Ấm ức phát khóc vì chị chồng
Những tháng ngày chị chồng nàng về mẹ đẻ ăn Tết là tháng ngày u ám trong cuộc đời nàng, bất kể cái gì nàng cũng phải làm theo ý mọi người, chiều theo ý chị.
Chị chồng nàng lấy chồng xa, bởi vậy thường xuyên gọi điện về, trước là thăm hỏi sức khỏe bố mẹ, sau là “đánh tiếng” nhắc mẹ phải dạy bảo con dâu từ thuở ban đầu, "kẻo dễ dãi quá, nó lại đè đầu cưỡi cổ”. Hai vợ chồng nàng công tác ở thành phố, vẫn phải thuê nhà và thường xuyên về thăm quê. Trong mắt gia đình chồng, nàng là người “ngoại vùng” nên dù tặc lưỡi chấp nhận nhưng nhà chồng chưa hài lòng về nàng cho lắm.
Nàng biết thân biết phận mình làm dâu thiên hạ nên bất cứ công việc lớn nhỏ trong nhà nàng đều hỏi ý kiến bố mẹ chồng cho chắc ăn. Hồi đầu bà cũng hay giành việc với nàng vì sợ nàng làm không vừa ý, nấu ăn không hợp khẩu vị. Đến nhặt cọng rau, thái miếng su hào mọi người cũng xúm lại “bảo ban” nàng phải thế này, phải thế kia… Quá nhiều ý kiến, nàng đứng tần ngần chưa biết nói thế nào cho thuyết phục thì chồng nàng lên tiếng: “Cả nhà cứ để Nhi làm cho, Nhi nấu cũng ngon đấy ạ”…
Nàng nhiều lần nghe mẹ chồng và chị chồng buôn chuyện, mẹ chồng nói với chị: “Ừ, nó ở dân tộc mà, khác mình…”, thi thoảng nàng lại nhận được câu đùa giỡn “chướng tai” từ mọi người xung quanh: “Trên dân tộc nhà mày có thế này, thế kia không?”. Nàng ghét cay ghét đắng cái kiểu nói năng, bỡn cợt có ý miệt thị như thế.
Từ đợt chị chồng đi học thêm cao học, có ở nhà nàng gần hai tháng. Nàng lúc nào cũng tối mắt, tối mũi làm theo ý chị. Con nhỏ, công việc bận bịu, buổi tối chồng nàng rửa bát hộ nàng bị chị chồng nói ra nói vào suốt cả tối. Sáng nào mà nàng không chuẩn bị được bữa sáng cho gia đình là chị chồng tỏ thái độ ra mặt…
Nàng cố gắng lắm mới không xả những cơn giận như lửa đốt ra ngoài. Đã thế, chị chồng lại còn gọi điện mách mẹ chồng nàng để bà xót con trai mà mắng nàng: “Mày làm cái gì mà để cái bát nó cũng phải rửa, trời ơi tao bảo không nghe lời bây giờ thì khổ không dám kêu”… Nàng ức quá, nói lại mẹ chồng: “Mẹ ơi! Chồng con nhờ mẹ nói với con thế ạ?”, câu trả lời của nàng làm bà tức điên, bà gọi điện cho chồng nàng yêu cầu anh về dạy dỗ vợ…
Vài tháng sau khi lấy chồng, nàng thu mình như con tằm kéo kén ở nhà chồng, ít trò chuyện giao tiếp, đặc biệt nàng thấy bản thân mình chẳng khác nào cái máy, làm theo chỉ dẫn của mọi người. Sự áp đặt của mọi người trở nên quen thuộc, nó làm cho chủ ý cá nhân của nàng bẹp dí trong góc khuất cũ kĩ.
Nàng lúc nào cũng tối mắt, tối mũi làm theo ý chị chồng (Ảnh minh họa).
Rồi nàng bị chê là dốt, không biết giao tiếp và đối nhân xử thế. Nàng ức, nhưng ức để trong lòng, có giãi bày với chồng cũng dẫn đến cãi vã, tình hình thêm căng thẳng. Bởi nàng chẳng thể phân bua với anh là mẹ anh, chị anh quá đáng với nàng. Trong mắt chồng nàng, mẹ anh, chị anh luôn đúng, luôn tốt, từ bé anh đã được dạy dỗ theo kiểu mẫu “trên bảo là dưới phải nghe, cấm cãi”.
Những tháng ngày chị chồng nàng về mẹ đẻ ăn Tết là tháng ngày u ám trong cuộc đời nàng, bất kể cái gì nàng cũng phải làm theo ý mọi người, chiều theo ý chị. Mở miệng ra chị chồng lại cao giọng với nàng. Trong mắt chị chồng nàng, cái gì nhà chị cũng là vàng, là ngọc, lời nói, cử chỉ, hành động của nhà chị là đẹp, là hay, là “mẫu chung” để mọi người noi theo…
Buổi tối, sau khi dọn dẹp xong nàng thấy mọi người tụ tập, chị chồng ra sức chề môi chê bai, nói xấu đằng nội, kêu ca, phàn nàn đủ thứ. Nàng xin phép vào phòng, rồi gọi chồng vào bày tỏ Tết này nàng muốn về quê. Nàng lấy chồng đã 6 năm, con cũng sắp 5 tuổi mà chưa về ăn Tết với bố mẹ đẻ lần nào. Chồng nàng nhìn nàng, mặt buồn thiu: “Thôi, chẳng mấy khi chị ra chơi, em ở nhà đi không chị lại tủi thân, sang năm mình lên ngoại”. Sao lúc này nàng thấy ghét chồng nàng đến thế? Cái gì nàng cũng phải nhịn, phải nhường theo kiểu “đàn em ăn thèm vác nặng”. Nàng khóc tu tu như đứa trẻ bị ăn đòn, chắc cả nhà cũng đoán nàng và chồng có mâu thuẫn.
Sáng hôm sau, chị chồng bắt chuyện với nàng, cái cách quan tâm khiến nàng sởn gai ốc: “Thôi em ạ, đàn bà mình khổ, lấy chồng là làm ma nhà chồng”… Hàng ngày chị chồng “lên mặt dạy đời” nàng cách làm dâu, nhưng thực ra chị chẳng phải làm dâu đến nửa ngày bởi bố mẹ chồng chị mất sớm, anh chị của chồng ở xa. Trong mắt nàng ánh lên cái nhìn khinh miệt, bao nhiêu thứ dồn nén từ bấy lâu nên được thể “tức nước vỡ bờ”, nàng nói to: “Tại sao chị coi nhà chị là số một lại bắt em coi nhà em là số hai”. Chị chồng rít lên, chỉ tay vào mặt nàng: “Đồ mất dậy, dám cãi người lớn” rồi bù lu bù loa gọi chồng nàng ra dạy bảo vợ.
Sau bận ấy, nàng bắt đầu tạo khoảng cách, khoảng cách cho nàng sự riêng tư, dịu ngọt của cuộc sống. Nàng thôi bận tâm về điều ai đó có hài lòng hay không? Thấy nàng “im hơi lặng tiếng”, chị chồng nàng gọi điện cho chồng nàng: “Bảo cái Nhi gọi điện cho chị”.
Mỗi lần nhận “ý chỉ” truyền đạt của chồng, nàng thấy ấm ức, khó chịu. Thật tâm nàng muốn chị em thủ thỉ, tâm sự. Dù chẳng có tí máu mủ nhưng là hai người đàn bà có mối liên quan đến nhau trong góc độ gia đình. Nhưng chị chồng nàng chưa từng một lần có thiện chí với “ý tưởng” chia sẻ của cô em dâu, những lời nói của chị ám mùi giáo huấn, nào là “nhập gia thì phải tùy tục”; “thuyền theo lái, gái theo chồng”...
Nàng nghe nhiều thấy ác cảm kinh khủng, lời nói kèm theo giọng điệu răn đe ám ảnh tâm trí nàng, nàng dần từ chối không đếm xỉa gì với lời “nhắn” chị chồng hay truyền đạt qua chồng nàng nữa...
Nàng biết thân biết phận mình làm dâu thiên hạ nên bất cứ công việc lớn nhỏ trong nhà nàng đều hỏi ý kiến bố mẹ chồng cho chắc ăn. Hồi đầu bà cũng hay giành việc với nàng vì sợ nàng làm không vừa ý, nấu ăn không hợp khẩu vị. Đến nhặt cọng rau, thái miếng su hào mọi người cũng xúm lại “bảo ban” nàng phải thế này, phải thế kia… Quá nhiều ý kiến, nàng đứng tần ngần chưa biết nói thế nào cho thuyết phục thì chồng nàng lên tiếng: “Cả nhà cứ để Nhi làm cho, Nhi nấu cũng ngon đấy ạ”…
Nàng nhiều lần nghe mẹ chồng và chị chồng buôn chuyện, mẹ chồng nói với chị: “Ừ, nó ở dân tộc mà, khác mình…”, thi thoảng nàng lại nhận được câu đùa giỡn “chướng tai” từ mọi người xung quanh: “Trên dân tộc nhà mày có thế này, thế kia không?”. Nàng ghét cay ghét đắng cái kiểu nói năng, bỡn cợt có ý miệt thị như thế.
Từ đợt chị chồng đi học thêm cao học, có ở nhà nàng gần hai tháng. Nàng lúc nào cũng tối mắt, tối mũi làm theo ý chị. Con nhỏ, công việc bận bịu, buổi tối chồng nàng rửa bát hộ nàng bị chị chồng nói ra nói vào suốt cả tối. Sáng nào mà nàng không chuẩn bị được bữa sáng cho gia đình là chị chồng tỏ thái độ ra mặt…
Nàng cố gắng lắm mới không xả những cơn giận như lửa đốt ra ngoài. Đã thế, chị chồng lại còn gọi điện mách mẹ chồng nàng để bà xót con trai mà mắng nàng: “Mày làm cái gì mà để cái bát nó cũng phải rửa, trời ơi tao bảo không nghe lời bây giờ thì khổ không dám kêu”… Nàng ức quá, nói lại mẹ chồng: “Mẹ ơi! Chồng con nhờ mẹ nói với con thế ạ?”, câu trả lời của nàng làm bà tức điên, bà gọi điện cho chồng nàng yêu cầu anh về dạy dỗ vợ…
Vài tháng sau khi lấy chồng, nàng thu mình như con tằm kéo kén ở nhà chồng, ít trò chuyện giao tiếp, đặc biệt nàng thấy bản thân mình chẳng khác nào cái máy, làm theo chỉ dẫn của mọi người. Sự áp đặt của mọi người trở nên quen thuộc, nó làm cho chủ ý cá nhân của nàng bẹp dí trong góc khuất cũ kĩ.
Nàng lúc nào cũng tối mắt, tối mũi làm theo ý chị chồng (Ảnh minh họa).
Rồi nàng bị chê là dốt, không biết giao tiếp và đối nhân xử thế. Nàng ức, nhưng ức để trong lòng, có giãi bày với chồng cũng dẫn đến cãi vã, tình hình thêm căng thẳng. Bởi nàng chẳng thể phân bua với anh là mẹ anh, chị anh quá đáng với nàng. Trong mắt chồng nàng, mẹ anh, chị anh luôn đúng, luôn tốt, từ bé anh đã được dạy dỗ theo kiểu mẫu “trên bảo là dưới phải nghe, cấm cãi”.
Những tháng ngày chị chồng nàng về mẹ đẻ ăn Tết là tháng ngày u ám trong cuộc đời nàng, bất kể cái gì nàng cũng phải làm theo ý mọi người, chiều theo ý chị. Mở miệng ra chị chồng lại cao giọng với nàng. Trong mắt chị chồng nàng, cái gì nhà chị cũng là vàng, là ngọc, lời nói, cử chỉ, hành động của nhà chị là đẹp, là hay, là “mẫu chung” để mọi người noi theo…
Buổi tối, sau khi dọn dẹp xong nàng thấy mọi người tụ tập, chị chồng ra sức chề môi chê bai, nói xấu đằng nội, kêu ca, phàn nàn đủ thứ. Nàng xin phép vào phòng, rồi gọi chồng vào bày tỏ Tết này nàng muốn về quê. Nàng lấy chồng đã 6 năm, con cũng sắp 5 tuổi mà chưa về ăn Tết với bố mẹ đẻ lần nào. Chồng nàng nhìn nàng, mặt buồn thiu: “Thôi, chẳng mấy khi chị ra chơi, em ở nhà đi không chị lại tủi thân, sang năm mình lên ngoại”. Sao lúc này nàng thấy ghét chồng nàng đến thế? Cái gì nàng cũng phải nhịn, phải nhường theo kiểu “đàn em ăn thèm vác nặng”. Nàng khóc tu tu như đứa trẻ bị ăn đòn, chắc cả nhà cũng đoán nàng và chồng có mâu thuẫn.
Sáng hôm sau, chị chồng bắt chuyện với nàng, cái cách quan tâm khiến nàng sởn gai ốc: “Thôi em ạ, đàn bà mình khổ, lấy chồng là làm ma nhà chồng”… Hàng ngày chị chồng “lên mặt dạy đời” nàng cách làm dâu, nhưng thực ra chị chẳng phải làm dâu đến nửa ngày bởi bố mẹ chồng chị mất sớm, anh chị của chồng ở xa. Trong mắt nàng ánh lên cái nhìn khinh miệt, bao nhiêu thứ dồn nén từ bấy lâu nên được thể “tức nước vỡ bờ”, nàng nói to: “Tại sao chị coi nhà chị là số một lại bắt em coi nhà em là số hai”. Chị chồng rít lên, chỉ tay vào mặt nàng: “Đồ mất dậy, dám cãi người lớn” rồi bù lu bù loa gọi chồng nàng ra dạy bảo vợ.
Sau bận ấy, nàng bắt đầu tạo khoảng cách, khoảng cách cho nàng sự riêng tư, dịu ngọt của cuộc sống. Nàng thôi bận tâm về điều ai đó có hài lòng hay không? Thấy nàng “im hơi lặng tiếng”, chị chồng nàng gọi điện cho chồng nàng: “Bảo cái Nhi gọi điện cho chị”.
Mỗi lần nhận “ý chỉ” truyền đạt của chồng, nàng thấy ấm ức, khó chịu. Thật tâm nàng muốn chị em thủ thỉ, tâm sự. Dù chẳng có tí máu mủ nhưng là hai người đàn bà có mối liên quan đến nhau trong góc độ gia đình. Nhưng chị chồng nàng chưa từng một lần có thiện chí với “ý tưởng” chia sẻ của cô em dâu, những lời nói của chị ám mùi giáo huấn, nào là “nhập gia thì phải tùy tục”; “thuyền theo lái, gái theo chồng”...
Nàng nghe nhiều thấy ác cảm kinh khủng, lời nói kèm theo giọng điệu răn đe ám ảnh tâm trí nàng, nàng dần từ chối không đếm xỉa gì với lời “nhắn” chị chồng hay truyền đạt qua chồng nàng nữa...
Theo Trí Thức Trẻ
-
7 phút trước"Cuộc chiến ẩm thực" thu hút thực khách của các nhà hàng tại Trung Quốc ngày càng sáng tạo
-
37 phút trướcTrong lịch sử nước nhà có vị vua nổi tiếng với tài bắn súng, được sử sách ghi nhận như một thiện xạ.
-
1 giờ trướcCô gái trẻ 19 tuổi nhưng có ngoại hình kỳ lạ, da nhăn nheo, trông già như một bà cụ vì bị lão hóa sớm.
-
1 giờ trướcSau cú sốc năm 2004 thi đại học nhưng không nhận được giấy trúng tuyển, đến năm 2019, Trần Xuân Tú quyết định thi lại thì phát hiện sự thật chấn động.
-
2 giờ trướcSo với Công nương Kate, Vua Charles không giấu diếm việc bị bệnh ung thư ngay từ đầu.
-
2 giờ trướcXem xong ai cũng thốt lên: Họ cùng nhau lão hoá ngược à?
-
3 giờ trướcNgười đàn ông 71 tuổi cưới cô gái 32 tuổi vừa trẻ trung lại xinh đẹp. Trong đám cưới, vẻ mặt cô dâu cũng tràn đầy nụ cười, có vẻ cả hai đều rất hạnh phúc khiến ai cũng ngưỡng mộ.
-
3 giờ trướcChi tiết lịch thi đấu vòng bán kết AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) mới nhất: Đội tuyển Việt Nam gặp Singapore 2 trận.
-
3 giờ trướcBình luận viên Vũ Quang Huy cho rằng Nguyễn Xuân Son vẫn chưa thể hiện hết khả năng sau màn ra mắt ấn tượng trong màu áo đội tuyển Việt Nam.
-
4 giờ trướcSau khi kết thúc trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Myanmar, ống kính máy quay trên sân vô tình bắt được khoảnh khắc cầu thủ Xuân Son và Soe Moe Kyaw (ĐT Myanmar) có những trao đổi ngay trên sân.
-
5 giờ trướcHành động thể hiện cặp đôi này đang hạnh phúc thế nào.
-
7 giờ trướcKhông chỉ nam TikToker này mà dân mạng xem xong cũng rất thích thú trước món quà của Lê Tuấn Khang.
-
15 giờ trướcTikTok sẽ bị cấm ở Albania trong ít nhất một năm.
-
16 giờ trướcKhi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi ngoại tình.
-
18 giờ trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
21 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
1 ngày trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
2 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước