"Bóp miệng" ăn tiêu vì làm... dâu trưởng
Ăn nhịn, để dành quanh năm chỉ để lo chuyện giỗ họ, giỗ nhà. Trách nhiệm dâu trưởng của chị càng nặng khi bố mẹ chồng càng có tuổi.
Hơn 15 năm về nhà chồng, chị Thu (Hưng Yên) chưa tháng, năm nào được nhẹ nhõm, ung dung nhàn tản vì làm dâu trưởng. Chị Thu cho biết gia đình nhà chồng vốn là trưởng tộc, vì thế từ ngày về làm dâu chị đã phải chung vai với bố mẹ chồng gồng gánh việc giỗ chạp. "Đám giỗ nhỏ trong nhà thì cũng phải lo toan thực phẩm cho mười mấy mâm cơm. Còn giỗ cả dòng họ thì mệt thôi rồi" - chị Thu nói.
Chính vì thế mà đối với chị Thu, có được trọn vẹn một ngày vô lo vô nghĩ để lang thang dông dài hoặc nhởn nhơ ở cửa hàng thời trang như nhiều chị em khác là điều rất khó khăn. Cả năm không tháng nào là chị không phải lo cỗ bàn linh đình. Có tháng, thậm chí có tới 3, 4 đám giỗ chồng chéo nhau khiến chị chỉ cần nghĩ đến đã thấy mệt mỏi, chán nản. Chị nói: "Việc lo toan thì phải lo rồi. Có khi giỗ lớn phải viện cớ xin nghỉ làm ở cơ quan. Gia đình chồng tôi vốn quen với lối sống tryền thống nên mình là dâu trưởng nên trách nhiệm càng nặng nề. Nhà có công việc kiểu gì cũng không được vắng mặt. Ốm cũng phải gượng dậy mà làm. Mặt khác vì chúng tôi là lớn, là trưởng trong nhà vậy nên mọi khoản đóng góp cỗ bàn bao giờ cũng phải chủ động và gánh phần nhiều nhất. Vợ chồng vốn kinh tế cũng không dư dả gì vậy nên cứ nghĩ đến giỗ chạp là xanh xám cả mặt. Cả tháng được vài đồng lương, lo chuyện học hành cho con, còn lại là dồn vào mấy đám giỗ đó. Vì thế quanh năm cứ phải chắt bóp, không bao giờ dám mạnh tay chi tiêu. Đến cái tivi trong nhà dùng hơn 10 năm trời, hỏng lên hỏng xuống cũng không dám thay".
Ăn nhịn, để dành quanh năm chỉ để lo chuyện giỗ họ, giỗ nhà, trách nhiệm dâu trưởng của chị càng nặng khi bố mẹ chồng càng có tuổi. Vợ chồng vốn đã khó vì chăm nuôi bố mẹ chồng giờ lại phải gồng gánh luôn trách nhiệm "trả nợ lễ" cho hai ông bà khi có đám cưới, đám hiếu... Nhiều khi chị Thu nói dỗi bằng cách bóng gió với đứa con gái "Sau này lấy chồng nhớ đừng bao giờ lấy con trai cả, lợi lộc chẳng thấy đâu chỉ thấy trách nhiệm và nghĩa vụ". "Nói là nói thế nhưng việc mình làm vẫn phải làm, không thể trốn tránh được. Cứ cầu mong có hôm nào đó bố mẹ chồng thay đổi thái độ, quan điểm, cắt bớt thủ tục rườm rà để nàng dâu trưởng như tôi khỏi phải lao đao khốn đốn. Nhưng 15 năm làm dâu rồi, trách nhiệm cứ chồng trách nhiệm" - chị Thu than thở.
Không phức tạp và mệt nhoài như chị Thu nhưng chị Lan (Hà Đông - Hà Nội) mới sau 3 năm kết hôn cũng đã thấm thía thế nào là dâu trưởng. Chị cho biết, mọi việc lớn nhỏ trong nhà làm không chu đáo thể nào chị và chồng cũng bị cả nhà "lôi ra hội nghị" để trách móc, yêu cầu rút kinh nghiệm. "Nhà chồng tôi mang tiếng là sống ở thời hiện đại nhưng tư tưởng thì hủ cựu không ai bằng. Nói chuyện với bề trên phải khúm núm thưa gửi, đứng ngay ngắn mới được đáp dạ - vâng. Không có chuyện vừa đi vừa nói hoặc gọi với ai đó như thói quen thường thấy ở các gia đình hiện nay" - chị Lan cho biết.
Thời gian đầu về làm dâu, chị Lan sốc lắm: "Tôi tròn mắt, há miệng khi hè năm đó, cô em chồng lên gõ cửa phòng thông báo xuống họp gia đình. Và buổi họp ngày hôm đó, tôi được chỉnh đốn tư tưởng, yêu cầu thay đổi cung cách hành xử. Bố mẹ chồng tôi yêu cầu tôi loại bỏ những chiếc váy ngắn quá đầu gối. Và hơn cả là tôi được giao trọng trách gánh vác toàn bộ công việc của nhà chồng kể từ giờ phút ấy. Nghe xong tôi thấy toát mồ hôi hột..." - chị Lan tâm sự.
Và trách nhiệm mà chị Lan phải gánh đó là thay mẹ chồng chi tiêu trong gia đình. Vợ chồng chị cũng kiêm luôn trách nhiệm nuôi đứa em chồng đang đang du học dở năm thứ 2 đại học. "Bố mẹ chồng tôi nói rằng giờ vợ chồng không phải lo nhà ở vì có nhà của ông bà. Cho nên thay vì đầu tư nhà thì đầu tư cho cô em chồng tôi. Ông bà bảo giờ già cả, không làm gì ra tiền nữa, ông bà đành phải nhờ vợ chồng tôi gánh vác, "nâng đỡ" cô em thêm mấy năm nữa. Nghe bố mẹ chồng nói, tôi chỉ biết á khẩu. Tiền du học đâu phải là khoản nhỏ nhặn gì..." - chị Lan chia sẻ.
"Người ta cũng đi làm dâu, tôi cũng đi làm dâu, nhưng tôi phải gánh gồng nhiều trách nhiệm... không đâu như thế. Bố mẹ chồng tôi có lương hưu nhưng ông bà không đóng góp tiền ăn. Hai ông bà để cho vợ chồng tôi gánh vác trách nhiệm lo toan trong nhà. Từ công lớn việc nhỏ, ông bà đứng ra quyết định, còn chúng tôi là người phải thực hiện. Nếu làm không đến nơi đến chốn thì lập tức cuộc họp gia đình sẽ được triệu tập. Thường thì bị cảnh cáo trước gia đình, còn lớn hơn thì bị mang ra cuộc họp đại gia đình bao gồm cả các bác, các chú..." - chị Lan than thở.
Lương hai vợ chồng cộng lại được hơn 60 triệu nhưng chị Lan cho hay không tháng nào có đủ để chi tiêu. "Hàng tháng, chúng tôi phải lo tiền sinh hoạt, ăn uống cho cả nhà chồng, thêm một khoản thuốc men cho bố mẹ chồng. Rồi khoản tiền cho em gái chồng học đang đi du học. Nói thật giờ đây đến việc thèm mua một thỏi son, một chiếc váy mới tôi cũng không dám mua vì có quá nhiều khoản khác phải chi tiêu" - chị Lan cho hay.
Chính vì thế mà đối với chị Thu, có được trọn vẹn một ngày vô lo vô nghĩ để lang thang dông dài hoặc nhởn nhơ ở cửa hàng thời trang như nhiều chị em khác là điều rất khó khăn. Cả năm không tháng nào là chị không phải lo cỗ bàn linh đình. Có tháng, thậm chí có tới 3, 4 đám giỗ chồng chéo nhau khiến chị chỉ cần nghĩ đến đã thấy mệt mỏi, chán nản. Chị nói: "Việc lo toan thì phải lo rồi. Có khi giỗ lớn phải viện cớ xin nghỉ làm ở cơ quan. Gia đình chồng tôi vốn quen với lối sống tryền thống nên mình là dâu trưởng nên trách nhiệm càng nặng nề. Nhà có công việc kiểu gì cũng không được vắng mặt. Ốm cũng phải gượng dậy mà làm. Mặt khác vì chúng tôi là lớn, là trưởng trong nhà vậy nên mọi khoản đóng góp cỗ bàn bao giờ cũng phải chủ động và gánh phần nhiều nhất. Vợ chồng vốn kinh tế cũng không dư dả gì vậy nên cứ nghĩ đến giỗ chạp là xanh xám cả mặt. Cả tháng được vài đồng lương, lo chuyện học hành cho con, còn lại là dồn vào mấy đám giỗ đó. Vì thế quanh năm cứ phải chắt bóp, không bao giờ dám mạnh tay chi tiêu. Đến cái tivi trong nhà dùng hơn 10 năm trời, hỏng lên hỏng xuống cũng không dám thay".
Ăn nhịn, để dành quanh năm chỉ để lo chuyện giỗ họ, giỗ nhà, trách nhiệm dâu trưởng của chị càng nặng khi bố mẹ chồng càng có tuổi. Vợ chồng vốn đã khó vì chăm nuôi bố mẹ chồng giờ lại phải gồng gánh luôn trách nhiệm "trả nợ lễ" cho hai ông bà khi có đám cưới, đám hiếu... Nhiều khi chị Thu nói dỗi bằng cách bóng gió với đứa con gái "Sau này lấy chồng nhớ đừng bao giờ lấy con trai cả, lợi lộc chẳng thấy đâu chỉ thấy trách nhiệm và nghĩa vụ". "Nói là nói thế nhưng việc mình làm vẫn phải làm, không thể trốn tránh được. Cứ cầu mong có hôm nào đó bố mẹ chồng thay đổi thái độ, quan điểm, cắt bớt thủ tục rườm rà để nàng dâu trưởng như tôi khỏi phải lao đao khốn đốn. Nhưng 15 năm làm dâu rồi, trách nhiệm cứ chồng trách nhiệm" - chị Thu than thở.
Không phức tạp và mệt nhoài như chị Thu nhưng chị Lan (Hà Đông - Hà Nội) mới sau 3 năm kết hôn cũng đã thấm thía thế nào là dâu trưởng. Chị cho biết, mọi việc lớn nhỏ trong nhà làm không chu đáo thể nào chị và chồng cũng bị cả nhà "lôi ra hội nghị" để trách móc, yêu cầu rút kinh nghiệm. "Nhà chồng tôi mang tiếng là sống ở thời hiện đại nhưng tư tưởng thì hủ cựu không ai bằng. Nói chuyện với bề trên phải khúm núm thưa gửi, đứng ngay ngắn mới được đáp dạ - vâng. Không có chuyện vừa đi vừa nói hoặc gọi với ai đó như thói quen thường thấy ở các gia đình hiện nay" - chị Lan cho biết.
Thời gian đầu về làm dâu, chị Lan sốc lắm: "Tôi tròn mắt, há miệng khi hè năm đó, cô em chồng lên gõ cửa phòng thông báo xuống họp gia đình. Và buổi họp ngày hôm đó, tôi được chỉnh đốn tư tưởng, yêu cầu thay đổi cung cách hành xử. Bố mẹ chồng tôi yêu cầu tôi loại bỏ những chiếc váy ngắn quá đầu gối. Và hơn cả là tôi được giao trọng trách gánh vác toàn bộ công việc của nhà chồng kể từ giờ phút ấy. Nghe xong tôi thấy toát mồ hôi hột..." - chị Lan tâm sự.
Và trách nhiệm mà chị Lan phải gánh đó là thay mẹ chồng chi tiêu trong gia đình. Vợ chồng chị cũng kiêm luôn trách nhiệm nuôi đứa em chồng đang đang du học dở năm thứ 2 đại học. "Bố mẹ chồng tôi nói rằng giờ vợ chồng không phải lo nhà ở vì có nhà của ông bà. Cho nên thay vì đầu tư nhà thì đầu tư cho cô em chồng tôi. Ông bà bảo giờ già cả, không làm gì ra tiền nữa, ông bà đành phải nhờ vợ chồng tôi gánh vác, "nâng đỡ" cô em thêm mấy năm nữa. Nghe bố mẹ chồng nói, tôi chỉ biết á khẩu. Tiền du học đâu phải là khoản nhỏ nhặn gì..." - chị Lan chia sẻ.
"Người ta cũng đi làm dâu, tôi cũng đi làm dâu, nhưng tôi phải gánh gồng nhiều trách nhiệm... không đâu như thế. Bố mẹ chồng tôi có lương hưu nhưng ông bà không đóng góp tiền ăn. Hai ông bà để cho vợ chồng tôi gánh vác trách nhiệm lo toan trong nhà. Từ công lớn việc nhỏ, ông bà đứng ra quyết định, còn chúng tôi là người phải thực hiện. Nếu làm không đến nơi đến chốn thì lập tức cuộc họp gia đình sẽ được triệu tập. Thường thì bị cảnh cáo trước gia đình, còn lớn hơn thì bị mang ra cuộc họp đại gia đình bao gồm cả các bác, các chú..." - chị Lan than thở.
Lương hai vợ chồng cộng lại được hơn 60 triệu nhưng chị Lan cho hay không tháng nào có đủ để chi tiêu. "Hàng tháng, chúng tôi phải lo tiền sinh hoạt, ăn uống cho cả nhà chồng, thêm một khoản thuốc men cho bố mẹ chồng. Rồi khoản tiền cho em gái chồng học đang đi du học. Nói thật giờ đây đến việc thèm mua một thỏi son, một chiếc váy mới tôi cũng không dám mua vì có quá nhiều khoản khác phải chi tiêu" - chị Lan cho hay.
Theo Pháp Luật Xã Hội
-
5 phút trướcSau cú sốc năm 2004 thi đại học nhưng không nhận được giấy trúng tuyển, đến năm 2019, Trần Xuân Tú quyết định thi lại thì phát hiện sự thật chấn động.
-
35 phút trướcSo với Công nương Kate, Vua Charles không giấu diếm việc bị bệnh ung thư ngay từ đầu.
-
1 giờ trướcXem xong ai cũng thốt lên: Họ cùng nhau lão hoá ngược à?
-
1 giờ trướcNgười đàn ông 71 tuổi cưới cô gái 32 tuổi vừa trẻ trung lại xinh đẹp. Trong đám cưới, vẻ mặt cô dâu cũng tràn đầy nụ cười, có vẻ cả hai đều rất hạnh phúc khiến ai cũng ngưỡng mộ.
-
2 giờ trướcChi tiết lịch thi đấu vòng bán kết AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) mới nhất: Đội tuyển Việt Nam gặp Singapore 2 trận.
-
2 giờ trướcBình luận viên Vũ Quang Huy cho rằng Nguyễn Xuân Son vẫn chưa thể hiện hết khả năng sau màn ra mắt ấn tượng trong màu áo đội tuyển Việt Nam.
-
2 giờ trướcSau khi kết thúc trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Myanmar, ống kính máy quay trên sân vô tình bắt được khoảnh khắc cầu thủ Xuân Son và Soe Moe Kyaw (ĐT Myanmar) có những trao đổi ngay trên sân.
-
4 giờ trướcHành động thể hiện cặp đôi này đang hạnh phúc thế nào.
-
5 giờ trướcKhông chỉ nam TikToker này mà dân mạng xem xong cũng rất thích thú trước món quà của Lê Tuấn Khang.
-
14 giờ trướcTikTok sẽ bị cấm ở Albania trong ít nhất một năm.
-
15 giờ trướcKhi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi ngoại tình.
-
16 giờ trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
20 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
1 ngày trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
2 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
-
2 ngày trướcChỉ nhớ rằng bản thân từng đóng phim nhưng chưa một lần xem lại, sau hơn 20 năm, cậu bé ngày đó giờ đã có quá nhiều thay đổi.
-
2 ngày trướcNam tiktoker thường xuất hiện với tạo hình giả gái trong các video, nhưng mới đây Long Chun đã khiến cộng đồng mạng "sốc ngã ngửa" khi thông báo có con gái đầu lòng.
-
2 ngày trướcSau cuốc xe đáng nhớ với Sơn Tùng M-TP, nam tài xế xích lô đến từ Nam Định đã nhận về bất ngờ khiến không ít người thích thú.
Tin tức mới nhất
-
35 phút trước
-
35 phút trước