nói nên khi tiếp xúc bên ngoài, ai cũng khen cô ấy. Tuy nhiên, điều khiến tôi bực mình nhất là thói hay “xin xỏ” của cô ấy.
Điều kiện kinh tế của vợ chồng cô ấy cũng không tệ. Theo lời mẹ chồng tôi có lần buột miệng nói với tôi thì nếu không có việc phát sinh, mỗi tháng nhà cô ấy cũng tiết kiệm được 1 chỉ vàng. Thế nhưng trước mặt mọi người cô ấy rất hay kêu kinh tế khó khăn, kể lể phải vay chỗ nọ, chỗ kia. Mỗi lần con ốm đau, cô ấy lại nước mắt ngắn nước mắt dài gọi điện cho chồng tôi kể không có tiền cho con đi khám. Thực tế, mỗi lần cháu ốm phải vào viện, vợ chồng tôi đều gửi tiền cho cháu.
Dù vậy, tôi biết sau lưng tôi, chồng tôi vẫn gửi thêm tiền riêng cho cô ấy. Bởi đã vài lần tôi đọc được tin nhắn chuyển tiền của chồng tôi cho em gái. Tôi cũng chưa bao giờ nói gì anh về chuyện đó mà coi như không biết gì, chỉ nhắc khéo chồng: “Nếu cô T có khó khăn gì mà vợ chồng mình có thể giúp thì em luôn sẵn lòng, chứ em cũng không phải như nhiều người khác để anh em anh phải giấu diếm. Là anh em thì việc giúp đỡ nhau lúc khó khăn là chuyện thường”.
Nhưng có những chuyện khác khiến tôi ngày càng có ác cảm với cô ấy. Khi vợ chồng tôi mua vé mời ông bà vào Nam thăm họ hàng. Lúc đầu rủ thì cô ấy không đi, sau biết vợ chồng tôi mua vé cho ông bà thì lại gọi điện cho tôi bảo: Bác cho mẹ con cháu xin cặp vé đi chơi. Trong khi đó, cô ấy đang làm việc tại một đại lý vé máy bay.
Vợ chồng tôi đi chơi đâu cũng mua quà về gửi biếu bố mẹ, họ hàng ở quê nhưng đã vài lần tôi thấy cô đăng bán trên facebook những sản phẩm y hệt như quà chúng tôi gửi về. Những lúc như thế không lẽ tôi lại gọi điện cho mẹ chồng hỏi quà con gửi biếu họ hàng mẹ đã chia chưa?
Tôi thường đăng ảnh con lên facebook. Mỗi lần thấy cháu có quần áo mới là cô ấy lại like và kèm theo câu nhắn nhủ: để dành cho em Bi (là con cô ấy, kém con tôi 1 tuổi).
Cô ấy là con út, vốn được bố mẹ và anh trai chiều từ bé. Hơn nữa, cô ấy lại rất hợp bố mẹ chồng tôi, có nói sao các cụ cũng ừ cho qua. Vì vậy, nhiều lúc bực mà tôi không biết nói sao. Có nói gì thì chồng hay bố mẹ chồng tôi chắc chắn sẽ xuê xoa cho qua. Không phải vì tôi không muốn giúp đỡ cô ấy. Kinh tế gia đình cô ấy không khó khăn đến mức như cô ấy nói nhưng vẫn luôn thực hành chính sách tăng xin, giảm mua. Trong khi đó, thu nhập của vợ chồng tôi không thấp nhưng để tiết kiệm được đều đặn mỗi tháng vài ba triệu như nhà cô ấy cũng đâu dễ dàng gì.
Giờ tôi nên cư xử như thế nào để cô ấy bớt thói xin xỏ mà lại không sứt mẻ tình cảm trong gia đình, mong mọi người tư vấn giúp tôi!
Những bức xúc của tôi không đến từ chồng hay bố mẹ chồng, mặc dù không phải lúc nào các mối quan hệ này cũng cơm lành, canh ngọt. Mọi chuyện lại xảy đến từ cô em chồng. Cô ấy vốn rất khéo ăn khéo nói nên khi tiếp xúc bên ngoài, ai cũng khen cô ấy. Tuy nhiên, điều khiến tôi bực mình nhất là thói hay “xin xỏ” của cô ấy.
Ảnh minh họa
Điều kiện kinh tế của vợ chồng cô ấy cũng không tệ. Theo lời mẹ chồng tôi có lần buột miệng nói với tôi thì nếu không có việc phát sinh, mỗi tháng nhà cô ấy cũng tiết kiệm được 1 chỉ vàng. Thế nhưng trước mặt mọi người cô ấy rất hay kêu kinh tế khó khăn, kể lể phải vay chỗ nọ, chỗ kia. Mỗi lần con ốm đau, cô ấy lại nước mắt ngắn nước mắt dài gọi điện cho chồng tôi kể không có tiền cho con đi khám. Thực tế, mỗi lần cháu ốm phải vào viện, vợ chồng tôi đều gửi tiền cho cháu.
Dù vậy, tôi biết sau lưng tôi, chồng tôi vẫn gửi thêm tiền riêng cho cô ấy. Bởi đã vài lần tôi đọc được tin nhắn chuyển tiền của chồng tôi cho em gái. Tôi cũng chưa bao giờ nói gì anh về chuyện đó mà coi như không biết gì, chỉ nhắc khéo chồng: “Nếu cô T có khó khăn gì mà vợ chồng mình có thể giúp thì em luôn sẵn lòng, chứ em cũng không phải như nhiều người khác để anh em anh phải giấu diếm. Là anh em thì việc giúp đỡ nhau lúc khó khăn là chuyện thường”.
Nhưng có những chuyện khác khiến tôi ngày càng có ác cảm với cô ấy. Khi vợ chồng tôi mua vé mời ông bà vào Nam thăm họ hàng. Lúc đầu rủ thì cô ấy không đi, sau biết vợ chồng tôi mua vé cho ông bà thì lại gọi điện cho tôi bảo: Bác cho mẹ con cháu xin cặp vé đi chơi. Trong khi đó, cô ấy đang làm việc tại một đại lý vé máy bay.
Vợ chồng tôi đi chơi đâu cũng mua quà về gửi biếu bố mẹ, họ hàng ở quê nhưng đã vài lần tôi thấy cô đăng bán trên facebook những sản phẩm y hệt như quà chúng tôi gửi về. Những lúc như thế không lẽ tôi lại gọi điện cho mẹ chồng hỏi quà con gửi biếu họ hàng mẹ đã chia chưa?
Tôi thường đăng ảnh con lên facebook. Mỗi lần thấy cháu có quần áo mới là cô ấy lại like và kèm theo câu nhắn nhủ: để dành cho em Bi (là con cô ấy, kém con tôi 1 tuổi).
Cô ấy là con út, vốn được bố mẹ và anh trai chiều từ bé. Hơn nữa, cô ấy lại rất hợp bố mẹ chồng tôi, có nói sao các cụ cũng ừ cho qua. Vì vậy, nhiều lúc bực mà tôi không biết nói sao. Có nói gì thì chồng hay bố mẹ chồng tôi chắc chắn sẽ xuê xoa cho qua. Không phải vì tôi không muốn giúp đỡ cô ấy. Kinh tế gia đình cô ấy không khó khăn đến mức như cô ấy nói nhưng vẫn luôn thực hành chính sách tăng xin, giảm mua. Trong khi đó, thu nhập của vợ chồng tôi không thấp nhưng để tiết kiệm được đều đặn mỗi tháng vài ba triệu như nhà cô ấy cũng đâu dễ dàng gì.
Giờ tôi nên cư xử như thế nào để cô ấy bớt thói xin xỏ mà lại không sứt mẻ tình cảm trong gia đình, mong mọi người tư vấn giúp tôi!
Theo Vietnamnet