3 cách nói 'không' khéo léo giúp bạn giữ thể diện, muốn trách cũng khó

Sự cả nể, ôm đồm chỉ làm cho mọi việc thêm rối ren, không giải quyết được vấn đề của người khác mà còn trở thành gánh nặng cho chính bạn.

Quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh là một đức tính tốt đẹp. Tuy vậy, trong nhiều tình huống, việc giúp đỡ người khác có thể đẩy bạn vào thế khó, mang đến sự căng thẳng và mệt mỏi. Thế nhưng nếu như bạn từ chối, trong lòng bạn lại tràn ngập cảm giác tội lỗi, bên cạnh đó bạn cũng sợ mọi người đánh giá là ích kỷ, lạnh lùng.

Phải làm sao khi bạn muốn nói "không" một cách tử tế? Từ chối thế nào để đối phương không bị tổn thương? Đó thật sự là một kỹ năng giao tiếp cần thiết mà bất cứ ai cũng nên học hỏi.

3 cách nói không khéo léo giúp bạn giữ thể diện, muốn trách cũng khó-1

Trong cuộc sống, chắc hẳn sẽ có rất nhiều lần bạn rơi vào tình huống mà người thân, bạn bè, đồng nghiệp đến nhờ cậy.

Nếu như việc đó nằm trong khả năng, tất nhiên bạn hãy cố gắng giúp đỡ một cách nhiệt tình. Nhưng khi lời đề nghị của họ vượt quá tầm giải quyết của bạn, khiến bạn gặp khó khăn thì tốt nhất bạn nên cho họ một lời từ chối dứt khoát.

Hãy nhớ rằng sự cả nể, ôm đồm nhiều lúc chỉ làm cho mọi việc càng rối ren, không giải quyết được vấn đề của người khác mà còn trở thành gánh nặng cho chính bản thân bạn.

1. Nêu rõ lý do khi từ chối và đưa ra hướng giải quyết khác

Muốn từ chối một lời đề nghị nào đó, ít nhất bạn nên cho đối phương một lý do rõ ràng và cụ thể nhất có thể. Bạn chỉ cần nói ngắn gọn, tập trung vào trọng điểm chứ không cần kể lể lôi thôi dài dòng, đồng thời có thái độ và lời nói dứt khoát.

Ví dụ: Tôi không thể giúp bạn được vì đang phải làm một kế hoạch gấp cho công ty; Tôi đang bị quá tải công việc rồi; Dạo này tôi cũng kẹt tiền lắm...

3 cách nói không khéo léo giúp bạn giữ thể diện, muốn trách cũng khó-2

Kèm theo lời khước từ, bạn có thể đưa ra cho họ một phương án giải quyết khác hoặc một người nào đó mà bạn nghĩ sẽ thật sự giúp ích được cho họ.

Chẳng hạn, bạn không thể tới buổi hẹn với một người bạn cũ nhưng có thể dời cuộc hẹn vào một ngày cụ thể sau đó. Hoặc một người hỏi vay tiền, thay vì nói không, bạn hãy gợi ý cho họ: "Tháng này tôi không có dư dả lắm, bạn hỏi A thử xem!".

2. Cảm ơn và thể hiện sự đồng cảm

Có nhiều khi người khác tìm đến bạn không hẳn là họ thật sự muốn bạn giúp đỡ mà chỉ mong có người đồng cảm, chia sẻ.

Suy cho cùng, vấn đề của ai thì chỉ có bản thân họ mới có thể giải quyết tốt nhất. Cái mà họ cần trong lúc khó khăn chính là một sự hỗ trợ chân thành về mặt tinh thần để có thể vững tin đối mặt với vấn đề.

Trong những trường hợp nằm ngoài phạm vi bạn có thể giúp đỡ, điều bạn nên làm là cho đối phương thấy được sự thông cảm và thấu hiểu từ bạn bằng những lời động viên, an ủi. Bằng cách này, bạn sẽ giúp cho họ có giảm bớt được sự căng thẳng và lúc này lời từ chối của bạn cũng sẽ dễ chấp nhận hơn.

Bên cạnh đó, nói lời cám ơn và biến tình huống trở nên nhẹ nhàng cũng là cách giúp cho bạn từ chối khéo léo lại không khiến người khác bị tổn thương.

Chẳng hạn như: "Cám ơn vì bạn đã nhớ đến tớ, nhưng hôm ấy tớ bận mất rồi!", "Rất vui vì bạn đã nghĩ đến tôi, nhưng việc này tôi không giúp được. Hay bạn thử hỏi A xem, có lẽ cô ấy sẽ có cách!".

3. Cứng rắn và dứt khoát

Trong nhiều tình huống, một người khi gặp khó khăn sẽ dùng mọi cách để van nài bạn giúp đỡ. Họ có thể bám theo bạn ngày đêm, nhắn tin năn nỉ ngập inbox cho đến khi bạn đồng ý mới thôi.

3 cách nói không khéo léo giúp bạn giữ thể diện, muốn trách cũng khó-3

Thà mất lòng trước, được lòng sau. Nếu như bạn không thể giúp, không muốn giúp hoặc vì lý do nào đó phải từ chối họ, bạn cần thể hiện sự dứt khoát, cứng rắn trong câu trả lời của mình.

Dù là thế nào, bạn nên cho đối phương câu trả lời sớm nhất chứ đừng ỡm ờ, dây dưa quá lâu rồi cho họ câu trả lời không mong muốn.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/tu-choi-ma-so-mich-long-day-la-3-cach-noi-khong-kheo-leo-giup-ban-giu-the-dien-nguoi-khac-muon-trach-cung-kho-162211511191811832.htm

mẹo hay kỹ năng sống

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao