Bí ẩn lời nguyền chết chóc lăng mộ hoàng đế Tamerlane

Tamerlane là một trong 10 vị hoàng đế tàn bạo nhất trong lịch sử thế giới. Và nơi an nghỉ của ông cũng ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, ma mị khiến giới khoa học phải dựng tóc gáy.

Tamerlane là ai?

Tamerlane hay còn được biết đến là Timur là một trong 10 hoàng đế độc ác nhất trong lịch sử thế giới (theo tạp chí Listverse của Mỹ xếp hạng).


Chân dung hoàng đế Tamerlane, vị hoàng đế tàn bạo nhất trong lịch sử (Ảnh: Listverse)

Nổi tiếng tài giỏi, dũng mãnh, Tamerlane là người cho khai sinh đế chế Timur rộng lớn ở vùng Trung Á vào thế kỷ thứ 14 của lịch sử nhân loại. Dưới phương pháp cai trị tàn bạo, độc ác của ông, hàng triệu dân thường đã lâm vào cảnh khốn khổ, cùng cực. Theo sử sách, có khoảng 17 triệu người đã đổ máu dưới thời Tamerlane trị vì. Ông cũng nổi tiếng là một kẻ xâm lược tàn bạo. Sinh thời, Tamerlane là người thống lĩnh Tây Á, Trung Á và Nam Á. Các sử gia thời kỳ này đã ghi lại những vụ tàn sát cả thành phố, đặc biệt ở Ấn Độ do hoàng đế Timur khởi xướng. Thậm chí, ông còn cho xây dựng những tòa tháp bằng xương sọ để cảnh báo tới những ai muốn chống lại ông.

Một mặt Tamerlane nổi tiếng là hoàng đế tàn bạo, mặt khác ông cũng được biết đến là vị hoàng đế đam mê nghệ thuật. Dưới thời trị vì, ông là một nhà bảo trợ nghệ thuật, thường tập trung các học giả và nghệ sĩ khắp Trung Á tới vương quốc. Tamerlane cũng cho xây dựng nhiều nhà thờ Hồi giáo, và sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật có tên Chagatay mà sau này được người dân Trung Á tiếp tục sử dụng suốt 5 thế kỷ.

Ông cũng là người cho thiết kế và xây dựng tòa đồng hồ gạch - một trong những công trình kiến trúc tâm linh nằm giữa vùng đất hoang sơ ở làng Guiaur – Kala, thuộc Nukus, Uzbekistan. Sau khi ông qua đời ở tuổi 68 và được chôn cất tại đây, tòa đồng hồ trần thế này trở thành lăng mộ của ông. Kể từ đó, đây được gọi là lăng mộ Tamerlane.


Lăng mộ Tamerlane được xây dựng trên vùng đất hoang sơ thuộc Nukus, Uzbekistan

Bí ẩn chưa có lời giải của lăng mộ Tamerlane

Mỗi năm lại có một viên gạch tự rơi khỏi bức tường

Trước khi trở thành lăng mộ chôn cất hoàng đế Tamerlane, công trình này được biết đến với cái tên "Đồng hồ trần thế" hay đồng hồ gạch đếm ngược. Đồng hồ này không có kim chỉ giờ, phút thông thường mà tính bằng năm. Đều đặn mỗi năm lại có một viên gạch rơi ra từ bức tường, không phải do tác động của con người hay tự nhiên. Không ai có thể biết được chính xác thời điểm và viên gạch nào sẽ rơi. Lăng mộ này trước kia là một tòa lâu đài đồ sộ, thế nhưng do mỗi năm lại hao hụt một viên gạch nên số lượng gạch của công trình cũng giảm bớt, ảnh hưởng không nhỏ đến tòa lăng. Cho đến nay, tòa lâu đài đã mất khoảng 40%, phần chóp tròn và phần lớn bức tường phía Bắc đã không còn.

Theo một số tài liệu cổ ghi lại, nhiều giả thiết cho rằng hoàng đế Tamerlane đã dự tính ngày tận thế được thể hiện qua số lượng viên gạch xây tường. Còn nguyên nhân vì sao mỗi năm trôi qua, một viên gạch sẽ rơi khỏi tường thì khoa học vẫn chưa tìm được lời giải. Nhiều trí thức địa phương cho biết họ không dám đào sâu, kiểm tra kỹ để tìm câu trả lời cho hiện tượng kỳ lạ này bởi lăng mộ Tamerlane dính phải một lời nguyền.


Toàn cảnh lăng mộ Tamerlane.

Lời nguyền chết chóc khiến giới khoa học "lạnh gáy"

Theo xếp hạng của tạp chí khoa học đời sống Mỹ năm 2013, lời nguyền lăng mộ Tamerlane là một trong 10 lời nguyền ma mị nhất lịch sử, đã gây ra nhiều cái chết ám ảnh khiến giới khoa học phải dựng tóc gáy.

Tương truyền, lúc lâm chung Tamerlane đã nguyền rủa sẽ hủy hoại cuộc sống của loài người nếu kẻ nào dám động vào nơi an nghỉ vĩnh hằng của ông. Theo sách sử, khi các nhà khoa học Liên Xô khai quật hầm mộ của Tamerlane vào năm 1941, họ tìm thấy dòng chữ được ghi trên nắp quan tài ông, dịch ra có nghĩa rằng "Khi ta từ cõi chết trở về, thế giới sẽ lâm nguy".

Ba ngày sau khi các nhà khảo cổ học khai quật mộ hoàng đế, phát xít Đức tấn công Liên Xô. Quân đội Nga hầu như lép vế hoàn toàn cho đến khi thi hài lãnh chúa Tamerlane được trả lại về lăng mộ. Sau đó, cục diện chiến tranh đã thay đổi. Nga bất ngời lội ngược dòng trong chiến dịch Stalligrad, nắm được ưu thế trong cuộc chiến. Tuy nhiên, 4 năm chiến tranh ròng rã đã cướp đi sinh mạng của hơn 20 triệu người Nga.


Nắp quan tài chôn cất Tamerlane có khắc dòng chữ "Khi ta từ cõi chết trở về, thế giới sẽ lâm nguy"

Cho đến nay, lời nguyền và những bí ẩn về mộ phần của hoàng đế Tamerlane vẫn chưa có lời giải, bởi không còn ai dám động đến nơi an nghỉ của ông nữa. Có thể chiến tranh Đức - Nga năm ấy chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng giới khoa học vẫn quyết định để hoàng đế tàn bạo Tamerlan an nghỉ yên lành.

Số 7 thần thánh

Gần lăng mộ là một khu nhà nguyện có 7 ngọn chóp tròn tên là Shamun - Nabi, nơi dành cho khách hành hương nghỉ chân. Cái tên Shamun - Nabi lấy từ tên một thầy phù thủy khi xưa chuyên làm việc thiện, ban phước giúp người. Theo truyền thuyết, tiếng tăm của Shamun - Nabi vang xa. Có nhiều người đã tìm đến nơi đây để cầu xin ông cứu giúp, sau đó họ thường xếp 7 viên gạch lên nhau để tạ ơn Shamun - Nabi.

Ngày nay, khi nơi đây trở thành một điểm du lịch tâm linh hút khách, người ta tin rằng chồng 7 viên gạch lên nhau và cầu nguyện thì điều ước của họ sẽ thành hiện thực. Mặc dù xếp gạch để ước nguyện, những không ai dám mang một viên gạch nào trở về, bởi họ lo sợ lời nguyền sẽ ám lên cuộc đời họ.


Lăng mộ Tamerlane ngày nay trở thành điểm du lịch tâm linh hút khách

Boho
Theo Vietnamnet


lời nguyền lăng mộ vua Tamerlane lăng mộ Tamerlane tin lời nguyền Bí ẩn tin tức chuyện lạ

Tin tức mới nhất