Cư dân mạng truyền tay nhau bài văn đầy cảm hứng về Trần Lập của nữ sinh lớp 11
"Nhạc sĩ Trần Lập đã qua đời ở tuổi 42, nhưng những gì đã viết, cách anh sống vẫn còn mãi với người ở lại. Cho nên điều quan trọng không phải anh sống bao lâu mà anh sống như thế nào.
Trong bài kiểm tra 90 phút số 7 môn Văn vừa qua tại lớp 11CA3, thuộc trường chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM, các học sinh đã vô cùng bất ngờ khi cô Nguyễn Thị Lâm - giáo viên dạy Ngữ văn - đã đưa cố nhạc sỹ, ca sỹ Trần Lập vào đề thi. Đề thi có nội dung: "Nhạc sĩ Trần Lập đã qua đời ở tuổi 42, nhưng những gì đã viết, cách anh sống vẫn còn mãi với người ở lại. Cho nên điều quan trọng không phải anh sống bao lâu mà anh sống như thế nào. Anh/chị có đồng ý như vậy không?".
Khỏi phải nói, các học sinh đã có rất nhiều cảm xúc với đề thi này, bởi chính trong lớp, cũng có 1 số bạn là fan ruột của cố nhạc sỹ, ca sỹ Trần Lập. Do vậy, hầu như các bài làm đều rất xuất sắc. Trong số đó, phải kể đến bài làm đạt điểm 9 của nữ sinh Bùi Như Mai - đã được cô giáo Lâm đánh giá rất cao với lời nhận xét: "Hiểu và bàn luận giải quyết vấn đề tốt. Hãy sống tích cực, tử tế hết mức có thể, không cần gì cả, chỉ cần mình thấy vui là đủ rồi".
Mặc dù không phải là fan ruột của Trần Lập, nhưng bằng góc nhìn của một cô gái trẻ, với trái tim ấm áp và một cách sống tích cực, lạc quan, Như Mai đã dùng ngòi bút của mình để bày tỏ sự yêu quý, ngưỡng mộ của mình dành cho người nghệ sỹ cao cả, người đã dành cả cuộc đời của mình để cống hiến cho âm nhạc. Đề bài này cũng khiến Như Mai phải tự hỏi chính mình, liệu cách sống của mình là đúng hay sai.
Vốn là một nữ sinh chuyên Anh, nhưng có vẻ như Như Mai rất có năng khiếu ở môn Ngữ Văn. Chỉ cần đọc bài văn của Như Mai là thấy, cách cô mở bài, đặt câu hỏi rồi lần lượt giải tỏa những nút thắt đó vô cùng mượt mà. Bên cạnh đó, lối hành văn đầy truyền cảm của Mai đã làm nổi bật lên yêu cầu mà đề bài đặt ra. Trong bài, Như Mai cũng nhắc đến những cái tên đã qua đời khi còn rất trẻ như Toàn Shinoda, Wanbi Tuấn Anh... - những gương mặt đã có một cuộc đời rất đáng sống - để kết luận rằng: "Cuộc sống có rất nhiều con đường để chúng ta lựa chọn. Con người, bởi vì sống chết có số, không biết khi nào sẽ từ bỏ cuộc đời, vì thế hãy chọn con đường có ý nghĩa nhất"
Cùng đọc trọn vẹn bài làm của Bùi Như Mai dưới đây.
Trưa 17/3, nhạc sĩ Trần Lập đã trút hơi thở cuối cùng sau thời gian kiên trì chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Anh đi, để lại bao nước mắt, đau thương cho người ở lại. Anh đi, để lại bao xót xa cho một trái tim nồng hậu nhưng lại phải chia lìa thế gian quá sớm.
Anh sống cả đời là một người truyền lửa, những gì anh đã viết, cách anh đã sống mãi cổ vũ cho thế hệ mai sau. Anh mất, nhưng hình ảnh của anh sống mãi trong trái tim những người ở lại, bởi điều quan trọng không phải là anh sống bao lâu mà là anh sống như thế nào? Và đó cũng là bài học cho mỗi chúng ta, những người còn được thức dậy mỗi sớm mai, rằng phải sống sao cho đáng sống.
Được sinh ra trên đời đó là một ân huệ của tạo hóa. Người ta không có quyền lựa chọn nơi được sinh ra hay không nhưng bù lại, chúng ta có quyền được quyết định những gì mình sẽ làm với cuộc đời.
Và, để cuộc đời không trôi qua phí hoài, chúng ta chỉ có một lựa chọn đó là sống có ích. Nếu đã giúp ích cho đời, thì dù anh ra đi ở tuổi đôi mươi hay lúc tóc bạc, anh cũng không thấy hổ thẹn với đời.
Sống có ích không hề dễ, đó là một quá trình cần nhiều nỗ lực và ý chí. Đầu tiên sống có ích là sống có mục tiêu. Anh muốn trở thành người như thế nào? Anh muốn làm thành tựu gì? Anh muốn giúp đỡ ai? Anh muốn xây dựng thế giới như thế nào?
Mọi mục tiêu dù nhỏ nhặt hay to lớn, đều được cân nhắc cẩn thận. Vì đó sẽ là những mũi tên hướng dẫn chúng ta đi đúng hướng. Những mục tiêu rõ ràng, chi tiết còn là động lực để chúng ta phấn đấu mỗi ngày.
Chẳng hạn, nếu anh muốn nghiên cứu một loại vắc xin cho căn bệnh hiểm nghèo, đó sẽ là mục tiêu của đời anh, và để đạt được điều đó, anh cần thực hiện những mục tiêu như cố gắng học thật giỏi, nghiên cứu thật nhiều sách báo.
Nếu mỗi ngày điều duy nhất anh quan tâm chỉ là trong bữa cơm có món gì, hôm nay trời nắng hay mưa thì liệu mười năm, hai mươi năm nữa, hay thậm chí đến khi nhắm mắt xuôi tay, anh đã làm được điều gì lớn lao chưa? Tại sao phải sống như thế làm gì cho hoài phí, khi mà: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông.
Khi đã xác định được con đường mình phải đi, hãy cố gắng làm tốt bổn phận hết sức có thể. Nếu bạn là học sinh, hãy học thật giỏi. Nếu bạn là bác sĩ, hãy chữa bệnh hết mình. Nếu bạn là nhạc sĩ, hãy sáng tác những khúc nhạc mang niềm vui đến cho mọi người.
Những mục tiêu mà bạn đề ra chỉ trở nên thiết thực khi bạn cố gắng thực hiện ra nó. Nếu không, sớm muộn gì tất cả cũng rơi vào quên lãng.
Thế gian không cần những ham muốn nửa vời, ảo tưởng. Thế gian cần những hành động, quyết tâm. Bản thân mỗi chúng ta đã là một món nợ, nợ trời đất đã sinh ra, vì thế trước khi ra đi, cần phải để lại cho đời một dấu ấn. Có như vậy mới có thể thanh thản mà đi, mới không phụ lòng thiên hạ.
Sống có ích, cuối cùng chỉ đơn giản là sống biết yêu thương. Thực ra, mọi điều chúng ta làm, mọi điều chúng ta mơ ước chẳng phải đều vì chúng ta yêu thương mọi người hay sao?
Kiếm một công việc tốt là yêu thương cha mẹ, không phụ công lao cha mẹ nuôi lớn mỗi ngày. Giúp người hoạn nạn, từ thiện quyên góp xây trường cho trẻ em nghèo là yêu thương con người đó thôi.
Con người vốn dĩ được xem là cao cấp hơn động vật, là bởi vì chúng ta có tình yêu. Tình yêu khiến chúng ta vươn lên, khiến chúng ta quyết tâm sống thật tốt.
Vì tình yêu, Trần Lập đã viết nên những bài hát cổ vũ bao thế hệ. Vì tình yêu có rất nhiều người đang cần mẫn cố gắng hàng ngày, để những người thương yêu họ được hạnh phúc. Sống một đời không có tình yêu thì khác chi động vật. Sống một đời không có tình yêu thì sẽ chẳng thể nào trả hết món nợ đời, bởi:
Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Từ xưa đến nay có rất nhiều người ra đi ở tuổi đời còn trẻ, những công lao của họ mãi được ghi lại với non sông. Đó là Lê Văn Tám – cậu bé liều thân làm "đuốc sống" nơi đóng quân của giặc.
Đó là Lý Tự Trọng, Trần Văn Ơn những chàng trai ra đi ở tuổi mười bảy, cái tuổi còn bao mộng mơ bao khát vọng, vì độc lập, tự do của nước nhà.
Đó là Nguyễn Văn Trỗi, một chàng trai mà "tên anh truyền khắp toàn cầu" có lòng can đảm và yêu nước kiên trung. Dân tộc Việt Nam đi qua một thời mưa bom bão đạn, đã sinh ra những người con anh hùng như thế.
Không chỉ ngày xưa mà ngày nay cũng có rất nhiều tài năng trẻ khiến người ta tiếc thương khi họ nhắm mắt xuôi tay. Toàn Shinoda, một vlogger nổi tiếng, người có nhiều ảnh hưởng nhận thức của giới trẻ đã khiến nhiều người bàng hoàng khi anh ra đi ở tuổi đôi mươi.
Hay Wanbi Tuấn Anh – một ca sĩ trẻ, hiền lành, người đã lay động bao trái tim bằng những ca từ xúc động, cũng vì một căn bệnh quái ác mà qua đời. Những năm sau đó, người ta vẫn nhắc mãi tên anh. Họ chính là minh chứng rõ nhất có thể bạn không sống mãi với cuộc đời nhưng những gì bạn làm sẽ lưu lại mãi, cho nên hãy lựa chọn cách sống thật đúng đắn.
Ngoài những người đang hết mình cống hiến cho xã hội, vẫn còn những bạn trẻ đang tiêu phí cuộc đời. "Có những người chết năm 30 tuổi nhưng chỉ được chôn cất khi đã 70", họ để cuộc đời trôi qua vô định, họ sống một cuộc sống cầm chừng không có ngày mai. Sống như vậy là một nỗi nuối tiếc cho cả họ, cho cả cuộc đời.
Còn những con người chỉ biết ích kỷ, nghĩ cho bản thân mình, họ buộc lao vào kiếm tiền, bỏ mặc gia đình nguội lạnh hoặc là chỉ biết chăm chăm đem lại quyền lợi cho mình mà trà đạp lên nỗi đau của người khác.
Bạn có thể đạt được rất nhiều tiền nhưng nếu bạn không thể mang lại hạnh phúc cho người khác thì bạn chẳng có gì cả. Sống như thế thì dù có sống một ngàn năm cũng không thể coi như là sống mà chỉ là tồn tại mà thôi.
Cuộc sống có rất nhiều con đường để chúng ta lựa chọn. Con người, bởi vì sống chết có số, không biết khi nào sẽ từ bỏ cuộc đời, vì thế hãy chọn con đường có ý nghĩa nhất.
Tôi, một người đang cố gắng không phí hoài tuổi trẻ mong rằng cuộc đời sẽ ngày càng tươi đẹp, hạnh phúc hơn nhờ sự góp sức của mọi người.
Hãy sống một cuộc đời đáng sống.
Khỏi phải nói, các học sinh đã có rất nhiều cảm xúc với đề thi này, bởi chính trong lớp, cũng có 1 số bạn là fan ruột của cố nhạc sỹ, ca sỹ Trần Lập. Do vậy, hầu như các bài làm đều rất xuất sắc. Trong số đó, phải kể đến bài làm đạt điểm 9 của nữ sinh Bùi Như Mai - đã được cô giáo Lâm đánh giá rất cao với lời nhận xét: "Hiểu và bàn luận giải quyết vấn đề tốt. Hãy sống tích cực, tử tế hết mức có thể, không cần gì cả, chỉ cần mình thấy vui là đủ rồi".
Bài làm của nữ sinh Bùi Như Mai.
Mặc dù không phải là fan ruột của Trần Lập, nhưng bằng góc nhìn của một cô gái trẻ, với trái tim ấm áp và một cách sống tích cực, lạc quan, Như Mai đã dùng ngòi bút của mình để bày tỏ sự yêu quý, ngưỡng mộ của mình dành cho người nghệ sỹ cao cả, người đã dành cả cuộc đời của mình để cống hiến cho âm nhạc. Đề bài này cũng khiến Như Mai phải tự hỏi chính mình, liệu cách sống của mình là đúng hay sai.
Trần Lập thật sự đã truyền cảm hứng đến rất nhiều người.
Vốn là một nữ sinh chuyên Anh, nhưng có vẻ như Như Mai rất có năng khiếu ở môn Ngữ Văn. Chỉ cần đọc bài văn của Như Mai là thấy, cách cô mở bài, đặt câu hỏi rồi lần lượt giải tỏa những nút thắt đó vô cùng mượt mà. Bên cạnh đó, lối hành văn đầy truyền cảm của Mai đã làm nổi bật lên yêu cầu mà đề bài đặt ra. Trong bài, Như Mai cũng nhắc đến những cái tên đã qua đời khi còn rất trẻ như Toàn Shinoda, Wanbi Tuấn Anh... - những gương mặt đã có một cuộc đời rất đáng sống - để kết luận rằng: "Cuộc sống có rất nhiều con đường để chúng ta lựa chọn. Con người, bởi vì sống chết có số, không biết khi nào sẽ từ bỏ cuộc đời, vì thế hãy chọn con đường có ý nghĩa nhất"
Như Mai (hàng dưới, chính giữa) cùng cô giáo Nguyễn Thị Lâm và các bạn của mình. (Ảnh: FBNV)
Cùng đọc trọn vẹn bài làm của Bùi Như Mai dưới đây.
Trưa 17/3, nhạc sĩ Trần Lập đã trút hơi thở cuối cùng sau thời gian kiên trì chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Anh đi, để lại bao nước mắt, đau thương cho người ở lại. Anh đi, để lại bao xót xa cho một trái tim nồng hậu nhưng lại phải chia lìa thế gian quá sớm.
Anh sống cả đời là một người truyền lửa, những gì anh đã viết, cách anh đã sống mãi cổ vũ cho thế hệ mai sau. Anh mất, nhưng hình ảnh của anh sống mãi trong trái tim những người ở lại, bởi điều quan trọng không phải là anh sống bao lâu mà là anh sống như thế nào? Và đó cũng là bài học cho mỗi chúng ta, những người còn được thức dậy mỗi sớm mai, rằng phải sống sao cho đáng sống.
Được sinh ra trên đời đó là một ân huệ của tạo hóa. Người ta không có quyền lựa chọn nơi được sinh ra hay không nhưng bù lại, chúng ta có quyền được quyết định những gì mình sẽ làm với cuộc đời.
Và, để cuộc đời không trôi qua phí hoài, chúng ta chỉ có một lựa chọn đó là sống có ích. Nếu đã giúp ích cho đời, thì dù anh ra đi ở tuổi đôi mươi hay lúc tóc bạc, anh cũng không thấy hổ thẹn với đời.
Sống có ích không hề dễ, đó là một quá trình cần nhiều nỗ lực và ý chí. Đầu tiên sống có ích là sống có mục tiêu. Anh muốn trở thành người như thế nào? Anh muốn làm thành tựu gì? Anh muốn giúp đỡ ai? Anh muốn xây dựng thế giới như thế nào?
Mọi mục tiêu dù nhỏ nhặt hay to lớn, đều được cân nhắc cẩn thận. Vì đó sẽ là những mũi tên hướng dẫn chúng ta đi đúng hướng. Những mục tiêu rõ ràng, chi tiết còn là động lực để chúng ta phấn đấu mỗi ngày.
Chẳng hạn, nếu anh muốn nghiên cứu một loại vắc xin cho căn bệnh hiểm nghèo, đó sẽ là mục tiêu của đời anh, và để đạt được điều đó, anh cần thực hiện những mục tiêu như cố gắng học thật giỏi, nghiên cứu thật nhiều sách báo.
Nếu mỗi ngày điều duy nhất anh quan tâm chỉ là trong bữa cơm có món gì, hôm nay trời nắng hay mưa thì liệu mười năm, hai mươi năm nữa, hay thậm chí đến khi nhắm mắt xuôi tay, anh đã làm được điều gì lớn lao chưa? Tại sao phải sống như thế làm gì cho hoài phí, khi mà: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông.
Khi đã xác định được con đường mình phải đi, hãy cố gắng làm tốt bổn phận hết sức có thể. Nếu bạn là học sinh, hãy học thật giỏi. Nếu bạn là bác sĩ, hãy chữa bệnh hết mình. Nếu bạn là nhạc sĩ, hãy sáng tác những khúc nhạc mang niềm vui đến cho mọi người.
Những mục tiêu mà bạn đề ra chỉ trở nên thiết thực khi bạn cố gắng thực hiện ra nó. Nếu không, sớm muộn gì tất cả cũng rơi vào quên lãng.
Thế gian không cần những ham muốn nửa vời, ảo tưởng. Thế gian cần những hành động, quyết tâm. Bản thân mỗi chúng ta đã là một món nợ, nợ trời đất đã sinh ra, vì thế trước khi ra đi, cần phải để lại cho đời một dấu ấn. Có như vậy mới có thể thanh thản mà đi, mới không phụ lòng thiên hạ.
Sống có ích, cuối cùng chỉ đơn giản là sống biết yêu thương. Thực ra, mọi điều chúng ta làm, mọi điều chúng ta mơ ước chẳng phải đều vì chúng ta yêu thương mọi người hay sao?
Kiếm một công việc tốt là yêu thương cha mẹ, không phụ công lao cha mẹ nuôi lớn mỗi ngày. Giúp người hoạn nạn, từ thiện quyên góp xây trường cho trẻ em nghèo là yêu thương con người đó thôi.
Con người vốn dĩ được xem là cao cấp hơn động vật, là bởi vì chúng ta có tình yêu. Tình yêu khiến chúng ta vươn lên, khiến chúng ta quyết tâm sống thật tốt.
Vì tình yêu, Trần Lập đã viết nên những bài hát cổ vũ bao thế hệ. Vì tình yêu có rất nhiều người đang cần mẫn cố gắng hàng ngày, để những người thương yêu họ được hạnh phúc. Sống một đời không có tình yêu thì khác chi động vật. Sống một đời không có tình yêu thì sẽ chẳng thể nào trả hết món nợ đời, bởi:
Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Từ xưa đến nay có rất nhiều người ra đi ở tuổi đời còn trẻ, những công lao của họ mãi được ghi lại với non sông. Đó là Lê Văn Tám – cậu bé liều thân làm "đuốc sống" nơi đóng quân của giặc.
Đó là Lý Tự Trọng, Trần Văn Ơn những chàng trai ra đi ở tuổi mười bảy, cái tuổi còn bao mộng mơ bao khát vọng, vì độc lập, tự do của nước nhà.
Đó là Nguyễn Văn Trỗi, một chàng trai mà "tên anh truyền khắp toàn cầu" có lòng can đảm và yêu nước kiên trung. Dân tộc Việt Nam đi qua một thời mưa bom bão đạn, đã sinh ra những người con anh hùng như thế.
Không chỉ ngày xưa mà ngày nay cũng có rất nhiều tài năng trẻ khiến người ta tiếc thương khi họ nhắm mắt xuôi tay. Toàn Shinoda, một vlogger nổi tiếng, người có nhiều ảnh hưởng nhận thức của giới trẻ đã khiến nhiều người bàng hoàng khi anh ra đi ở tuổi đôi mươi.
Hay Wanbi Tuấn Anh – một ca sĩ trẻ, hiền lành, người đã lay động bao trái tim bằng những ca từ xúc động, cũng vì một căn bệnh quái ác mà qua đời. Những năm sau đó, người ta vẫn nhắc mãi tên anh. Họ chính là minh chứng rõ nhất có thể bạn không sống mãi với cuộc đời nhưng những gì bạn làm sẽ lưu lại mãi, cho nên hãy lựa chọn cách sống thật đúng đắn.
Ngoài những người đang hết mình cống hiến cho xã hội, vẫn còn những bạn trẻ đang tiêu phí cuộc đời. "Có những người chết năm 30 tuổi nhưng chỉ được chôn cất khi đã 70", họ để cuộc đời trôi qua vô định, họ sống một cuộc sống cầm chừng không có ngày mai. Sống như vậy là một nỗi nuối tiếc cho cả họ, cho cả cuộc đời.
Còn những con người chỉ biết ích kỷ, nghĩ cho bản thân mình, họ buộc lao vào kiếm tiền, bỏ mặc gia đình nguội lạnh hoặc là chỉ biết chăm chăm đem lại quyền lợi cho mình mà trà đạp lên nỗi đau của người khác.
Bạn có thể đạt được rất nhiều tiền nhưng nếu bạn không thể mang lại hạnh phúc cho người khác thì bạn chẳng có gì cả. Sống như thế thì dù có sống một ngàn năm cũng không thể coi như là sống mà chỉ là tồn tại mà thôi.
Cuộc sống có rất nhiều con đường để chúng ta lựa chọn. Con người, bởi vì sống chết có số, không biết khi nào sẽ từ bỏ cuộc đời, vì thế hãy chọn con đường có ý nghĩa nhất.
Tôi, một người đang cố gắng không phí hoài tuổi trẻ mong rằng cuộc đời sẽ ngày càng tươi đẹp, hạnh phúc hơn nhờ sự góp sức của mọi người.
Hãy sống một cuộc đời đáng sống.
Theo Tri Thức Trẻ
Xem link gốc
Ẩn link gốc
https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/cu-dan-mang-truyen-tay-nhau-bai-van-day-cam-hung-ve-tran-lap-cua-nu-sinh-lop-11-n-21789.html
-
5 giờ trướcĐội tuyển Việt Nam giành chiến thắng với tỷ số 4-1 trước Lào trong trận ra quân tại bảng B AFF Cup 2024.
-
7 giờ trướcHLV Kim Sang-sik tạo ra rất nhiều thay đổi đáng chú ý trong đội hình đội tuyển Việt Nam ra quân ở cuộc đọ sức với đội tuyển Lào.
-
8 giờ trướcThông tin này nhận về nhiều sự quan tâm từ cư dân mạng.
-
10 giờ trướcTheo kết quả bốc thăm chiều 9/12, đội tuyển Việt Nam chung bảng Malaysia ở vòng loại Asian Cup 2027.
-
10 giờ trướcNhà sáng lập Microsoft tiết lộ một thói quen từ khi còn nhỏ đã giúp ông thành công và trở thành tỷ phú như ngày nay.
-
11 giờ trướcCác hãng công nghệ lớn nhất thế giới bỏ ra hàng triệu USD mỗi năm để bảo vệ CEO, những người mà tên của họ đồng nghĩa với chính công ty họ làm chủ.
-
11 giờ trướcHLV Kim Sang-sik vừa khiến trang chủ AFF Cup bị 'hớ' vì bài viết về đội tuyển Việt Nam trước khi giải đấu bắt đầu.
-
12 giờ trướcNgày 9/12, một số người dùng tại Việt Nam và quốc tế phản ánh tình trạng mạng xã hội Facebook gặp lỗi xuất hiện các dòng ký tự lạ ở vị trí hiển thị thời gian bài đăng.
-
12 giờ trướcVợ chồng HLV Park Hang Seo di chuyển sang Lào để theo dõi trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và chủ nhà Lào tại AFF Cup 2024.
-
13 giờ trướcVụ việc nữ ca sĩ ở Thái Lan qua đời không lâu sau khi đi mát-xa đang thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.
-
13 giờ trướcNhững đoạn video khoe khoang khối tài sản khổng lồ của Mr.Pips một lần nữa "nóng" trở lại.
-
14 giờ trướcÔng là nhà quân sự, kinh tế và nhà thơ lỗi lạc với nhiều đóng góp to lớn cho nước nhà thời kỳ phong kiến.
-
14 giờ trướcÁp lực cuộc sống hiện đại khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều dịch vụ độc đáo ra đời.
-
15 giờ trướcTháng 5/2024, Đại học Toronto (Canada) quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của Ping Dong sau hàng loạt cáo buộc liên quan đến việc làm giả dữ liệu nghiên cứu.
-
15 giờ trước“Thầy đã sai khi không cho điểm em câu này. Thầy xin lỗi và cám ơn em vì qua sự việc này thầy có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc giảng dạy của mình", tôi vừa dứt lời, trong lớp vang lên những tràng pháo tay không dứt của học trò.
-
16 giờ trướcNữ ca sĩ Hong Jin-young từng bị Trường Đại học Chosun thu hồi hai bằng cấp sau khi phát hiện cô không trung thực trong luận văn của mình trước đó 11 năm.
-
16 giờ trướcMột phen hú hồn!
-
17 giờ trướcCâu chuyện bi thảm của tiến sĩ Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) là lời nhắc nhở sâu sắc về hậu quả của sự thiếu kết nối và thấu cảm giữa cha mẹ và con cái.
-
18 giờ trướcCô gái giành giải thưởng 10.000 Nhân dân tệ (khoảng 35 triệu đồng) sau khi chiến thắng cuộc thi không dùng điện thoại trong 8 giờ.
Tin tức mới nhất
-
7 giờ trước
-
7 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
6 ngày trước
-
6 ngày trước