Cảm phục trước đơn tình nguyện hiến xác của người trẻ
Để đi đến quyết định đăng ký hiến xác cho y học, những người trẻ cao cả này phải đấu tranh với gia đình và chính bản thân trong suốt nhiều năm qua.
Từ trước đến nay, vấn đề hiến xác khi qua đời ở nước ta còn khá hạn chế do phong tục, tập quán và niềm tin vào tâm linh giữa người sống và người chết rất thiêng liêng. Tuy nhiên, vẫn có người nghĩ khác.
Với họ, có sinh thì ắt có tử, đó là lẽ thường tình chúng ta phải chấp nhận. Cũng chính vì sự chuyển đổi nhận thức đó nên tính từ năm 1993 đến nay, đã có hơn 20 nghìn người làm đơn đăng ký tình nguyện hiến xác tại trường ĐH Y Dược TP.HCM.
Cô Trương Thị Sao Mai, cán bộ bộ phận hiến thi hài của Trường ĐH Y Dược, cho biết: “Hàng năm, số người tình nguyện hiến xác cho trường càng tăng, ở độ tuổi từ 40 trở xuống chiếm khoảng 30% tổng số người đăng ký hiến xác. Đặc biệt, có trường hợp người đăng ký hiến xác ngay khi tuổi đời còn rất trẻ."
"Mẹ muốn phát điên khi biết tôi đăng ký hiến xác"
Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Trung Hiếu, sinh năm 1991, ngụ tại Quận 2, TP.HCM. Hiếu cho biết anh đã có suy nghĩ này từ 2 năm trước khi tham dự những đám tang của người bạn, người thân, anh đã chứng kiến những giọt nước mắt của người ở lại trong suốt nhiều ngày làm lễ tang cho người thân, nên anh đi đến quyết định: "Tôi muốn khi mình chết, mẹ và những người thân yêu sẽ trải qua nỗi đau thật nhanh và tôi sẽ được mang đi trước khi nỗi đau thực sự rõ ràng. Tôi đã từng thấy một người mẹ vừa khóc con vừa sắp xếp mọi thứ cho tang lễ, rồi ngồi suốt ba ngày đốt vàng mã dưới áo quan để con khỏi lạnh.
Tôi cũng từng gõ cửa hiệu ảnh lúc mờ sáng để in di ảnh cho bạn, và mẹ bạn đã khóc nấc lên nhất định in tấm khác để nhìn được hình ảnh con mình lúc còn tươi tỉnh nhất. Tôi đã thấy cảnh nhà hòm và thầy tụng cò kè bớt một thêm hai khi mang đến chiếc áo quan không đủ dài ngay trước thi hài bạn còn chưa lạnh hẳn. Đó không phải là những điều tôi muốn người thân làm cho mình trong đám tang của tôi"
Hiếu phải trải qua hai năm dằn vặt với ý định đến trường ĐH Y Dược làm đơn đăng ký do sự ngăn cản quyết liệt từ mẹ của anh. Ban đầu, Hiếu chỉ hỏi dò để được nghe suy nghĩ và quan niệm của mẹ anh về việc hiến xác cho y học. Những cái nhíu mày và lắc đầu phản đối của mẹ cũng giúp Hiếu hiểu ra rằng mẹ mình muốn một thân thể lành lặn của đứa con trai đã mất chứ không phải đống tro tàn được hỏa thiêu sau khi những phần thân xác trên người đã bị lấy mất.
Nhưng bất chấp sự phản đối của mẹ, Hiếu vẫn quyết định viết và ký vào tờ Đơn tự nguyện hiến thi hài và trình cho mẹ của anh xem sau khi đã hoàn tất các giấy tờ thủ tục. "Mẹ đã phát điên lên khi tôi đem mẫu đơn này về. Nhưng tôi nghĩ thế còn tốt hơn việc mẹ sẽ hóa điên khi lỡ như tôi nằm cứng đờ giữa nhà và mẹ lại không biết phải bắt đầu từ đâu cho một đám tang!" - Hiếu nói.
Vì sự việc đã rồi nên mẹ của Hiếu cũng đành chấp nhận. Thỉnh thoảng, anh lại nói đùa với bà: "Sau này con chết, mẹ nhớ liên lạc ngay với bệnh viên để hiến xác, không được... giấu đâu đó!". Hiếu cũng chia sẻ rằng anh sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, thân thể và mong mình sẽ không bị mắc một căn bệnh truyền nhiễm nào để có thể hiến một thân xác khỏe mạnh cho y học.
Cô gái tình nguyện hiến xác vì muốn "hoạch định tương lai sau khi chết"
Chị Lại Hoàng Hà, sinh năm 1984, ngụ Quận 4, TP.HCM quyết định làm đơn tình nguyện hiến xác khi chị chạm mốc tuổi 30. Đối với chị, đây là thời điểm thích hợp nhất vì chị cho rằng mình đã đủ chín chắn để đưa ra quyết định mà không vấp phải sự ngăn cản từ gia đình.
"Nếu bạn có muốn làm thì hãy làm sớm, vì đơn giản là người chết thì không thể ký được, và người già đã lẫn thì càng không. Thật vui vì chuyến phiêu lưu cuối cùng của cuộc đời mình cũng do mình lên kế hoạch." - Chị Hà cười và nói.
Điều khiến chị Hà an tâm và không ngần ngại làm việc này vì chị có một người bạn thân 20 năm hiện đang là Bác sĩ - Giảng viên tại Đại học Y Hà Nội. Những ngày tháng còn là sinh viên thực tập ở Viện Giải Phẫu, người bạn này đã tâm sự với chị Hà rằng mình học được rất nhiều kiến thức và đã vượt qua cả những sợ sệt về tâm linh ban đầu.
Nên người bạn này và cả những sinh viên y khoa đều cảm thấy mỗi một thi thể là một người thầy thầm lặng. Chị Hà nói: "Tới bây giờ, bạn ấy vẫn nhớ gương mặt trên thi thể mà mình tiếp xúc lần đầu tiên. Tôi rất quý bạn ấy và cả những sinh viên, bác sĩ ngành y, những người được dạy rằng tuyệt đối tôn trọng các thi thể và phải may lại tỉ mỉ để thi thể đó lành lặn, nguyên vẹn sau khi giải phẫu xong."
Chị Hà chia sẻ: "Trên giấy chứng nhận không nhất thiết phải dán ảnh, nhưng mình chọn ảnh
này, để nhắc nhở rằng mình đã làm việc này vào lúc mình đang rất trẻ trung, khỏe mạnh,
xinh đẹp, lạc quan, yêu đời".
Chị Hà rất trân trọng cơ thể và đang quyết tâm rèn luyện thể thao giữ gìn sức khỏe để cống hiến một thân thể toàn vẹn cho y khoa. Chị cho rằng, cái chết phục vụ cho sự sống, khi chết đi là ta đã gieo một nghiệp lành. "Chết rồi thì thân xác không quan trọng nữa. Người ta có thể đem thiêu hoặc chôn dưới đất lạnh mục rữa dần dần, vậy thì thi hài dù có mổ xẻ thế nào thì vẫn có ích hơn. Bố mẹ tôi đã bị thuyết phục khi tôi nói rằng rồi ai cũng phải có lúc vào bệnh viện, sẽ an tâm hơn khi những bác sĩ điều trị cho mình là những người được đào tạo xuất sắc, mà giải phẫu trên cơ thể người thật là một môn học quan trọng." - Chị cho biết.
Người hiến xác được tri ân tại lễ Macchabée
Macchabée là một hình tượng văn hóa độc đáo, phổ biến ở các nước phương Tây, thể hiện tính đa dạng trong nghi lễ và nghệ thuật tạo hình. Lễ hội mang tính nhân bản sâu sắc, thể hiện sự thương tiếc và chúc phúc của những người sống cho những người đã khuất, qua đó gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình đẳng đến tất cả mọi người.
Sinh viên Trường đại học Y dược TP.HCM thắp nến tri ân người hiến xác
- Nguồn ảnh: báo Tuổi trẻ online.
Với họ, có sinh thì ắt có tử, đó là lẽ thường tình chúng ta phải chấp nhận. Cũng chính vì sự chuyển đổi nhận thức đó nên tính từ năm 1993 đến nay, đã có hơn 20 nghìn người làm đơn đăng ký tình nguyện hiến xác tại trường ĐH Y Dược TP.HCM.
Cô Trương Thị Sao Mai, cán bộ bộ phận hiến thi hài của Trường ĐH Y Dược, cho biết: “Hàng năm, số người tình nguyện hiến xác cho trường càng tăng, ở độ tuổi từ 40 trở xuống chiếm khoảng 30% tổng số người đăng ký hiến xác. Đặc biệt, có trường hợp người đăng ký hiến xác ngay khi tuổi đời còn rất trẻ."
"Mẹ muốn phát điên khi biết tôi đăng ký hiến xác"
Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Trung Hiếu, sinh năm 1991, ngụ tại Quận 2, TP.HCM. Hiếu cho biết anh đã có suy nghĩ này từ 2 năm trước khi tham dự những đám tang của người bạn, người thân, anh đã chứng kiến những giọt nước mắt của người ở lại trong suốt nhiều ngày làm lễ tang cho người thân, nên anh đi đến quyết định: "Tôi muốn khi mình chết, mẹ và những người thân yêu sẽ trải qua nỗi đau thật nhanh và tôi sẽ được mang đi trước khi nỗi đau thực sự rõ ràng. Tôi đã từng thấy một người mẹ vừa khóc con vừa sắp xếp mọi thứ cho tang lễ, rồi ngồi suốt ba ngày đốt vàng mã dưới áo quan để con khỏi lạnh.
Tôi cũng từng gõ cửa hiệu ảnh lúc mờ sáng để in di ảnh cho bạn, và mẹ bạn đã khóc nấc lên nhất định in tấm khác để nhìn được hình ảnh con mình lúc còn tươi tỉnh nhất. Tôi đã thấy cảnh nhà hòm và thầy tụng cò kè bớt một thêm hai khi mang đến chiếc áo quan không đủ dài ngay trước thi hài bạn còn chưa lạnh hẳn. Đó không phải là những điều tôi muốn người thân làm cho mình trong đám tang của tôi"
Hiếu phải trải qua hai năm dằn vặt với ý định đến trường ĐH Y Dược làm đơn đăng ký do sự ngăn cản quyết liệt từ mẹ của anh. Ban đầu, Hiếu chỉ hỏi dò để được nghe suy nghĩ và quan niệm của mẹ anh về việc hiến xác cho y học. Những cái nhíu mày và lắc đầu phản đối của mẹ cũng giúp Hiếu hiểu ra rằng mẹ mình muốn một thân thể lành lặn của đứa con trai đã mất chứ không phải đống tro tàn được hỏa thiêu sau khi những phần thân xác trên người đã bị lấy mất.
Nhưng bất chấp sự phản đối của mẹ, Hiếu vẫn quyết định viết và ký vào tờ Đơn tự nguyện hiến thi hài và trình cho mẹ của anh xem sau khi đã hoàn tất các giấy tờ thủ tục. "Mẹ đã phát điên lên khi tôi đem mẫu đơn này về. Nhưng tôi nghĩ thế còn tốt hơn việc mẹ sẽ hóa điên khi lỡ như tôi nằm cứng đờ giữa nhà và mẹ lại không biết phải bắt đầu từ đâu cho một đám tang!" - Hiếu nói.
Vì sự việc đã rồi nên mẹ của Hiếu cũng đành chấp nhận. Thỉnh thoảng, anh lại nói đùa với bà: "Sau này con chết, mẹ nhớ liên lạc ngay với bệnh viên để hiến xác, không được... giấu đâu đó!". Hiếu cũng chia sẻ rằng anh sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, thân thể và mong mình sẽ không bị mắc một căn bệnh truyền nhiễm nào để có thể hiến một thân xác khỏe mạnh cho y học.
Cô gái tình nguyện hiến xác vì muốn "hoạch định tương lai sau khi chết"
Chị Lại Hoàng Hà, sinh năm 1984, ngụ Quận 4, TP.HCM quyết định làm đơn tình nguyện hiến xác khi chị chạm mốc tuổi 30. Đối với chị, đây là thời điểm thích hợp nhất vì chị cho rằng mình đã đủ chín chắn để đưa ra quyết định mà không vấp phải sự ngăn cản từ gia đình.
"Nếu bạn có muốn làm thì hãy làm sớm, vì đơn giản là người chết thì không thể ký được, và người già đã lẫn thì càng không. Thật vui vì chuyến phiêu lưu cuối cùng của cuộc đời mình cũng do mình lên kế hoạch." - Chị Hà cười và nói.
Điều khiến chị Hà an tâm và không ngần ngại làm việc này vì chị có một người bạn thân 20 năm hiện đang là Bác sĩ - Giảng viên tại Đại học Y Hà Nội. Những ngày tháng còn là sinh viên thực tập ở Viện Giải Phẫu, người bạn này đã tâm sự với chị Hà rằng mình học được rất nhiều kiến thức và đã vượt qua cả những sợ sệt về tâm linh ban đầu.
Nên người bạn này và cả những sinh viên y khoa đều cảm thấy mỗi một thi thể là một người thầy thầm lặng. Chị Hà nói: "Tới bây giờ, bạn ấy vẫn nhớ gương mặt trên thi thể mà mình tiếp xúc lần đầu tiên. Tôi rất quý bạn ấy và cả những sinh viên, bác sĩ ngành y, những người được dạy rằng tuyệt đối tôn trọng các thi thể và phải may lại tỉ mỉ để thi thể đó lành lặn, nguyên vẹn sau khi giải phẫu xong."
Chị Hà chia sẻ: "Trên giấy chứng nhận không nhất thiết phải dán ảnh, nhưng mình chọn ảnh
này, để nhắc nhở rằng mình đã làm việc này vào lúc mình đang rất trẻ trung, khỏe mạnh,
xinh đẹp, lạc quan, yêu đời".
Người hiến xác được tri ân tại lễ Macchabée
Macchabée là một hình tượng văn hóa độc đáo, phổ biến ở các nước phương Tây, thể hiện tính đa dạng trong nghi lễ và nghệ thuật tạo hình. Lễ hội mang tính nhân bản sâu sắc, thể hiện sự thương tiếc và chúc phúc của những người sống cho những người đã khuất, qua đó gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình đẳng đến tất cả mọi người.
Sinh viên Trường đại học Y dược TP.HCM thắp nến tri ân người hiến xác
- Nguồn ảnh: báo Tuổi trẻ online.
Ở Việt Nam, từ năm 1990, giáo sư Nguyễn Quang Quyền, chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu học tại Đại học Y Dược TP.HCM đã khôi phục lại vũ hội Macchabée và đặt tên là: Lễ tri ân những người đã hiến thân thể cho khoa học. Theo quy định hiện nay, người từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tự nguyện đăng ký hiến xác cho khoa học sau khi qua đời. Người có ý nguyện hiến xác cần làm hồ sơ, thủ tục đăng ký hiến xác khi còn minh mẫn. Theo tìm hiểu, thi hài sau khi được đơn vị tiếp nhận để sử dụng sẽ được ướp hóa chất bảo quản nhằm giữ được lâu dài, phục vụ công tác giảng dạy trong khoảng từ 1 đến 2 năm. Sau đó, nếu gia đình không có yêu cầu nhận lại, thi hài sẽ được hỏa thiêu với sự hiện diện của gia đình. Nhà trường có thể sẽ giữ lại toàn bộ xương cốt để giảng dạy và nghiên cứu. |
Theo Tri Thức Trẻ
-
12 phút trướcNghe Hải Tú “bắn” tiếng Anh nhiều rồi, giờ cô nàng khoe luôn kỹ năng nói tiếng Pháp cực đỉnh.
-
1 giờ trướcNữ MC Tùng Chi là một trong những gương mặt trẻ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều khán giả khi dẫn chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
-
3 giờ trướcBài tập cho học sinh tiểu học nhưng lại khiến người lớn phải vò đầu bứt tai.
-
4 giờ trướcHoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài và bạn trai tổ chức lễ cưới vào tháng 12 tới, sau khoảng nửa năm yêu nhau.
-
5 giờ trướcGiải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam 2024 đã chính thức công bố các đề cử.
-
6 giờ trướcChính cầu thủ này cũng bày tỏ mong ước được nhập tịch và khoác áo ĐTQG Indonesia trong thời gian tới.
-
7 giờ trướcDù chồng trấn an, Eilis vẫn không tin mình sẽ qua khỏi: "Cơ thể đang nói với em rằng: Em sắp chết". Cô qua đời oan ức do sự phối hợp chậm trễ của nhân viên y tế.
-
9 giờ trướcHình ảnh khiến nhiều nữ sinh "đứng tim".
-
9 giờ trướcMưu tính lừa đại gia, nữ người mẫu 30 tuổi họ Dương nhận cú trời giáng vì gậy ông đập lưng ông.
-
10 giờ trướcĐây là một trong những từ thường dùng của gen Z đang gây chú ý và khiến nhiều người thắc mắc; “cộng tươi” là gì và tại sao nó lại phổ biến đến vậy?
-
14 giờ trướcThấy hành động của tài xế, một số người lớn tuổi đã ra nói chuyện, thái độ khá gay gắt.
-
1 ngày trướcNữ streamer đình đám chia sẻ khoảnh khắc một mình hậu kết hôn.
-
1 ngày trướcCư dân mạng đang nhiệt tình "đẩy thuyền" cho DJ Wukong và Quyên Qui.
-
1 ngày trướcTan chảy con tim vì khoảnh khắc này…
-
1 ngày trướcHằng Du Mục không khỏi ấm ức khi nhắc lại câu chuyện đầy cảm lạnh giữa cô và Dịch Dương.
-
1 ngày trướcBTV Thu Hà khiến khán giả yêu mến bởi tài năng lẫn nhan sắc xinh đẹp. Để có được sắc vóc như vậy, nữ BTV cũng phải chú ý trong việc siết cân, giữ dáng.
-
1 ngày trướcMàn về đích ấn tượng giúp Lê Tiến Trọng Nghĩa giành vòng nguyệt quế trận tuần 3 và tấm vé chơi trận tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia 25.
Tin tức mới nhất
-
12 phút trước
-
12 phút trước
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
9 ngày trước
-