Bài 'Bắt nạt' gây tranh cãi: Có gì 'lấp lánh' mà đưa vào sách giáo khoa?
Các nhà thơ, nhà phê bình văn học cho rằng, bài thơ "Bắt nạt" đọc thấy khiên cưỡng, gây khó hiểu cho học sinh. Nên chăng, chỉ đưa một vài trích đoạn phù hợp thay vì đưa cả bài thơ vào SGK.
Những ngày qua, dư luận lại tranh cãi về bài thơ Bắt nạt của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách ngữ văn lớp 6 tập 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Bài thơ gồm 8 khổ, nói về việc không tốt của việc đi bắt nạt người khác và khuyên các em học sinh không nên bắt nạt các bạn yếu thế hơn mình.
Nhiều người cho rằng, bài thơ có ngôn từ dễ hiểu, phê phán việc bạo lực học đường nhưng cũng có ý kiến cho rằng, tính nghệ thuật của bài thơ không cao, tính giáo dục không rõ ràng, không phù hợp để đưa vào sách giáo khoa (SGK) cho học sinh.
Bài thơ "Bắt nạt" in trong sách Ngữ văn lớp 6, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" (Ảnh chụp lại sách điện tử).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn - Ủy viên Hội đồng Thơ, Hội nhà văn Việt Nam - cho biết, tùy theo từng cấp học mà tác phẩm đưa vào SGK có tính thẩm mỹ khác nhau. Với cấp tiểu học, bài thơ không cần quá xuất sắc nhưng vẫn phải đạt tiêu chí như sự trang nhã, tính giáo dục.
"Những bài thơ đưa vào SGK cho học sinh cấp 1 góp phần định hướng tính cách các em. Nếu tùy tiện đưa bài nào cũng được thì rất nguy hiểm.
Trước đây, chúng ta đã có nhiều bài thơ của các tác giả Phạm Hổ, Định Hải, Nguyễn Ngọc Ký… nuôi dưỡng tâm hồn, giúp các em lớn lên thành một người tử tế. Không thể nói vì đổi mới SGK mà chúng ta đưa các bài thơ theo cảm tính được", ông Nhơn chia sẻ.
Nói về bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nhận định, đây là một tác phẩm "giả ngô giả ngọng", ngôn từ trong thơ không phải là ngôn ngữ của trẻ con.
"Đọc bài thơ thấy rất khiên cưỡng, giữa hồn nhiên và sự giả ngây ngô rất khác nhau. Bài thơ nhân danh "trẻ con" để nói nhưng không dành cho trẻ con.
Tôi được biết, bài thơ đã bị phản ứng vào năm 2021 nhưng vẫn được tái bản ở các năm học sau thì có thể đây là quan điểm của nhóm biên soạn.
Họ giữ chính kiến của mình mà không căn cứ vào nghệ thuật thi ca. Nhóm biên soạn không nghe dư luận mà vẫn dùng bài thơ này trong SGK vì quá tự tin nên mới bị phản ứng một lần nữa", ông Nhơn nêu ý kiến.
Thạc sĩ Lý luận phê bình Văn học Đinh Mỹ Hà cho biết, thế hệ 7X,8X từng thuộc lòng nhiều bài thơ trong SGK vì đó là những bài thơ hay, có văn vần, có tính thẩm mỹ, giáo dục nhân cách tốt, nhưng với bài thơ Bắt nạt, bà thấy rất kém duyên, không có tính nghệ thuật.
"Một bài thơ làm chơi, đọc chơi thì thế nào cũng được nhưng nếu được chọn đưa vào SGK phải thật chuẩn mực, có tính nghệ thuật cao.
Bài Bắt nạt tôi đọc thấy rất bình thường, tôi không hiểu bài thơ có gì "lấp lánh" mà đưa vào SGK? Sao nó lại vượt qua được hội đồng thẩm định nội dung tác phẩm?
Đoạn cuối đọc mới thấy trúc trắc, khó hiểu mà lại không ăn nhập gì với cả bài, nhất là câu: Vì bắt nạt rất hôi. Không phải tự nhiên mà bài thơ bị phản ứng liên tục như vậy", bà Hà thẳng thắn.
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt thì nêu quan điểm, việc đưa những chủ đề như bạo lực học đường, bắt nạt… vào thơ, văn thì rất nên ủng hộ nhưng với bài thơ Bắt nạt, anh nghĩ rằng, chỉ nên đưa một vài trích đoạn phù hợp để minh họa cho chủ đề thay vì đưa toàn bộ bài thơ.
"Ở góc độ độc giả, tôi thấy có vài đoạn thú vị, dễ thương và vài đoạn đúng là hơi gượng ép, lủng củng, thiếu logic...
Tuy nhiên, thơ ca phụ thuộc rất nhiều vào trải nghiệm và cảm xúc cá nhân của người đọc, thế nên không có công thức nào để khái quát như thế này mới là hay và thế kia mới là dở", nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho hay.
Nhiều tác giả thấy ngạc nhiên khi bài thơ "Bắt nạt" được in trong SGK vì sự trúc trắc, khó hiểu (Ảnh: Hoàng Hoàng).
Nói về thị trường thơ thiếu nhi hiện nay, anh Phong Việt cho biết, người Việt Nam làm thơ nhiều, xuất bản thơ cũng nhiều nhưng rất hiếm khi bán được.
"Số lượng các nhà thơ in thơ và bán được là rất khiêm tốn. Riêng về mảng thiếu nhi, giờ quá ít người chịu viết: Thứ nhất, đó là một đề tài không dễ với các nhà thơ.
Thứ hai là thơ thiếu nhi cũng không phải dễ bán so với truyện chữ, truyện tranh cùng đề tài nên chúng ta ít thấy thơ thiếu nhi là vậy", nhà thơ Nguyễn Phong Việt nhận định.
Theo Dân Trí
-
9 giờ trướcBị cho là cố tình tạo dáng phản cảm trên sân Pickleball, thái độ của cô gái ngay sau đó gây chú ý.
-
11 giờ trướcStreamer Độ Mixi mệt mỏi bởi tình huống không mong muốn.
-
13 giờ trướcTin đồn về mối quan hệ tình cảm giữa người mẫu Hà Lan Laura Celia Valk và ngôi sao bóng đá Jude Bellingham đã chính thức bị dập tắt.
-
13 giờ trướcLối chơi của đội tuyển Việt Nam bị chê đơn điệu, kém hấp dẫn bỗng trở nên hợp lý và hiệu quả khi Nguyễn Xuân Son góp mặt.
-
14 giờ trướcKhánh Vy gây tranh cãi vì đăng video "đu trend" về đội tuyển T1 nhưng bỏ qua Zeus - cựu thành viên cũng là người đóng góp nhiều cho thành tích của T1. Trước đó, BLV Văn Tùng cũng bị fan Zeus kéo vào tranh luận.
-
14 giờ trướcMột học sinh lớp 3 tại bang Arizona được ca ngợi là "người hùng" sau khi cứu sống bạn cùng lớp với mình.
-
15 giờ trướcCác fan của Hoàng gia Anh đã nhận ra rằng Công chúa Charlotte rất giống một ảnh cũ của Nữ hoàng Elizabeth II chụp từ hơn 80 năm trước.
-
15 giờ trướcNguyễn Xuân Son từng bị tố gian lận tuổi khi còn là cầu thủ trẻ ở Brazil nhưng nhanh chóng được minh oan.
-
16 giờ trướcNăm 2024 tiếp tục bùng nổ với vô vàn trào lưu, xu hướng cùng với đó là hàng loạt meme và các từ khóa được ra đời
-
16 giờ trướcCựu tuyển thủ quốc gia Lê Sỹ Mạnh gây phẫn nộ khi hành hung trọng tài ở một giải đấu phong trào.
-
16 giờ trướcSau khi đoạn video ngắn được lan truyền, cư dân mạng Trung Quốc đã thốt lên rằng thật khó tin!
-
17 giờ trướcMột tiệm cắt tóc nổi tiếng trong tòa nhà Quốc hội Nhật Bản, chuyên phục vụ các đời thủ tướng và chính trị gia sẽ đóng cửa sau hơn nửa thế kỷ phục vụ.
-
18 giờ trướcTheo nghi lễ phong kiến, khi nhận chiếu thư thiên triều, các nước chư hầu phải quỳ lạy nhưng vị vua Việt này đã không làm vậy.
-
18 giờ trướcHLV Shin Tae-yong bị đề nghị sa thải nếu ĐT Indonesia giành quyền tham dự World Cup 2026.
-
19 giờ trướcHẹn hò 1.000 buổi trong 8 năm, trung bình 3 ngày một lần, Mutesi chưa tìm thấy người đàn ông của đời mình mà đã gặp không ít gã dở tệ.
-
19 giờ trướcTình trạng hàng nhái táo đỏ Hằng Du Mục quá nhiều nên cô đã phải sử dụng tới biện pháp này.
-
20 giờ trướcNgười đàn ông 54 tuổi đã bắn trọng thương ông lão 74 tuổi, sau khi phát hiện vợ mình đang ngoại tình với ông lão này.
-
20 giờ trướcLính cứu hỏa Hector Chacon, đã hóa thân thành ông già Noel và thực hiện một màn trình diễn đặc biệt, đu dây từ trên cao xuống để tặng quà cho các em nhỏ.
-
21 giờ trướcBà lão 66 tuổi người Trung Quốc khiến dân mạng thế giới chết mê chết mệt khi diễn lại nhiều cảnh phim kinh điển của Hàn Quốc theo phong cách hài hước.