Củ cải trắng từ lâu đã được biết đến là "nhân sâm mùa đông", mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy củ cải tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những người không nên ăn củ cải.

Tác dụng của củ cải với sức khỏe

Củ cải trắng được ví như 'nhân sâm mùa đông', do có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh của con người.

Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1,4g protid, 3,7g glucid, 1,5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0,06 mg vitamin B2, 0,5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…

Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.

Củ cải cực tốt nhưng có 2 nhóm người này tuyệt đối phải tránh xa-1
Củ cải tuy tốt cho sức khỏe nhưng có những người không nên ăn củ cải

Ở Pháp, nhiều thí nghiệm về việc sử dụng số lượng lớn nước củ cải trắng nhằm hỗ trợ phục hồi cho những bệnh nhân có các bệnh ác tính.

Dưới đây là những tac dụng của củ cải với sức khỏe:

Có tác dụng làm giảm cholesterol

Củ cải được chứng minh là có khả năng làm giảm cholesterol trong cơ thể. Trong một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống nhiều củ cải sẽ làm giảm mức cholesterol huyết thanh và nồng độ chất béo trung tính, tăng đáng kể HDL cholesterol (cholesterol tốt).

Có tác dụng giảm đau hiệu quả

Chất cay trong củ cải giúp kháng khuẩn, hoạt lạc gân cốt, hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng.

Hỗ trợ chức năng gan hoạt động tốt, ngăn ngừa bệnh tim mạch

Củ cải chứa các hoạt tính sinh học betain, hỗ trợ chức năng gan khỏe mạnh. Khi gan hoạt động tốt, chất béo được chia nhỏ một cách hiệu quả, giúp giảm cân và ngăn ngừa mệt mỏi và buồn nôn. Betaine, một dưỡng chất được tìm thấy trong củ cải đường giúp làm giảm homocysteine huyết tương. Đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Tốt cho não bộ

Một nghiên cứu tại Đại học Wake Forest chỉ ra lượng nitrat cao trong củ cải có thể làm tăng lượng máu đến não, do đó làm cải thiện chức năng tâm thần, tăng cường sức khỏe não bộ, thậm chí bảo vệ tế bào não trong nhiều năm.

Khả năng chống ung thư

Củ cải là một trong số thực phẩm tốt nhất, thành phần dinh dưỡng phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao giúp cơ thể chống lại tác động xấu của vi-rút.

Trong củ cải chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư càng cao.

Củ cải tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Những người không nên ăn củ cải

Theo các chuyên gia, củ cải dù tốt đến đâu thì hai nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn củ cải.

Người bị khó chịu về đường tiêu hóa

Những người bị vấn đề về đường tiêu hoá có niêm mạc dạ dày tương đối mỏng. Mặc dù củ cải chứa nhiều nước và tác dụng làm ẩm ruột nhưng vị cay trong củ cải sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra những tổn thương nhất định cho đường ruột và dạ dày của chúng ta. Người bị dạ dày nên ăn càng ít củ cải càng tốt, đặc biệt không nên ăn củ cải sống.

Người có thể trạng yếu

Những người có thể trạng yếu sẽ có triệu chứng tiêu chảy khi ăn đồ ăn có tính lạnh. Khi ăn củ cải sẽ dễ gây tiêu chảy, khó chịu đường tiêu hóa, không tốt cho sức khoẻ.

Vì vậy, hai kiểu người này nên ít ăn củ cải vào mùa đông. Đặc biệt là củ cải sống. Nếu muốn ăn củ cải, bạn có thể dùng củ cải để làm nhân bánh bao, hoặc luộc kỹ trước khi ăn.

Nó tạo ra chất lỏng và làm dịu cơn khát, đồng thời có tác dụng làm ẩm phổi và giảm ho. Tuyệt đối không ăn sống để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Trên đây là những người không nên ăn củ cải. Nếu bạn thuộc nhóm người trên hãy tránh xa củ cải nhé.

Theo VTC