Cô giáo dùng ngôn ngữ tuổi teen dạy học, tưởng thường thôi mà khiến trò xanh mặt

Học trò "đứng hình" vì cách dùng từ teencode của cô giáo.

Mới đây, trong tiết dạy Văn của một trường cấp 3, cô giáo đã ra đề nhận xét về những câu văn. Đề bài chỉ là bình luận văn học cho đến khi lướt xuống câu 4, nhiều trò "đứng hình" vì cách dùng từ teencode của cô.

Đề cho:

Câu 1: Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.

Câu 2: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nêu cao tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp

Câu 3: Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài tuy xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc.

Câu 4: "ThiẾU zẮng a 3 hUmz e k thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa".

Cô giáo dùng ngôn ngữ tuổi teen dạy học, tưởng thường thôi mà khiến trò xanh mặt-1
Đề Văn yêu cầu dịch teencode tưởng không khó mà khiến học trò "xanh mặt".

Cả 4 câu trên đều mắc lỗi sử dụng từ ngữ hay ngữ pháp lủng củng. Đặc biệt với câu cuối cùng, việc dùng ngôn ngữ tuổi teen trong Văn học của cô giáo tưởng là chuyện quá bình thường với giới trẻ nhưng lại khiến nhiều trò "bó tay".

Cụ thể đáp án: 

- Câu 1: Từ "chót lọt" dùng miêu tả khí thế hiên ngang của người tử tù là không hợp lý. Bởi từ này sai chính tả (cách dùng đúng: "trót lọt"), và từ "trót lọt" cũng dùng để chỉ sự suôn sẻ khi vượt qua khó khăn nào đó.

- Câu 2: Từ "cao đẹp" bị lặp, khiến câu văn đọc không xuôi.

- Câu 3: Thiếu vị ngữ.

- Câu 4: Thuần Việt lại có nghĩa là: "Thiếu vắng anh 3 hôm, khiến em không thể sống thêm 1 phút giây nào nữa".

Teencode hay còn gọi là ngôn ngữ xì tin hoặc ngôn ngữ tuổi teen, chủ yếu dùng những từ viết tắt, chữ cái thay thế. Teencode chủ yếu được giới trẻ dùng nhiều để giao tiếp với nhau trên mạng. Những ai không quen sử dụng, nắm rõ quy luật sử dụng ngôn ngữ này sẽ gặp không ít khó khăn trong việc hiểu nội dung.

Một số nguyên tắc:

Chuyển một số chữ cái sang chữ cái khác: ph - f, ng - g/q, gi/d/ - j/z, c - k, qu - w, r - z, h - k…

Viết tắt những từ ngữ ngắn hơn: không- ko/k, được - dk/dc, gì- j, yêu - iu…

Chuyển chữ cái sang số: o - 0,  e - 3, i - 1, a - 4…

Dùng những kí tự đặc biệt trên bàn phím để chỉ dấu: dấu sắc (’), dấu huyền (`), dấu nặng (.), dấu hỏi (?), dấu ngã (~)

Dũng những kí tự đặc biệt để chỉ chữ: đ là +) hoặc d là  |)…

Ví dụ:

( 4o m0j. chuy3^n. cu*’ th3^’ d0^? xu0^g’ d4^u` mjnh` th3^’ n4j`. CHg? thi3^t’ s0^g’ nu*4~. N4o` thj` m4^t’ kon p4n th4^n….. ruy` thj cu*? ruy` thj` du? c4c’ thu*’ chuy3^n. O^g gja` thj` suo6t’ ngay` b4(t’ mjnh` f4j? th3^’ n4j` th3^’ no./ th3^’ kja

Dịch nghĩa: "Sao mọi chuyện cứ thế đổ xuống đầu mình thế này. Chẳng thiết sống nữa. Nào thì mất con bahn thân… rồi thi cử, rồi thì đủ các thứ chuyện. Ông già thì suốt ngày bắt mình phải thế này, thế nọ, thế kia".

Min
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/co-giao-su-dung-ngon-ngu-teencode-day-hoc-n-243648.html

cô giáo học sinh

Tin tức mới nhất