'Ăn cơm trước kẻng', cô dâu ê chề bị chú rể nói một câu khi đòi thêm sính lễ trong ngày cưới
Bố mẹ chú rể còn liên tục hạ mức sính lễ tới thấp nhất vì cho rằng cô dâu mang thai trước khi cưới thì coi như “ván đã đóng thuyền”.
Một đám cưới được tổ chức ở Tô Châu, Giang Tô (Trung Quốc) đã gây xôn xao cộng đồng mạng, theo trang 163 đưa tin.
Cô dâu vốn là người tỉnh khác đến Tô Châu làm việc. Sau khi vài lần ra mắt gia đình, chú rể rủ cô dâu về nhà ở chung. Để tiết kiệm chi phí, cô gái đã đồng ý. Không lâu sau, cô mang thai nên hai người nhanh chóng làm đám cưới.
Bố mẹ chú rể cho rằng cô dâu mang thai trước khi cưới thì coi như "ván đã đóng thuyền", liên tục hạ mức sính lễ tới thấp nhất. Tuy nhiên, nhà tân hôn và xe hơi đã được nhà trai chuẩn bị đầy đủ cho cặp đôi.
Nhà rơi vào thế bị động nên cũng không có ý kiến gì, chỉ mong con gái gả đi nhanh nhất có thể trước khi sinh con.
Tuy ngoài mặt đồng ý nhưng nhà gái lại cảm thấy bị coi thường, cho rằng nhà trai lấy lý do cô dâu "ăn cơm trước kẻng" nên không muốn đưa sính lễ. Vì thế ngoài số tiền sính lễ 30.000 NDT (hơn 106 triệu đồng), nhà gái muốn nhà trai chi thêm 88.000 NDT (hơn 313 triệu đồng) coi như phí để cô dâu xuống xe khi kết thúc nghi thức rước dâu.
Ngày diễn ra hôn lễ, khi đoàn xe rước dâu đến trước cửa nhà hàng tổ chức tiệc cưới, cô dâu nhớ lời bố mẹ dặn nên một mực đòi 88.000 NDT mới đồng ý xuống xe. Hành động này khiến mọi người xung quanh vô cùng ngỡ ngàng.
Cô dâu bật khóc khi thấy chú rể tuyên bố không cưới thì thôi rồi bỏ đi.
Chú rể nhanh chóng lấy điện thoại gọi cho bố mẹ vợ thương lượng, chẳng ngờ lại bị mắng té tát một trận. Sau một hồi giằng co nhưng không có kết quả, chú rể lạnh lùng tuyên bố: "Thích cưới thì cưới, không cưới thì thôi. Đến từ đâu thì cút về đó cho tôi".
Nói xong, chú rể đá cửa bỏ đi. Cô dâu không ngờ chú rể lại hành xử như vậy, khóc lóc gọi điện cho chú rể giải thích và nói chỉ cần anh trao một phong bao lì xì đỏ cho có lệ là được. Sau đó, hôn lễ tiếp tục được tổ chức theo quy trình.
Ngay khi được đăng tải, đoạn video ghi lại sự việc lập tức thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng và lan truyền nhanh "chóng mặt". Nhiều người lên tiếng chỉ trích hành động của cô dâu và nhà gái.
- "Chú rể đã mua nhà mua xe và còn tặng thêm 30.000 tệ sính lễ là may mắn lắm rồi. Thái độ tham lam ắt phải nhận lấy hậu quả",
- "Cũng may là cô dâu đã biết đổi ý và xử lý tình huống kịp thời, nếu không thì đến cả sính lễ còn không có chứ nói chi phí xuống xe"...
Đàn ông Trung Quốc phải bỏ ra bao nhiêu tiền mới cưới được vợ?
Theo The Paper, thành phố Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên là một trong những địa phương có "giá cô dâu", mức sính lễ cưới hỏi, cao tại Trung Quốc.
Cuối tháng 3, nhiều cư dân đã gửi ý kiến phản ánh đến chính quyền địa phương rằng những năm qua, dù đã có văn bản quy định về "tiêu chuẩn tổ chức đám cưới", song nạn "hét giá" cô dâu vẫn còn tồn tại.
Trên thực tế, đa số người dân ở Lương Sơn đều thấy phản cảm trước thực trạng giá lễ vật cao ngất ngưởng và các đám cưới được tổ chức với quy mô "khủng". Không ít gia đình bất lực khi không thể đủ kinh tế để cưới vợ cho con, khiến họ rơi vào vòng luẩn quẩn.
Các ý kiến của người dân đều cho rằng nên có một giới hạn nhất định về tiền sính lễ và "giá sính lễ rước dâu".
Nhiều cặp đôi Trung Quốc đã tan vỡ vì nhà gái đòi hỏi sính lễ quá mức. Ảnh minh họa.
Các địa phương đã đưa ra văn bản quy định giá cô dâu trong các cuộc hôn nhân ở nông thôn không được vượt quá 80.000 nhân dân tệ (288 triệu đồng), đối với công chức không vượt quá 60.000 tệ (216 triệu đồng).
Tuy nhiên, việc quản lý vấn nạn giá quà cưới quá cao là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự tham gia chung của toàn xã hội.
Tháng 6/2013, "bản đồ" giá thách cưới ở đất nước tỷ dân lần đầu được Sina đăng tải. Theo đó, tiền thách cưới cao nhất là ở Thượng Hải, bao gồm một căn nhà và 100.000 NDT (14.900 USD).
Tại tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Giang Tây và Thanh Hải vào khoảng 500.000 NDT (gần 75.000 USD); Sơn Đông, Hồ Nam, Chiết Giang có "giá chung" là 100.000 NDT (14.800 USD), con số tương đối cao so với tổng thu nhập bình quân đầu người hàng năm của người dân nước này, theo ThinkChina.
Dựa trên báo cáo của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc năm 2014, tổng thu nhập bình quân đầu người hàng năm của công dân thành thị là 27.000 NDT (4.020 USD) và 8.900 NDT (1.300 USD) đối với người ở nông thôn.
Như vậy, nếu bị nhà gái thách cưới 100.000 NDT, một chàng trai thành thị Trung Quốc phải tiết kiệm tiền trong khoảng 4 năm, còn anh chàng ở nông thôn phải tốn hơn 12 năm, chưa kể các loại phí khác.
Đến các năm gần đây, tiền thách cưới đã tăng gấp đôi ở nhiều vùng nông thôn trong khi thu nhập hàng năm chỉ tăng nhẹ. "Không đủ tiền thách cưới, không gả con" dường như là bức tranh tổng quát về thị trường hôn nhân ở Trung Quốc.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
-
1 giờ trướcBạn thân của chồng tôi đã 40 tuổi nhưng vẫn chưa kết hôn. Tôi thấy khó chịu khi cứ cuối tuần được ngày nghỉ bên vợ con, thì cô bạn thân lại rủ chồng tôi đi nhậu nhẹt hết hội ngày hội kia, có hôm 12h đêm mới về.
-
4 giờ trướcGiây phút đầu tiên nhìn thấy cô dâu, chú rể Thái Bình không cầm được nước mắt.
-
13 giờ trướcTôi không ngờ, chồng tỏ ra chăm chỉ việc nhà, yêu vợ con cũng chỉ để che mắt những việc làm đáng sợ.
-
15 giờ trướcMưa to mấy ngày qua khiến địa bàn xã Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh) ngập cục bộ. Mặc dù đường sá bị ngập, nhưng hàng trăm người vẫn lội nước để tham dự tiệc cưới.
-
18 giờ trướcNhiều người luôn khăng khăng đòi sự thật và cho rằng sự trung thực, thật thà là giá trị làm nên sự bền vững của hôn nhân.
-
20 giờ trướcThái độ của chú rể khi cô dâu không xuất hiện trong lễ cưới khiến khách mời vừa bất ngờ vừa cảm động.
-
22 giờ trướcĐi làm trở lại sau khi sinh con, tôi lại không làm được gì vì suốt ngày chỉ nghĩ đến đồng nghiệp nam hơn mình 3 tuổi trong khi anh ấy đang có gia đình hạnh phúc
-
22 giờ trướcTôi mới mang bầu ở tháng thứ 2 nhưng mẹ chồng sợ tôi mệt nên từ quê lên Hà Nội chăm con dâu. Bà luôn nghĩ rằng cái thai trong bụng tôi là con trai khiến tôi rất áp lực
-
23 giờ trướcVới khát vọng có một gia đình đủ đầy, hạnh phúc, nhiều cặp đôi trẻ sẵn sàng mang tới thế giới những sinh linh bé nhỏ theo nhiều hình thức, không theo quy chuẩn truyền thống “hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ”.
-
1 ngày trướcMẹ chồng tôi luôn lấy cớ o ép, dọa dẫm đòi trả con dâu về nhà ngoại.
-
1 ngày trướcCả hai ái ngại khi biết được sự thật về tiếng động phát ra trong phòng ngủ.
-
1 ngày trướcLúc tôi nói mình là người yêu của My, anh ta trừng mắt: ''Anh nói cái gì vậy? My là vợ sắp cưới của tôi, chúng tôi yêu nhau 2 năm rồi''.
-
1 ngày trướcLà cô dâu thế hệ gen Z, tôi chẳng hề tủi thân nếu đám cưới không có màn trao vàng hoành tráng, nhưng sẽ rất ấm ức nếu phải đeo vàng thuê chỉ để đẹp mặt nhà chồng.
-
1 ngày trướcĐến nước này, tôi không biết phải làm sao nữa mọi người ạ.
-
1 ngày trướcSuốt 4 năm, người đàn ông Trung Quốc sống với 4 cô bồ trong cùng tòa nhà với vợ, nhưng cả 5 người phụ nữ không hề biết đến sự tồn tại của các tình địch.
-
1 ngày trướcChồng có thu nhập cao nhưng đều đặn mỗi tháng chỉ đưa cho vợ vỏn vẹn 5 triệu đồng.
-
1 ngày trướcChồng tôi lương tháng chỉ 3-4 triệu, tôi lại đang nuôi con nhỏ nên công việc cũng không được như xưa. Kinh tế gia đình phải dựa vào bố mẹ chồng, bởi vậy mà tôi phải "nhịn đắng nuốt cay" dù gia đình chồng đối xử tệ bạc.
-
1 ngày trướcĐoàn tàu kịp thời dừng trước mặt Charlotte, người lái tàu bước xuống trấn an nữ y tá. Ba năm sau, 2 người kết hôn và có con đầu lòng.
Tin tức mới nhất
-
8 phút trước
-
22 phút trước
-
35 phút trước
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
11 ngày trước
-