Theo bài công bố vừa đăng tải trên Journal of Anthropological Archaeology, các mảnh gốm có niên đại tận 5.800 năm và là một món đồ uống rất phổ biến.

Một số phù điêu cổ cho thấy người Ai Cập cũng sử dụng bia cho các buổi tiệc như chúng ta. Nó còn là một thứ đồ uống thượng hạng dùng để phục vụ các nghi lễ.

Choáng với món ăn chơi y thời hiện đại ở Ai Cập 5.800 năm trước-1
Bình và cốc uống bia cổ đại được lắp ghép từ các mảnh gốm cổ - Ảnh: Đại học Dartmouth

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Jiajing Wang từ Đại học Dartmouth (New Hampshire - Mỹ) cho biết bia Ai Cập liên quan đến sự phân tầng của xã hội Ai Cập thời bấy giờ cũng như sự trỗi dậy dần dần của một nhà nước thống nhất.

Theo Acient Origins, các mảnh vỡ bám cặn bia có niên đại từ năm 3.800 đến năm 3.600 trước Công Nguyên, tức 400-600 năm trước thời pharaoh Narmer, người đã thống nhất Ai Cập.

Trích dẫn nghiên cứu, tờ New Scientist cho biết bia Ai Cập được ủ từ lúa mì, lúa mạch và một loại cỏ có hương độc đáo, nồng độ cồn khá thấp.

Bia Ai Cập không giống như bây giờ mà đặc, đục, sánh như cháo. Người Ai Cập dùng một ống hút sậy dài để uống bia y như cách một số dân tộc thiểu số ở nước ta uống rượu cần.

Trước đó, người ta từng tìm thấy khá nhiều nhà máy bia có tuổi đời "trẻ" hơn tại các di tích Ai Cập cổ đại. Có những nhà máy bia có công suất cực lớn, có thể sản xuất cùng lúc 390 đến 1.000 lít bia.

Theo Người Lao Động