Bún riêu vỉa hè 'tên kém sang' ở Hà Nội, đêm nào cũng bán vài trăm bát
Nằm trên phố Nguyễn Thiếp, gánh bún vỉa hè mang tên "Bún riêu bà điếc" là địa chỉ ăn đêm nổi tiếng với thực khách Hà Nội.
"Khách nhà tôi chủ yếu là khách quen, nhưng nhiều người cũng không biết tôi tên gì. Xưa, thời mẹ chồng tôi bán, họ gọi đây là 'Bún riêu bà móm', tới tôi thì họ gọi 'Bún riêu bà điếc'.
Nghe hơi buồn cười nhưng cũng là đặc trưng, khiến họ dễ nhớ", bà Hoa, chủ gánh bún riêu vỉa hè trên phố Nguyễn Thiếp (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vừa tỉ mỉ xếp đồ, chuẩn bị đón khách vừa "cười hà hà" kể về cái tên "không đụng hàng" của quán.
Chủ quán không ngần ngại đề tên quán là "Bún bà điếc". Ảnh: Kim Ngân
Gánh bún riêu của bà Giang Thị Hoa (54 tuổi) đã trở thành địa chỉ quen thuộc với nhiều thực khách suốt 20 năm. Trước đây, chủ quán là mẹ chồng bà Hoa, còn bà là người phụ giúp.
Hai mẹ con buôn bán trên phố Đường Thành (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Gần 8 năm nay, bà Hoa kế nghiệp, duy trì gánh bún riêu theo công thức của mẹ chồng và chuyển về phố Nguyễn Thiếp, buôn bán gần nhà.
"Mẹ chồng tôi nấu bún riêu theo hương vị cổ truyền và đến giờ, tôi vẫn giữ công thức đó. Gánh bún của mẹ nuôi 10 người con khôn lớn, nên chúng tôi tự hào lắm", bà Hoa cho hay.
Khu vực làm bún của bà Hoa là một chiếc bàn nhỏ, sắp xếp đủ gia vị và nguyên liệu. Bên cạnh là nồi nước dùng sôi lăn tăn. Bên trái là quang gánh đựng thúng bún, bát to. Những bộ bàn ghế nhựa xếp nép vào cửa nhà dân xung quanh.
Tầm 18 - 19h, quán chưa đông, bà Hoa vừa bán vừa tranh thủ tán gẫu với khách quen. Ảnh: Kim Ngân
Giải thích về cái tên "Bún riêu bà điếc", bà Hoa cho biết, do ảnh hưởng dây thần kinh ở sau tai, khả năng nghe của bà khá kém. Lúc bán hàng, khách phải nói to, nói nhiều lần bà mới nghe rõ.
Vì thế, không biết từ bao giờ, khách nửa đùa nửa thật gọi đây là quán "bà điếc". Sau này, bà sử dụng máy trợ thính nên khách đến ăn đều được phục vụ theo yêu cầu, không còn phàn nàn vì bị làm sai món.
"Ai thấy chạnh lòng chứ tôi thấy tên này lạ, dễ phân biệt với các quán khác", bà Hoa cho hay.
Hằng ngày, bà Hoa mở bán từ 18h hôm trước tới khoảng 2h hôm sau. Nếu trời mưa, bà sẽ nghỉ sớm hơn. Thời điểm đông khách nhất là 20 - 22h.
Theo bà, phần kỳ công nhất trong món bún riêu là nước dùng. Bà ninh xương nhiều giờ, cho tới khi nhừ sẽ chắt lấy nước cốt, thêm gạch cua nguyên chất, cà chua, giấm bỗng và các gia vị theo công thức gia truyền.
"Trong nồi nước dùng, mỗi nguyên liệu, tôi đều đong đếm kỹ, ngày nào cũng như ngày nào để hương vị được đảm bảo, không lúc mặn, lúc nhạt, lúc nồng... Xương và cua đều phải là đồ tươi, đồ thật mới ngon", bà Hoa nói.
Công thức nấu nước dùng bún riêu của gia đình bà Hoa đã truyền qua 3 đời. Ảnh: Kim Ngân
Cũng theo chủ quán, nguyên liệu được nhập trong ngày từ mối quen nhiều năm. Từ cua, đậu, rau sống, rau thơm... gia đình đều nhập về rồi tự sơ chế, chế biến cho kịp bán vào buổi tối. Mùa hè, thời tiết nắng nóng, khâu bảo quản sẽ vất vả hơn.
"Quán toàn khách quen, có khi họ ăn từ hồi còn yêu nhau đến lúc lấy nhau, sinh con vẫn quay lại. Vì vậy, nếu mình nấu khác đi, họ nhận ra ngay. Tôi buôn bán vỉa hè, bàn ghế đơn sơ, chỗ ngồi hạn chế nên muốn khách gắn bó, luôn cố gắng làm thật ngon, vui vẻ, niềm nở với khách", bà Hoa nói.
Các nguyên liệu được bà Hoa sắp xếp rất gọn gàng. Ảnh: Kim Ngân
Bún riêu tại quán có mức giá khá rẻ so với nhiều hàng quán phố cổ, dao động từ 25.000 - 65.000 đồng. Bà Hoa viết giá rất rõ ràng để khách không nhầm lẫn.
Bát bún riêu 65.000 đồng sẽ gồm bề bề, đậu, sườn sụn, thịt bò, giò tai. Lượng bún và đồ ăn kèm đều đầy đặn. Quán có bán đồ ăn kèm như tóp mỡ 10.000 đồng/túi, trứng vịt lộn 8.000 đồng/quả, quẩy 10.000 đồng/đĩa. Tóp mỡ chiên giòn được đựng trong túi nilon, để đảm bảo vệ sinh.
Khi khách gọi món, bà Hoa nhanh tay trụng bún vào nồi nước đang sôi, xếp các đồ ăn kèm lên trên, rắc hành lá thái nhỏ, hành khô, chút gia vị rồi chan nước dùng nóng hổi gần đầy miệng bát.
Với khách thích hương vị mắm tôm, bà Hoa sẽ nêm thêm một thìa nhỏ cho dậy mùi. Bát bún riêu bưng tới bàn vẫn bốc khói nghi ngút, tỏa mùi thơm dịu thoang thoảng. Đây là món ngon ấm bụng vào ban đêm.
Bát bún riêu cua bề bề đầy đặn, giá 35.000 đồng. Ảnh: Kim Ngân
Bà Hoa cho biết, mỗi ngày quán bán được hàng trăm bát bún riêu. Ngày cuối tuần, có khi bà bán hết 500 - 600 bát, tương đương hơn tạ bún, huy động gần 10 người phục vụ. "Làm bún riêu lích kích nhiều công đoạn và buôn bán đêm vất vả lắm. Nhưng cứ thấy khách quay lại, gắn bó, tôi lại thấy vui", bà tâm sự.
Chị Lan Anh (21 tuổi, Long Biên, Hà Nội) ăn ở quán đã hơn 3 năm. Nữ thực khách thích hương vị truyền thống của nước dùng, hài hòa và đậm đà. Chị đã đưa nhiều bạn bè tới quán thưởng thức.
Ông Bình (70 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì ấn tượng nhất với bún riêu cua ăn kèm tóp mỡ. "Tóp mỡ giòn, không ngấm dầu nên không ngấy, rất hợp với nước dùng chua dịu. Bát bún riêu bình thường chỉ 25.000 đồng nên ai cũng ăn được", ông nói.
Ông Bình, khách quen của quán thường ăn bún riêu cua với nhiều tóp mỡ. Ảnh: Kim Ngân
Theo thực khách của quán, tuy bán vỉa hè nhưng bà Hoa lại là người gọn gàng, sắp xếp không gian rất sạch sẽ nên tạo ấn tượng tốt. Nếu đến vào đêm cuối tuần, thực khách sẽ phải chờ đợi vì quán đông.
Bún riêu là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn du khách khi tới Hà Nội. Những năm gần đây, ẩm thực Hà Nội luôn được truyền thông quốc tế và du khách trong - ngoài nước đánh giá cao.
Hồi tháng 3, Hà Nội dành vị trí dẫn đầu hạng mục "Điểm đến ẩm thực tốt nhất thế giới năm 2024" nằm trong khuôn khổ Giải thưởng "Best of the Best của Traveller's Choice" do Tripadvisor công bố.
Bún riêu tóp mỡ phố cổ: Quán 1 mét vuông, trăm khách chen chúc ngồi 'ké' hàng xóm
Có diện tích vỏn vẹn 1 mét vuông, chỉ đủ đặt nồi nước dùng và chiếc bàn inox nhưng quán bún riêu tóp mỡ nằm trên con phố Trần Xuân Soạn lại luôn đông đúc. Ngày cao điểm, quán có thể bán hết 500 - 600 bát.
Theo VietNamNet
-
1 giờ trướcChanh leo được trồng khá nhiều ở Việt Nam nhưng phần lớn xuất khẩu sang nước ngoài. Loại quả này giàu chất chống oxy hoá và có chỉ số đường huyết thấp.
-
3 giờ trướcTrong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên như bão lũ, động đất ngày càng diễn biến khó lường, du khách cần thêm các phương án dự phòng thiên tai vào kế hoạch chuyến đi.
-
5 giờ trướcTrứng gà, trứng vịt sau khi mua về, nếu không được bảo quản đúng cách thì rất dễ hỏng, mất chất dinh dưỡng, làm vi khuẩn gây dạ dày phát triển khi ăn.
-
6 giờ trướcLai Châu, mảnh đất Tây Bắc với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam.
-
7 giờ trướcHạt chia là loại hạt phổ biến trong thực đơn giảm cân, nhưng không phải ai cũng biết nên uống thế nào để tăng hiệu quả kiểm soát cân nặng.
-
8 giờ trướcKhông ít ý kiến cho rằng, thắng đường để tạo nước màu kho thịt, cá nguy cơ gây hại cho sức khoẻ, điều này có đúng?
-
10 giờ trướcTrong khi cả hành tinh đang ở năm 2024, lịch của người Ethiopia lại “chậm” hơn đến 7 năm 8 tháng.
-
11 giờ trướcCác chuyên gia y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng thịt gia súc, gia cầm chết trong lũ lụt làm thực phẩm.
-
12 giờ trướcViệc chợ búa khó khăn khi mưa ngập khiến việc chuẩn bị sẵn thực phẩm cho vài ngày trở nên cần thiết, vậy tích trữ thế nào là khoa học và đâu là những thứ nên mua?
-
16 giờ trướcSắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nếu thiếu hụt sắt sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất tập trung và thiếu máu. Dưới đây là 5 món ăn cung cấp hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể giá bình dân.
-
1 ngày trướcTaste Atlas, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới vừa đưa 2 đại diện của Việt Nam vào danh sách những món khai vị ngon nhất.
-
1 ngày trướcTrong bối cảnh miền Bắc đang phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và diễn biến phức tạp của lũ lụt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội yêu cầu dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, trong thời gian báo động lũ.
-
1 ngày trướcKhỉ Sơn Trà đã quen với việc được con người cho ăn. Khi không lấy được thức ăn, chúng sẽ xảy ra xung đột với con người.
-
1 ngày trướcChọn đúng loại nhựa, sử dụng và bảo quản hợp lý, bạn có thể tận dụng tối đa lợi ích của đồ nhựa trong chế biến thực phẩm mà vẫn đảm bảo an toàn.
-
1 ngày trướcMỗi ngày, chúng ta đều mở tủ lạnh hàng chục lần để lấy thức ăn, đồ uống. Ít ai để ý rằng, những đồ vật đơn giản như một chai nước đá, giấy ăn.. lại có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tủ lạnh hoạt động hiệu quả hơn.
-
1 ngày trướcCỏ ngọt được biết đến là loại chất thay thế đường ngọt, vừa an toàn và lành mạnh, tốt cho sức khỏe, vậy cây cỏ ngọt có tác dụng gì?
-
1 ngày trướcNhiều người có thói quen hâm nóng cơm nguội để ăn vào bữa tiếp theo, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm nóng cơm nguội đúng cách để giữ được độ thơm dẻo của cơm.
-
1 ngày trướcBánh trung thu dù rất ngon nhưng bạn cần nhớ một số lưu ý khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
-
1 ngày trướcCollagen đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, sắc đẹp của bạn, vì vậy bổ sung các thực phẩm giúp sản sinh collagen tự nhiên là rất cần thiết.
-
1 ngày trướcSở thích ẩm thực của nhiều người có thể khiến họ phải nhập viện cấp cứu do nhiễm liên cầu khuẩn lợn, tắc ruột, sán chui lên não.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
24 ngày trước
-
-
25 ngày trước
-
25 ngày trước