Về bài thơ 'Bắt nạt': Có thể làm thơ tào lao nhưng vào sách cần chuẩn mực
"Thi sĩ vẫn có thể làm thơ dở, lăng nhăng, tào lao, nhảm nhí, vô thưởng, vô phạt... Song, việc chọn một tác phẩm thơ để sách giáo khoa phải thật thận trọng, chuẩn mực", nhà văn Song Hà nhận xét.
Giữa ồn ào về bài thơ Bắt nạt, nhà văn Song Hà nhận định bất cứ ai cũng có một quyền mà không ai có thể ngăn cản được, đó là quyền làm thơ.
Nhà văn Song Hà cho rằng: "Thi sĩ vẫn có thể làm thơ dở, thơ lăng nhăng, thơ tào lao, nhảm nhí, thơ vô thưởng, vô phạt... Song, việc chọn một tác phẩm thơ để sách giáo khoa (SGK) phải thật thận trọng, chuẩn mực".
"Thơ trong SGK trước hết phải mang tính chuẩn mực, phải có tính thơ, vần điệu,... Cái quan trọng nhất phải vừa đảm bảo yếu tố nghệ thuật vừa có giá trị về mặt tư tưởng", ông Song Hà nói.
Cảm nhận cá nhân, ông cho rằng bài thơ Bắt nạt đọc khá trúc trắc.
"Bài thơ đọc khá ngô nghê, trúc trắc, mang tính đơn thuần, thô sơ, giáo dục một cách 'sống', 'sượng'. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của học sinh.
Đặc biệt không hình thành cảm xúc yêu văn, yêu thơ của lứa tuổi mà thơ văn rất dễ ngấm vào tâm hồn non nớt của trẻ", ông Hà bày tỏ.
Ông Hà dẫn chứng lại những tác phẩm văn học đậm chất nghệ thuật đã từng được đưa vào SGK mà bao nhiêu thế hệ học sinh vẫn ghi nhớ như: Quê hương, Cô giáo lớp em, Thương ông, Cô dạy, Cái trống trường em, Làm anh...
"Những giá trị mang tính nghệ thuật sẽ luôn trường tồn. Không phải thơ sáng tác lâu thì cũ kỹ. Nhiều bài thơ đã trải qua hàng chục năm vẫn mang hơi thở thời đại về giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người, gia đình, thiên nhiên...
Không phải cứ gọi là hiện đại thì học sinh có thể hiểu được, cảm nhận được. Hiện đại phải phù hợp với nhận thức của trẻ", nhà văn Song Hà phân tích.
Với bài thơ Bắt nạt đang gây tranh cãi, nhà văn Song Hà nhận định nếu bộ phận biên tập sách quá thích bài thơ này nên đưa vào cuốn sách giáo dục công dân để tuyên truyền về tình trạng bắt nạt học đường hoặc để học sinh nghiên cứu ở cấp cao hơn.
Một phó giáo sư, nhà phê bình văn học cho hay ông không lên tiếng phê bình hay chê bai gì tác phẩm bởi "văn mình, vợ người", mỗi người có cảm nhận riêng.
Song, ông không đồng tình khi đưa bài thơ này vào SGK bởi ngữ liệu để dạy cho học sinh phải mang tính dễ hiểu, phổ quát và phù hợp.
Ông cho rằng những tranh cãi vừa qua cho thấy cần xem xét lại về bài thơ Bắt nạt có nên được đưa vào chương trình chính khóa hay không.
"Tôi cho rằng có nhiều bài thơ khác xứng đáng hơn để đưa vào SGK", vị này cho hay.
Bài thơ "Bắt nạt" in trong sách Ngữ văn lớp 6, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" (Ảnh chụp lại sách điện tử).
ThS Phan Thế Hoài - giáo viên dạy môn ngữ văn tại TPHCM - cho rằng về thể loại (thơ), bài thơ Bắt nạt chưa đạt yêu cầu về cấu tứ, hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu, chưa phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 6 (12 tuổi).
Chẳng hạn, đa số học sinh (kể cả thành thị) vẫn không biết mù tạt là gì, hay các em ở miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng không biết hip-hóp là điệu nhảy thế nào.
Hơn nữa, đưa "mù tạt" và "hip-hóp" để khuyên các em đừng nên bắt nạt là một cách liên tưởng, so sánh khập khiễng.
Ngoài ra, theo giáo viên này, ông cũng không hiểu nội dung những câu thơ này có ý nghĩa gì. Ông dẫn chứng đoạn: "Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu cần bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay/ Cứ đến bắt nạt tớ/ Bị bắt nạt quen rồi/ Vẫn không thích bắt nạt/ Vì bắt nạt rất hôi?".
"Nếu tôi là giáo viên dạy môn ngữ văn chương trình 6, tôi sẽ thay bài này bằng một bài hay hơn, có tính thẩm mỹ hơn", ThS Phan Thế Hoài bày tỏ.
Trong khi đó, vẫn có những lời khen dành cho bài thơ này. Phân tích về bài thơ trong cuốn sách "Làm chủ kiến thức ngữ văn bằng sơ đồ tư duy", tác giả Hoàng Thị Vân Anh và Lê Thị Ngọc nhận định bài thơ có 8 khổ được viết theo thể thơ 5 chữ, có yếu tố tự sự - kể chuyện bằng thơ.
Bài thơ là lời của nhân vật "tớ". "Tớ" bộc lộ tình cảm, cảm xúc với các bạn bắt nạt và bị bắt nạt. Bằng giọng điệu hóm hỉnh, mang hơi thở mạnh mẽ, phóng khoảng của thời đại, nhà thơ đã nêu lên quan điểm phê phán thói bắt nạt kẻ khác của nhiều người...
Theo các tác giả, nghệ thuật độc đáo của bài thơ ở chỗ thể thơ 5 chữ, gieo vần linh hoạt. Nghệ thuật điệp ngữ, điệp cấu trúc câu như đừng bắt nạt...; Sao không…. Giọng thơ tự nhiên, vui tươi, dí dỏm.
Hiện bài thơ vẫn nhận được sự tranh luận lớn về sự phù hợp khi đưa vào chương trình SGK.
Bắt nạt nằm trong tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh (NXB Thế giới, 2017). Theo chia sẻ của tác giả, tập thơ này đã tiêu thụ 11.000 bản và ông chưa từng dính điều tiếng nào cho đến khi bài thơ được đưa vào sách ngữ văn lớp 6 (tập 1), thuộc bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục Việt Nam).
Theo Dân Trí
-
2 giờ trướcLọ Lem - con gái Quyền Linh mới đăng tải video "Một ngày của sinh viên" và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
3 giờ trướcTrong năm qua, bạn đã nói từ này bao nhiêu lần?
-
4 giờ trướcTrâm Anh kiên quyết không lập gia đình vào thời điểm hiện tại.
-
6 giờ trướcRumeysa Gelgi cao 2,15 mét, mới đây đã gặp và kết bạn với người phụ nữ chỉ cao bằng 1/3 mình; hai người đều giữ kỷ lục thế giới về chiều cao cơ thể.
-
7 giờ trướcKhông kinh doanh khởi nghiệp, cũng chẳng đầu tư, làm thế nào mà những bạn trẻ này kiếm được tiền trăm triệu mỗi tháng?
-
8 giờ trướcMC Huyền Châu đã rời VTV từ năm 2021, sau 16 năm gắn bó để tìm kiếm những cơ hội và trải nghiệm mới ngoài lĩnh vực truyền. Nữ MC dành nhiều thời gian cho việc trau dồi và chia sẻ kiến thức.
-
9 giờ trướcBabyboo - bạn gái HIEUTHUHAI đang là cô gái được cộng đồng mạng nhắc đến nhiều.
-
11 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
12 giờ trướcNhững ngày vừa qua, hình ảnh chiếc ô tô nằm trên mái cổng một gia đình ở Biên Hoà (Đồng Nai) đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
-
12 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
13 giờ trướcKhông hiểu người sử dụng "đối phó" với chiếc giường này như thế nào.
-
13 giờ trướcKhá nhiều trụ cột ở đội 1 của tuyển Indonesia có thể xuất hiện ở đội hình xuất phát khi chạm trán tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024.
-
17 giờ trướcTác phẩm nghệ thuật ý niệm mang tên "Comedian" (Diễn viên hài) với một quả chuối được dán băng dính lên tường vừa được bán cho một đại gia Trung Quốc với giá 156 tỷ đồng.
-
1 ngày trướcKhông hổ danh chồng quốc dân mỗi lần xuất hiện đều khiến dân mạng xuýt xoa.
-
1 ngày trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
1 ngày trướcMột khu phố ở Nepal trở nên náo loạn khi một con tê giác rất to xuất hiện và hùng hục đuổi theo người đang đi xe máy trên đường, khiến người này phải quăng cả xe mà bỏ chạy. Đoạn video tê giác đuổi người đã được xem gần 183 triệu lượt, nhiều cư dân mạng nói họ cũng “thót tim” khi nhìn cảnh này.
-
1 ngày trướcBị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
-
1 ngày trướcHồng Thanh và bạn gái mới đang bị bàn tán xôn xao sau khi công bố chuyện tình cảm.
-
1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
3 giờ trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
11 ngày trước