Được quảng cáo "ăn không lo béo", bánh chưng gạo lứt đang được nhiều chị em Hà thành đặt mua về ăn Tết Tân Sửu 2021. Ảnh: Facebook.
Bánh chưng gạo lứt có cách chế biến tương tự bánh chưng truyền thống. Tuy nhiên, thay vì gạo trắng, vỏ bánh được làm bằng gạo lứt. Giá của loại bánh này là từ 55.000 - 100.000 đồng/chiếc, tùy trọng lượng.
Do lượng khách quá đông nên một số tiểu thương đã tạm ngừng nhận đặt bánh chưng gạo lứt từ 14 tháng Chạp. Ảnh: Facebook.
Dịp Tết Canh Tý 2020, thị trường sôi động với bánh chưng nhân cá hồi với giá rất đắt tới hơn 500.000 đồng/cặp. Ảnh: Infonet.
Nguyên liệu tương đối giống bánh trưng truyền thống nhưng bánh chưng nhân cá hồi có vài "cải biên" nho nhỏ như thay vì dùng nước lá giềng, cơ sở sản xuất dùng thêm bột trà xanh vào gạo nếp để có có được hương vị và màu sắc bắt mắt...Ảnh: Infonet.
Giống như bánh chưng truyền thống, bánh chưng ngũ sắc cũng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc gồm: gạo nếp ngon, thịt lợn, đậu xanh, lá dong. Ảnh: Facebook.
Tuy nhiên, phần gạo nếp thay vì để màu nguyên sẽ được nhuộm màu bởi những nguyên liệu tự nhiên như: Màu đỏ của gấc, màu xanh của hoa đậu biếc, màu tím của gạo nếp cẩm...Giá mỗi chiếc bánh chưng dao động từ 80.000 - 160.000 đồng. Ảnh: Facebook.
Bánh chưng cốm khác bình thường ở chỗ là nguyên liệu có thêm cốm khô trộn vào với gạo nếp và lá thơm. Nhân của bánh thường là nhân ngọt với đỗ xanh được nấu tương tự chè kho, và có thêm miếng thịt nạc bên trong. Ảnh: Internet
Bánh chưng chay làm từ gạo nếp trắng tinh, đỗ xanh đãi vỏ, chẳng có thịt mỡ như bình thường nhưng vẫn có nét hấp dẫn riêng. Khách đặt loại bánh này là người ăn chay hoặc ăn kiêng. Ảnh: Internet
Theo Kiến Thức