90% các bà nội trợ hầm xương khác nào nạp chất độc vào người

Hầm xương nghe thì dễ, nhưng hầm thế nào để được ngon ngọt mà không gây hại tới sức khỏe thì không phải ai cũng biết đâu nhé!

Không hớt bọt khi hầm

Khi bắt đầu đun xương hầm, rất dễ để thấy bọt sủi trắng nhanh chóng xuất hiện. Có những bọt trắng này là bởi trong thịt có 2 thành phần chính là protein và chất béo cùng một số thành phần phụ như nước, carbohydrate và các tạp chất khác. 

90% các bà nội trợ hầm xương khác nào nạp chất độc vào người-1

Khi các tạp chất cùng lượng máu dư thừa trong xương bị phân giải ở nhiệt độ cao, phần bọt nổi lên đầu tiên này sẽ là bọt bẩn, cần phải hớt bỏ để khiến món ăn không ám mùi hôi tanh, bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Để ý kỹ một chút, nếu như nấu thêm một khoảng thời gian nữa sẽ lại thấy bọt trắng tiếp tục xuất hiện. Sau khi những tạp chất, cặn bẩn đã trôi ra ngoài thì đây chính là bọt khí chứa đạm, chất béo và các thành phần dinh dưỡng khác của xương.  

Lúc này bạn đừng vội bỏ chúng đi để tránh lãng phí nhé!

Hầm xương với lửa quá lớn

Đây có lẽ là một trong những thói quen phổ biến nhất của các bà nội trợ. Thường khi nấu ăn, để tiết kiệm thời gian mà nhiều người có xu hướng hầm xương với lửa lớn để nhanh chín. Thế nhưng điều này không những làm giảm giá trị dinh dưỡng mà còn gây mất thẩm mỹ.

Việc hầm xương trong nhiệt lớn với một khoảng thời gian dài sẽ khiến phần xương và thịt bị bã, khô cứng khi ăn. Thêm vào đó, nước dùng dễ bị vẩn đục, làm giảm đáng kể hương vị thơm ngon.

Bởi vậy, các chị em nên lưu ý, khi bắt đầu hầm thì chỉnh lửa lớn. Tới khi nước sôi thì giảm lửa nhỏ liu riu, để nước sôi nhẹ để xương từ từ tiết ra chất ngọt. Ngoài ra, không đậy nắp nồi trong quá trình nấu để giữ nước dùng trong hơn. 

Chần xương trước khi bỏ vào hầm

90% các bà nội trợ hầm xương khác nào nạp chất độc vào người-2

Đa số chị em cho rằng, trước khi chế biến nên chần xương sơ qua để loại bỏ các chất độc hại. Tuy nhiên, thực tế là việc làm này không giúp loại bỏ chất độc, chất bẩn ra khỏi thực phẩm mà thậm chí còn phản tác dụng.

Khi xương chưa được rửa sạch mà chần qua nước sẽ làm các thớ thịt bên ngoài co lại, làm các chất bẩn trong thịt không thể thoát ra, từ đó làm chúng ngấm ngược lại vào bên trong.

Bởi vậy, điều đầu tiên cần làm khi mua xương về là rửa bằng nước sạch nhiều lần. Sau đó có thể xát thêm với muối tinh hoặc rửa nước muối pha loãng, rồi rửa lại bằng nước sạch lần nữa.

Ngoài ra, một mẹo khác mà nhiều chị em truyền tay nhau là ngâm xương trong nước vo gạo hoặc nước pha giấm trắng rồi vớt ra rửa sạch. Cách làm này sẽ giúp thịt được mềm hơn và dễ dàng loại bỏ máu thừa, tạp chất còn sót lại. 

Chị em cũng có thể cho thêm gừng, hành tím nướng vào nồi ninh, như vậy sẽ giúp khử bớt mùi tanh của xương, tạo vị thơm đậm đà.

Nêm nhiều mì chính vào nước hầm xương

90% các bà nội trợ hầm xương khác nào nạp chất độc vào người-3

Nhiều người mách nhau khi hầm xương thì cho thêm chút mì chính để tạo độ ngọt cho món ăn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến món canh mất đi vị ngọt tự nhiên của xương, đồng thời gây hại cho sức khỏe.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng chất ngọt tự nhiên đến từ các loại củ quả như củ cải trắng, hành tây, lê, táo,... không những kích thích vị giác mà còn tạo hương thơm dễ chịu.

Chỉ cần thay đổi cách chế biến một chút thôi là có ngay món ăn thơm ngon, bổ dưỡng chiêu đãi cả nhà rồi. Các chị em lưu ngay bí kíp để trổ tài dịp Tết này nhé!

Lem (Tổng hợp)
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/giai-tri/showbizplus/90-cac-ba-noi-tro-ham-xuong-khac-nao-nap-chat-doc-vao-nguoi-n-291149.html

cách hầm xương mẹo vặt nấu ăn

Tin tức mới nhất