Ẩm thực Việt: Níu giữ bản sắc cà phê Việt
Cà phê từ một loại đồ uống du nhập vào VN từ thời Pháp đã được người Việt chế biến thành cà phê riêng biệt VN, từ cách pha chế, thưởng thức đến tạo lập hương vị cà phê Việt.
Uống cà phê pha phin ở VN được xếp vào một trong 10 cách uống cà phê độc đáo nhất trên thế giới.
Tôi cho rằng hôm nay, từ cách uống đến hương vị cà phê Việt lại đang bị “nhiễu” khi người Việt chuyển sang uống cà phê hòa tan. Đành rằng do xã hội Việt đang chuyển mình sang hiện đại, công nghiệp và đô thị hóa, thì một số lĩnh vực, trong đó có ẩm thực nói chung và uống cà phê nói riêng, cũng sẽ phải biến đổi theo hướng hiện đại. Thế nhưng trong cách thưởng thức cà phê, tôi lại thấy là không nên.
Sao lại không nên? Trước hết vì nó ngược. Tôi không muốn khư khư giữ lấy cái cũ và không đoái hoài đến sự phát triển “công nghiệp hóa”, đang là xu hướng không tránh khỏi của xã hội Việt hiện đại, mà từ bản chất, vốn là một xã hội nông nghiệp nhiều âm tính. Tuy nhiên, cà phê phin theo giao lưu văn hóa Pháp du nhập vào VN cách đây đã hàng trăm năm, là cách du nhập một đồ uống dương tính. Nên cà phê phin Pháp được biến hóa thành cà phê phin Việt. Cách uống cà phê được Việt hóa độc đáo. Cái phin pha cà phê vốn là vật dụng thông thường, chỉ mang ý nghĩa cái xác, đã được sử dụng để pha chế và thưởng thức theo lối cà phê phin Việt, cấu thành cái hồn thấm đượm bản sắc cà phê Việt. Đấy chẳng phải là một cuộc Việt hóa đã vượt ngưỡng khỏi một đồ uống sao? Tôi nghĩ, đã là người Việt hiện đại thì nên tự hào vì mình đã tạo lập cách uống riêng, nhất là khi cà phê Việt mang hương vị và sắc thái riêng của thổ nhưỡng Việt, được trồng trọt, thu hái, chế biến độc đáo từ các cao nguyên của vùng văn hóa Tây nguyên VN.
Tôi đã ở nước ngoài thời gian khá dài, uống nhiều loại cà phê nhanh đặc trưng, để có đủ sự so sánh cà phê kiểu Việt với cà phê nhanh châu Âu, là hai thức uống khác nhau về bản chất. Với một bên là pha nhanh, nhiều, uống nóng hổi tức thì, có thể vừa uống vừa chạy đi học, đi biểu diễn, xem phim, kịch..., rồi uống xong có thể vứt tọt cốc giấy vào thùng rác công cộng là con chim cánh cụt đang há mỏ đứng chờ ngoài đường phố. Tôi chả thấy ngon lành gì cái nóng hổi nhưng lãng nhách, như chạy qua hàng cà phê ấy, mà vẫn phải uống. Uống kiểu này chả khác điều các cụ nhà ta nói từ hồi nảo hồi nào: “thực bất tri kỳ vị”. Nghĩa là uống lấy được, chả biết thế nào là ngon.
Rốt cuộc, tôi buộc phải hồi hương, về với tách cà phê Việt, với đen không đường, có đường, với nâu, ở Hà Nội và ở Sài Gòn. Tôi gọi: Một ly lớn đen đá, khuấy lanh canh bằng chiếc thìa dài trong ly thủy tinh cao thành, hoặc một cà phê sữa đá đủ ngọt vị sữa đặc hoặc sữa tươi, tận hưởng cái mát lạnh của đá trong cà phê đen thơm nức mũi, vị đắng có một chút chua chua khiến người uống như cảm cả thế thái nhân tình, hoặc cà phê sữa đá thơm mát lạnh từ đầu lưỡi, trôi xuống vòm họng và thấm thía lạnh đến tận ruột gan.
Theo tôi, chẳng nên trách người trẻ hôm nay không để ý việc giữ bản sắc cà phê Việt. Tôi hiểu và chia sẻ tâm trạng nhiều bạn trẻ ngồi đồng như “tỉ phú thời gian” ở quán, cả buổi sáng chỉ xơi một ly cà phê đen, uống cho đến khi loãng như nước. Họ đâu thiếu thời gian cho cà phê phin. Có thể do họ buồn chán, thất nghiệp, thất tình, đổ vỡ niềm tin... và họ chưa cảm nhận được rằng: bên một tách cà phê phin tử tế, để nguyên đen, pha nâu, hoặc đen đá, sữa đá, hương vị hấp dẫn rất đặc trưng của nó (cái mà tôi thấy chính là linh hồn của bản sắc cà phê VN), có thể khiến họ nghĩ ra bao điều hay ho, tốt đẹp và tích cực... trong cuộc đời đầy bận rộn và gấp gáp này!
Khi đã quay đi ngoảnh lại với hai loại cà phê Việt hóa và Tây hóa - mà tôi hay gọi đùa là Tây lai, tôi cảm thấy buồn nếu VN hòa nhập và hòa tan cùng lúc trong uống cà phê. Nên tôi vẫn băn khoăn, có cách gì để chống lại sự phai hóa bản sắc cà phê Việt nhỉ, trong khi có nhiều cái phai hóa vẫn đang diễn ra hằng ngày?
Tôi cho rằng hôm nay, từ cách uống đến hương vị cà phê Việt lại đang bị “nhiễu” khi người Việt chuyển sang uống cà phê hòa tan. Đành rằng do xã hội Việt đang chuyển mình sang hiện đại, công nghiệp và đô thị hóa, thì một số lĩnh vực, trong đó có ẩm thực nói chung và uống cà phê nói riêng, cũng sẽ phải biến đổi theo hướng hiện đại. Thế nhưng trong cách thưởng thức cà phê, tôi lại thấy là không nên.
Sao lại không nên? Trước hết vì nó ngược. Tôi không muốn khư khư giữ lấy cái cũ và không đoái hoài đến sự phát triển “công nghiệp hóa”, đang là xu hướng không tránh khỏi của xã hội Việt hiện đại, mà từ bản chất, vốn là một xã hội nông nghiệp nhiều âm tính. Tuy nhiên, cà phê phin theo giao lưu văn hóa Pháp du nhập vào VN cách đây đã hàng trăm năm, là cách du nhập một đồ uống dương tính. Nên cà phê phin Pháp được biến hóa thành cà phê phin Việt. Cách uống cà phê được Việt hóa độc đáo. Cái phin pha cà phê vốn là vật dụng thông thường, chỉ mang ý nghĩa cái xác, đã được sử dụng để pha chế và thưởng thức theo lối cà phê phin Việt, cấu thành cái hồn thấm đượm bản sắc cà phê Việt. Đấy chẳng phải là một cuộc Việt hóa đã vượt ngưỡng khỏi một đồ uống sao? Tôi nghĩ, đã là người Việt hiện đại thì nên tự hào vì mình đã tạo lập cách uống riêng, nhất là khi cà phê Việt mang hương vị và sắc thái riêng của thổ nhưỡng Việt, được trồng trọt, thu hái, chế biến độc đáo từ các cao nguyên của vùng văn hóa Tây nguyên VN.
Tôi đã ở nước ngoài thời gian khá dài, uống nhiều loại cà phê nhanh đặc trưng, để có đủ sự so sánh cà phê kiểu Việt với cà phê nhanh châu Âu, là hai thức uống khác nhau về bản chất. Với một bên là pha nhanh, nhiều, uống nóng hổi tức thì, có thể vừa uống vừa chạy đi học, đi biểu diễn, xem phim, kịch..., rồi uống xong có thể vứt tọt cốc giấy vào thùng rác công cộng là con chim cánh cụt đang há mỏ đứng chờ ngoài đường phố. Tôi chả thấy ngon lành gì cái nóng hổi nhưng lãng nhách, như chạy qua hàng cà phê ấy, mà vẫn phải uống. Uống kiểu này chả khác điều các cụ nhà ta nói từ hồi nảo hồi nào: “thực bất tri kỳ vị”. Nghĩa là uống lấy được, chả biết thế nào là ngon.
Rốt cuộc, tôi buộc phải hồi hương, về với tách cà phê Việt, với đen không đường, có đường, với nâu, ở Hà Nội và ở Sài Gòn. Tôi gọi: Một ly lớn đen đá, khuấy lanh canh bằng chiếc thìa dài trong ly thủy tinh cao thành, hoặc một cà phê sữa đá đủ ngọt vị sữa đặc hoặc sữa tươi, tận hưởng cái mát lạnh của đá trong cà phê đen thơm nức mũi, vị đắng có một chút chua chua khiến người uống như cảm cả thế thái nhân tình, hoặc cà phê sữa đá thơm mát lạnh từ đầu lưỡi, trôi xuống vòm họng và thấm thía lạnh đến tận ruột gan.
Theo tôi, chẳng nên trách người trẻ hôm nay không để ý việc giữ bản sắc cà phê Việt. Tôi hiểu và chia sẻ tâm trạng nhiều bạn trẻ ngồi đồng như “tỉ phú thời gian” ở quán, cả buổi sáng chỉ xơi một ly cà phê đen, uống cho đến khi loãng như nước. Họ đâu thiếu thời gian cho cà phê phin. Có thể do họ buồn chán, thất nghiệp, thất tình, đổ vỡ niềm tin... và họ chưa cảm nhận được rằng: bên một tách cà phê phin tử tế, để nguyên đen, pha nâu, hoặc đen đá, sữa đá, hương vị hấp dẫn rất đặc trưng của nó (cái mà tôi thấy chính là linh hồn của bản sắc cà phê VN), có thể khiến họ nghĩ ra bao điều hay ho, tốt đẹp và tích cực... trong cuộc đời đầy bận rộn và gấp gáp này!
Khi đã quay đi ngoảnh lại với hai loại cà phê Việt hóa và Tây hóa - mà tôi hay gọi đùa là Tây lai, tôi cảm thấy buồn nếu VN hòa nhập và hòa tan cùng lúc trong uống cà phê. Nên tôi vẫn băn khoăn, có cách gì để chống lại sự phai hóa bản sắc cà phê Việt nhỉ, trong khi có nhiều cái phai hóa vẫn đang diễn ra hằng ngày?
Nhạc sĩ Quốc Trung
Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên
-
2 giờ trướcMột con cá sấu khổng lồ bất ngờ xuất hiện trên đường băng sân bay ở Florida.
-
6 giờ trướcHai nguyên liệu chính của món canh này là trứng và cà chua. Trong đó, cà chua cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng từ trứng. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng và cách nấu món canh bổ dưỡng này.
-
13 giờ trướcTrở lại Việt Nam sau thời gian về thăm quê, vị khách Tây làm ngay việc đầu tiên là đi ăn các món đường phố. Anh đã thử nhiều món vừa lạ vừa ngon, trong đó có thịt quay Tây Bắc.
-
14 giờ trướcNhiều người mắc phải tình trạng chảy nước dãi khi ngủ, đôi khi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh.
-
17 giờ trướcLoại quả nhiệt đới quen thuộc với vị ngọt thanh và màu sắc hấp dẫn này không chỉ là món ăn tráng miệng ngon lành mà còn chứa đựng vô vàn lợi ích đáng kinh ngạc.
-
1 ngày trướcDù tháng 11 đã cận kề nhưng những trận tuyết đầu mùa vẫn vắng bóng trên đỉnh Phú Sĩ, khiến nhiều du khách chờ đợi không khỏi bồn chồn.
-
1 ngày trướcDù chưa mở cửa, "thang dây tử thần" lơ lửng ở độ cao 1.500m nối 2 vách núi dựng đứng đang thu hút du khách ưa cảm giác mạnh trên khắp thế giới đăng ký trải nghiệm.
-
1 ngày trướcTháng 11 có khá nhiều ngày lễ, ngày kỷ niệm cả trong nước và quốc tế; cụ thể có những sự kiện nào trong tháng 11?
-
1 ngày trướcMột khách sạn hạng sang gần khu vực hồ Xuanwu ở thành phố Nam Kinh, Giang Tô, bất ngờ phải tiếp đón một "vị khách" không mời.
-
1 ngày trướcÍt ai biết rằng cảm hứng sáng tạo ra Doraemon lại đến từ một ngôi làng nhỏ bé nằm sâu trong nước Nhật.
-
1 ngày trướcMón tiết luộc giàu đạm hơn cả thịt lợn, thịt bò, là món ăn giúp bổ máu, thải độc, dưỡng phổi.
-
1 ngày trướcHạt tiêu rừng khô được bán ra với giá khoảng 300.000 đồng/kg, giờ đây đã thành đặc sản nổi tiếng của người dân vùng núi.
-
1 ngày trướcUBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết, dù đã đi vào hoạt động kinh doanh hơn 30 năm, nhưng loại hình dịch vụ đạp vịt vẫn chưa được cấp phép hoạt động.
-
1 ngày trướcLoại quả này dù xanh hay chín đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Người Nhật Bản vẫn coi đó là món ăn trường thọ, đem ngâm giấm tốt đến bất ngờ mà bạn nên thử dưới đây.
-
1 ngày trướcJay Fai, nữ đầu bếp đường phố nổi tiếng hàng đầu ở Bangkok, gần đây gây xôn xao khi thông báo dự định "đóng cửa quán" trong tương lai gần để nghỉ hưu.
-
1 ngày trướcVị khách Tây di chuyển quãng đường khá xa từ phía bắc TP Đồng Hới (Quảng Bình) đến TP Huế để thưởng thức món đặc sản trứ danh mà anh cho rằng “ngon hơn phở”.
-
1 ngày trướcSau sự cố bất ngờ, những hành khách có mặt trên chuyến tàu lượn siêu tốc tại công viên Parque del Café ở Montenegro, đã phải bám vào đường ray, tự leo bộ xuống mặt đất.
-
2 ngày trướcMột nam thanh niên 23 tuổi đã bị voi hoang giẫm chết khi đang cố gắng chụp ảnh "tự sướng" (selfie) ở tiểu bang Maharashtra.
-
2 ngày trướcNhững thợ vẽ hoá trang thu về trung bình trên 1 triệu/đêm trong dịp lễ Halloween tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM)
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
-
3 giờ trước
-
3 giờ trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
6 ngày trước