Cẩn thận với "bệnh tủ lạnh" trong mùa hè

Hãy cẩn thận cho sức khỏe, vì thức ăn để lâu trong tủ lạnh sẽ sinh ra vi khuẩn, gây ra bệnh tật được gọi là những “bệnh tủ lạnh”.

Những ngày nắng nóng, thức ăn dư thừa, ăn không hết hầu như được nhiều người đặt hết vào tủ lạnh, và đây còn là thói quen của không ít các gia đình. Có thể bạn cho rằng đây là cách tiết kiệm và bảo quản thức ăn tiện lợi. Tuy nhiên, hãy cẩn thận cho sức khỏe, vì thức ăn để lâu trong tủ lạnh sẽ sinh ra vi khuẩn, gây ra bệnh tật được gọi là những “bệnh tủ lạnh”.

đề phòng
Thức ăn để lâu trong tủ lạnh sẽ sinh ra vi khuẩn. Ảnh minh họa

1. “Bệnh tủ lạnh” cụ thể là gì?

Cái gọi là bệnh tủ lạnh chính là chỉ những bất ổn, khó chịu về mặt sức khỏe do trực tiếp sử dụng thực phẩm trong tủ lạnh gây ra. Một số vi khuẩn như Psychrophile, mốc, Aspergillus flavus… tồn tại trong thức ăn cất giữ trong tủ lạnh khi chưa qua nhiệt tiệt khuẩn thì chúng sẽ đi vào dạ dày, đường ruột và gây bệnh.

2. Hai loại “bệnh tủ lạnh” chủ yếu thường gặp

- Viêm dạ dày: Chủ yếu do con người ăn thức ăn vừa mới lấy ra khỏi tủ lạnh, khiến dạ dày bị kích thích nhiệt độ thấp một cách mạnh mẽ, có thể xảy ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn…

- Viêm ruột: Có một loại vi khuẩn được gọi là Yersinia có thể sinh sôi mạnh trong môi trường nhiệt độ 0 độ C. Tủ lạnh trở thành nơi lý tưởng để chúng phát triển, khi đi vào kết tràng sẽ làm niêm mạc kết tràng bong tróc, gây chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và viêm dạng rộng.

đề phòng
Lưu ý bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để tránh "bệnh tủ lạnh". Ảnh minh họa

3. Làm sao phòng ngừa “bệnh tủ lạnh”?

- Chia ngăn thức ăn sống – chín riêng biệt: Phân chia hai loại thức ăn như thế để tránh nhiễm khuẩn chéo. Ngoài ra, hai loại này cũng cần được bảo quản ở nhiệt độ khác nhau vì vậy không thích hợp để đặt chung một ngăn tủ lạnh.

- Không ăn thực phẩm vừa mới lấy ra khỏi tủ lạnh: Thức ăn, trái cây, thức uống khi vừa mới lấy ra từ tủ lạnh cần phải để ở một môi trường nhiệt độ bình thường bên ngoài một lúc rồi mới dùng để tránh kích thích dạ dày, đường ruột.

- Thời gian bảo quản trong tủ lạnh có giới hạn: Thời gian của các loại thịt thông thường không nên quá 2 ngày, rau củ quả thì không quá 5 ngày v.v… Tóm lại, mỗi loại thực phẩm cần có giới hạn thời gian bảo quản chứ không phải cứ đặt trong tủ lạnh là muốn giữ bao lâu cũng được.

- Khử độc định kỳ cho tủ lạnh: Nhiệt độ thấp bên trong tủ lạnh có thể giết chết vi khuẩn nhưng không có nghĩa là hoàn toàn. Bạn cần định kỳ vệ sinh, khử độc để tủ lạnh giảm bớt vi khuẩn có hại sinh sôi trong thức ăn.

- Đun qua nhiệt rồi hãy dùng: Thức ăn cất trong tủ lạnh khi đem ra ngoài nên đun qua nhiệt một cách triệt để rồi mới ăn, cách hâm bằng lò vi song tuy có nhanh chóng và tiện lợi nhưng lại không thể hoàn toàn diệt khuẩn có trong thực phẩm.

- Tránh đông lạnh lần thứ hai: Sau khi đã rã đông thì không nên cho lại vào tủ lạnh nữa vì như thế sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi dữ dội hơn, gây hại cho sức khỏe người dùng.

Theo Trí Thức Trẻ


Tin tức mới nhất