Chuột khổng lồ giúp ích trong điều trị bệnh lao

Những con chuột không lồ gây sợ hãi trên toàn thế giới nhưng lại có khả năng phát hiện, điều trị bệnh lao từ rất sớm.

Tại Đại học Eduardo Mondlane, nằm ở Maputo, Mozambique, chín con chuột khổng lồ đang bận rộn với công việc đánh hơi vi khuẩn gây bệnh lao từ hàng trăm mẫu đờm.

Đây là những con chuột đã trải qua sáu tháng huấn luyện tại Tanzania. Chúng có thể khả năng phân biệt mùi hoàn hảo. Được đặt trong lồng kính, những con chuột sẽ ngửi từng loại mẫu đờm. Nếu phát hiện ra mẫu phẩm có chứa virus bệnh lao, chúng sẽ dừng lại hoặc xoa chân để ra hiệu.

“Trong vòng 30 phút, một con chuột có thể kiểm tra gần trăm mẫu phẩm. Trong khi đó, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm phải mất bốn ngày để làm việc này” – ông Emilio Valvarde, Giám đốc chương trình lao tại APOPO, tổ chức dẫn đầu cuộc nghiên cứu cho biết.

Chuột khổng lồ giúp ích trong điều trị bệnh lao
Một con chuột đang đánh hơi virus lao trong các mẫu bệnh phẩm.

Dự án này được khởi động từ tháng 2/2013 đã mang lại hy vọng cho hàng ngàn người bị bệnh lao. Trước đó, tại Mozambique, có rất nhiều trường hợp nhận được kết quả xét nghiệm âm tính giả. Chính vì thế, số người tử vong do lao tại Mozambique thuộc hàng cao nhất thế giới.

Năm 2006, Mozambique đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về bệnh lao. Đến năm 2014, số người chết vì lao tại Mozambique là 60.000 người, tăng 10% so với năm 2013.

Theo các chuyên gia cử dự án APOPO, sử dụng chuột để phát hiện mầm bệnh lao mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp hơn so với các phương pháp thông thường khác. Chi phí để đào tạo chuột phát hiện ung thư vào khoảng 6700 USD – 8000 USD. Mỗi con chuột có vòng đời từ 6 – 8 năm. 

Trong khi đó, với phương pháp xét nghiệm chẩn đoán GeneXpert hiện nay, các bệnh viện phải bỏ ra 17000 USD chi phí mua thiết bị. Đồng thời, mỗi lần xét nghiệm phải mất 10 – 17 USDm đắt hơn nhiều so với chuột.

Ngoài ra, chuột khổng lồ còn có khả năng phát hiện ra thuốc nổ. Chúng có thể vượt qua những địa hình khó khăn, xâm nhập vào các khu mỏ, mở đường cho các chuyên gia phá mìn theo sau.

Chuột khổng lồ nặng tới 1,5kg, được cho là “dễ đào tạo” hơn các loài chuột thông thường.

Trở lại việc nghiên cứu bệnh lao. Sau khi các mẫu bệnh phẩm được chuột phát hiện nhiễm virus lao, các bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra lại bằng kính hiển vi huỳnh quang. Sau đó, kết quả được trả lại cho bệnh viện để tiến hành điều trị.

Mặc dù bệnh lao có thể điều trị dễ dàng nhưng nếu không sử lý sớm, bệnh có thể gây tử vong. Mozambique là một trong những nước có số người mắc bệnh lao nhiều nhất trên thế giới.
 
Theo Trí Thức Trẻ


Tin tức mới nhất