Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mang đến triển vọng đầy hứa hẹn về giảm lượng chất thải thủy hải sản, góp phần bảo vệ một trường.
Ngoài ra, việc dùng vỏ tôm làm bê-tông còn tiết kiệm được khối lượng lớn các nguyên liệu sản xuất.
Đặc biệt, bê-tông chế tạo từ vỏ tôm còn rất chắc chắn, bởi vì vỏ tôm có thành phần chiếm chủ yếu là kitin, là một dạng polymer tạo ra vỏ cho các loài giáp xác và canxi cacbonat - các chất góp phần mang đến độ cứng và độ bền cao.
Các nhà khoa học Mỹ chế tạo bê-tông từ vỏ tôm.
Vì vậy, các nhà khoa học tại Đại học Bang Washington(Mỹ) đã có thể tăng cường độ cứng của bê-tông với việc bổ sung vỏ tôm.
Họ cho những mảnh kitin cực nhỏ vào dung dịch, chúng nhỏ hơn sợi tóc người hàng nghìn lần. Với kitin, dung dịch đông đặc trở nên mạnh hơn 40% so với dung dịch tiêu chuẩn.
Ngoài ra, thời gian đóng rắn của nó đã tăng hơn một giờ, giúp dễ dàng vận chuyển trên quãng đường dài và chịu được nhiệt độ cao của thời tiết nắng nóng.
Theo các nhà khoa học, phụ gia kitin trong vỏ tôm sẽ giúp tăng gần như gấp đôi tuổi thọ cho các sản phẩm bê-tông. Bên cạnh đó, nguyên liệu này làm giảm nhu cầu sản xuất bê tông mới, giúp giảm lượng khí thải carbon.
Theo Infonet