Cận cảnh quy trình đưa chuột lên bàn nhậu ở làng chuột lớn nhất miền Tây

Đặt bẫy, bắt chuột rồi đưa ra các lò mổ... đó là những công việc diễn ra đều đặn suốt gần 30 năm nay ở chợ chuột Phù Dật (tỉnh An Giang).

Mỗi ngày có từ 3 - 5 tấn chuột được tiêu thụ dùng làm... món nhậu khoái khẩu cho người dân miền Tây Nam Bộ.

Vùng sông nước miền Tây Nam Bộ vốn đã nổi tiếng với những ngôi chợ độc đáo như chợ nổi Cái Răng (TP. Cần Thơ), chợ cỏ Ô Lâm (An Giang), chợ ma (Đồng Tháp), chợ côn trùng, chợ bò Tà Ngào (Tịnh Biên, An Giang),... và cũng không thể không nhắc đến chợ chuột Phù Dật "độc nhất vô nhị" và được xem là "làng chuột" lớn nhất miền Tây.

11copy-76cee
Cảnh làm chuột ở chợ chuột Phù Dật.

Lâu nay người ta vẫn hay gọi làng chuột Phù Dật ở ấp Bình Chiến (xã Bình Long, huyện Châu Phú, An Giang) là chợ chuột, vì nơi đây được xem là đầu mối mua bán cũng như giết mổ lấy thịt chuột lớn nhất. Chợ chuột hình thành từ khi nào cũng chẳng còn ai nhớ rõ, những người có "thâm niên" trong nghề thì bảo rằng làng này đã có từ khoảng gần 30 năm về trước. 

Những người có thâm niên lâu đời trong việc săn bắt chuột kể rằng, ngày trước ở làng Phù Dật, người dân còn rất nghèo khó nên chỉ biết kiếm sống bằng nghề gài bẫy để bắt chuột đồng đem bán cho ai muốn mua về chế biến món ăn, mồi nhậu.

1copy-76cee
Chuột ở miền Tây có quanh năm trên ruộng đồng nên người dân ở ấp Bình Chiến
 chủ yếu mưu sinh bằng nghề bắt chuột.

3copy-76cee
Sau một đêm đặt bẫy, ngày hôm sau người dân đi thu hoạch "chiến lợi phẩm".

4copy-76cee
Có nhiều cách bắt chuột nhưng người dân chủ yếu là đặt bẫy như thế này.

Bác Lê Văn Long (54 tuổi) là người hành nghề bắt chuột lâu năm nhất, nên được người dân ở đây hay gọi là "vua chuột". Bác kể lại: "Tôi nhớ không nhầm thì năm tôi 14 tuổi, tôi là người đầu tiên nảy ra ý định đặt bẫy chuột ở khu vực gần nhà rồi mang chuột bán cho những người mua về nhậu chơi hoặc dùng làm món chính cho bữa ăn hằng ngày. Từ đó, nơi đây mới bắt đầu phát sinh chuyện mua bán chuột đến tận bây giờ. Thậm chí nghề săn bắt chuột nãy đã lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác như một nghề truyền thống trong làng".

Theo bác Long, càng về sau này, nhiều người sống dọc theo kênh Phù Dật thấy nghề bắt chuột kiếm thu nhập khá nên tham gia. "Lực lượng săn chuột" ngày càng hùng hậu nên họ đi xa vào tận miệt Đầm Chích, Giang Thành, Tám Ngàn, Hòn Đất (Kiên Giang) để đánh bắt. Cứ mỗi chiều, từng toán người ở độ tuổi thanh niên và trung niên chuẩn bị đủ loại dụng cụ để đặt bẫy bắt chuột với khí thế như đi... đánh trận suốt cả đêm. 

5copy-76cee
Sau khi bắt được chuột, thương lái cho người vào tận đồng thu mua rồi chở về chợ.

6copy-76cee
Anh Hải có hơn 20 năm trong nghề săn bắt chuột, nay đã chuyển sang mua chuột.

7copy-76cee
Chuột được cân ký khi mua về, sau đó xuất đi nơi khác.

8copy-76cee
Nếu có người mua tận chợ thì người bán trực tiếp đập chuột để làm thịt.

Chuột ở miền Tây có quanh năm nhưng chuột nhiều và ngon nhất trong khoảng từ tháng 3 - 10 âm lịch. Cứ tầm 14h là người dân bắt đầu đi đặt bẫy, rồi chờ đến tờ mờ sáng hôm sau đi thu "chiến lợi phẩm" mang đến điểm thu mua bán lại. Người dân cho biết, giá bán 1kg chuột hơi, thường là loại chuột cống nhum được gài bẫy ngoài đồng bán lại cho hộ kinh doanh có giá dao động từ 20.000 đồng/kg chuột chết và 30.000/kg chuột sống. Sau khi được giết mổ, làm sạch sẽ được bán với giá 35.000 - 70.000 đồng/kg. 

Từ đây, các hộ kinh doanh bắt đầu phân loại chuột và giết mổ, làm sạch, ướp đá sau đó bán cho các thương lái lớn để họ mang về những vùng khác và trong đó cũng có cả Sài Gòn. Các chủ quán nhậu ở Sài Gòn mua về để dùng chế biến những món đặc sản như chuột quay lu, chuột nướng muối ớt cay thiệt là cay, chuột xào lăn, chuột nấu mẻ, chuột khìa, chuột nấu canh chua. Từ một con chuột có thể chế biến ra rất nhiều món ăn dân dã.

12copy-76cee
Lựa những con chuột không còn sống để bán với giá rẻ hoặc làm thịt tại chỗ.

17copy-76cee
Những con chuột từ bé đến lớn vừa được đập chết và chuẩn bị lên "bàn mổ".

13copy-76cee
Công đoạn đầu tiên khi làm thịt một con chuột là cắt bỏ chân, đuôi, hàm răng của nó.
Công đoạn thứ hai là lột lông, lọc
 bỏ mắt và nội tạng.

18copy-76cee
Chuột sau khi được lột da và làm sạch bằng nước.

19copy-76cee
Sau đó ướp với đá để chuyển đi bỏ mối tại các nhà hàng.

20copy-76cee
Người mua thịt có thể đến tận nơi để được lấy với giá rẻ hơn.

23copy-76cee
Chuột được chế biến với nhiều món đặc sản dân dã.
Trong ảnh là món thịt chuột chiên giòn khá hấp dẫn.

24copy-76cee
Và đây là món thịt chuột xào sả ớt cay thiệt cay sẽ thu hút những tín đồ ẩm thực
 thích khám phá.

 
Theo Trí Thức Trẻ

Tin tức mới nhất