Cuộc sống của 'người rừng' Tuyên Quang
Khoảng 20-30 năm trước, những loài thú to như hổ, gấu còn nhiều, có lần, ông Phẩy bị một con gấu “tát” rách mặt.
Khi chúng tôi tìm được “người rừng”, ông đang ở trong “ngôi nhà” ngay gần khe suối, tạm bợ hơn cả “nhà” mà thủa bé lũ trẻ con chúng tôi hay chơi đồ hàng. Cạnh một gốc cây to đã bị đổ xuống có một tàu lá cọ lợp tạm, chẳng đủ che mưa hay che nắng. Một vài cây củi được chụm lại thành bếp lửa. Ngày cũng như đêm, ông Phẩy chỉ có thể ngồi ôm lấy cái bếp lửa nhỏ, thứ duy nhất giúp ông ấm hơn trong những ngày đông rét buốt giữa rừng chứ không thể ngả lưng dù chỉ chốc lát.
Chốn rừng già hoang vu, thú vui của ông Phẩy là ngồi nhìn ngọn lửa leo lét cháy. Mà có khi, không kiếm được lửa, thú vui ấy của ông Phẩy cũng tắt lịm, nguội lạnh.
Bên “ngôi nhà” tuềnh toàng giữa chốn thâm sơn cùng cốc, “người rừng” kể về cuộc sống của mình bằng tiếng của tộc người Dao đỏ. Chàng trai bản địa có dịp được trổ tài phiên dịch giúp chúng tôi.
Lý giải về việc rời bỏ hang đá nơi lưng chừng núi để đến “nhà mới” mãi trên đỉnh núi Kéo Ca này, ông Phẩy kể rằng, cách đây khoảng hơn một tháng, vì đói quá, thèm miếng thịt có muối, ông đã xuống núi, tìm đến nhà người cháu để xin ăn. Người cháu của ông Phẩy đã không cho cơm. Ông Phẩy mệt nhọc quay trở lại rừng sâu. Sức kiệt, ông Phẩy cố gắng lắm mới lên được hang đá mà trước đó chúng tôi đã tìm đến. Không còn đủ sức khỏe leo núi, ông Phẩy đành ở lại hang đá. Nhưng ở nơi này không có nước cũng chẳng thể tìm được rau quả ăn nên vài hôm sau, được người đi rừng cho củ sắn, củ khoai, ông Phẩy lấy lại chút sức lực, leo qua nhiều con dốc để đến nơi ở mới này.
Ông Phẩy bảo, giờ già rồi, chẳng còn sức khỏe để săn bắt, đào bới củ rừng nữa, ông ấy chỉ còn biết đi nhặt rau rừng, quả rừng để sống qua ngày. Mùa thảo quả - ăn thảo quả, mùa măng – ăn măng, đến khi không còn những hoa củ quả ấy nữa, ông lão chỉ còn biết nhặt lá rừng làm rau ăn trừ bữa hoặc uống nước cầm hơi…
Trước đây thì khác, thủa còn trẻ, còn có sức khỏe, ông Phẩy đào củ mài, nhặt rau rừng để ăn. Cũng có khi may mắn, ông Phẩy săn bắt được con nhím, con gà để cải thiện bữa ăn. Mùa đông cũng như mùa hè, ông Phẩy chỉ có manh áo mỏng ai đó đi rừng đã cho ông từ lâu lắm rồi. Tối tối, ông Phẩy về hang đá để ngủ, ông nằm co ro trên chiếc chiếu sờn rách nhặt được của người đi rừng vứt lại. Ông Phẩy cứ sống như thế trong suốt quãng đời đã qua.
Sống một mình, có nhu cầu giao tiếp cũng chẳng thể nói với ai nên dần dần, những tiếng mẹ đẻ ông cũng quên đi nhiều. Thi thoảng, để tìm người đi rừng nào đó xin ít lửa, ông chỉ dùng tiếng hú gọi. Tiếng hú của ông vang xa, đập vào vách đá, vọng lại kéo dài…không lời đáp.
Xin được mồi lửa, ông Phẩy quý lắm. Để duy trì lửa trong nhiều ngày, ông Phẩy phải đun bếp liên tục. Vào những ngày mưa, ông Phẩy phải dầm mình để đứng che cho bếp khỏi tắt, tàu lá cọ duy nhất lợp trên “mái nhà” khi ấy chỉ có nhiệm vụ như thế. Có nhiều hôm, mưa bất chợt, ông Phẩy đi kiếm thức ăn xa chưa kịp “về nhà”, bếp lửa bị mưa làm tắt lịm. Ông Phẩy đành phải chờ, đến khi nào may mắn gặp được người đi rừng mới xin được mồi lửa.
Bếp lửa của ông Phẩy thường chỉ có chức năng sưởi ấm trong mùa đông chứ chẳng mấy khi dùng để đun nấu gì. Ông Phẩy chẳng có nồi niêu, xoong chảo gì mà nấu nướng. Muốn nấu chín rau rừng, ông Phẩy lấy báng nứa làm nồi. Mãi dạo gần đây, một người đi rừng thương tình cho ông Phẩy một cái nồi để nấu nướng. Mà chiếc nồi đó cũng chỉ là một khối nhôm rỗng, không vung cũng chẳng có “tai” cầm. Mỗi lần nấu nướng gì đó, ông phải dùng lá rừng làm vung. Thế nhưng, chúng tôi được một phen “mãn nhãn” về tài nấu nướng của ông Phẩy. Ngay khi nhận được túi gạo từ chúng tôi, ông Phẩy trổ tài nấu cơm. Bằng chiếc nồi không vung, không “tai” cầm ấy, nồi cơm của ông Phẩy vẫn chín, thơm dẻo, ngon lành, không khê nồng, sống sượng như chúng tôi mường tượng.
Người dân bản địa kể rằng, xung quanh nơi ông Phẩy ở là những nương sắn, nương ngô ăm ắp sản vật nhưng tuyệt nhiên họ chưa bao giờ bị mất dù một củ sắn, bắp ngô. Có người đi làm nương, thấy ông Phẩy đáng thương quá, đã bảo ông nương sắn của họ ngay gần đó, nếu đói ông có thể lấy ăn nhưng ông Phẩy vẫn không tơ hào. Ông Phẩy bảo, người ta trồng được củ sắn, cây ngô vất vả lắm, ông thể lấy không của họ.
Ông Phẩy kể rằng, những cơn sốt rét rừng có lúc tưởng chừng đã vắt kiệt sức ông. Mỗi lần như thế, ông Phẩy chỉ biết nằm trong hang, chờ khi hồi tỉnh hơn, tự lê lết đi tìm lá rừng để ăn. Có lần, người trong bản Hạ Sơn đi rừng, phát hiện ra ông Phẩy nằm sốt li bì, đói lả trong hang đá. Họ thương tình chia cho ông nắm cơm ăn lót dạ. Có cái ăn, ông Phẩy dần tỉnh táo lại, rồi tự mò mẫm đi kiếm lá thuốc ở rừng để trị bệnh. Cuộc sống khốn cùng ở rừng buộc cơ thể ông Phẩy tự khắc phải thích nghi như thế.
Nhưng khi tuổi đã cao, sức đề kháng yếu hơn, có lần ông Phẩy nằm li bì mấy hôm mà không thể tỉnh lại. Lần ấy, người đi rừng phát hiện ra ông Phẩy, thấy ông thoi thóp nên vội xuống chân núi, thông báo với những đứa cháu của ông Phẩy. Người trai bản tốt bụng đi cùng cháu ông Phẩy đã tiêm cho ông Phẩy một mũi thuốc trợ lực...
Cuộc sống ở rừng, không chỉ bệnh tật đe dọa tính mạng của ông Phẩy mà thú dữ cũng rình rập ngày đêm. Khoảng 20-30 năm trước, những loài thú to như hổ, gấu còn nhiều, ở rừng già này một mình giữa đêm tối rất nguy hiểm. Có lần, ông bị một con gấu to “tát” rách mặt khi vô tình giáp mặt nó. Ông Phẩy cố chạy về phía gốc cây to, trèo lên đó trốn. Con gấu sau một hồi gầm gừ đã bỏ đi. Nhưng đêm đến, ông Phẩy phải đốt đống lửa to giữa rừng, để xua đuổi các con vật nanh ác.
Ngày chúng tôi tìm thấy ông Phẩy, trời mưa lâm thâm, rét buốt. Giữa chốn rừng hoang, chúng tôi khoác lên mình những chiếc dầy dặn, ấm áp mà cái lạnh vẫn tìm được vào da thịt, cắt buốt. Vậy mà, ông Phẩy vẫn chỉ có chiếc áo mỏng tang, cắn răng chịu đựng cái rét cắt da thịt. Thi thoảng trong lúc trò chuyện, đột nhiên ông Phẩy hỏi về ngày tháng. Ông ấy hỏi để lẩm nhẩm tính về thời gian còn lại của mùa đông. Ông Phẩy lo sợ “không biết có qua được mùa đông này không…”.
Chốn rừng già hoang vu, thú vui của ông Phẩy là ngồi nhìn ngọn lửa leo lét cháy. Mà có khi, không kiếm được lửa, thú vui ấy của ông Phẩy cũng tắt lịm, nguội lạnh.
"Người rừng" trong "ngôi nhà" của mình giữa
chốn rừng hoang
chốn rừng hoang
Bên “ngôi nhà” tuềnh toàng giữa chốn thâm sơn cùng cốc, “người rừng” kể về cuộc sống của mình bằng tiếng của tộc người Dao đỏ. Chàng trai bản địa có dịp được trổ tài phiên dịch giúp chúng tôi.
Lý giải về việc rời bỏ hang đá nơi lưng chừng núi để đến “nhà mới” mãi trên đỉnh núi Kéo Ca này, ông Phẩy kể rằng, cách đây khoảng hơn một tháng, vì đói quá, thèm miếng thịt có muối, ông đã xuống núi, tìm đến nhà người cháu để xin ăn. Người cháu của ông Phẩy đã không cho cơm. Ông Phẩy mệt nhọc quay trở lại rừng sâu. Sức kiệt, ông Phẩy cố gắng lắm mới lên được hang đá mà trước đó chúng tôi đã tìm đến. Không còn đủ sức khỏe leo núi, ông Phẩy đành ở lại hang đá. Nhưng ở nơi này không có nước cũng chẳng thể tìm được rau quả ăn nên vài hôm sau, được người đi rừng cho củ sắn, củ khoai, ông Phẩy lấy lại chút sức lực, leo qua nhiều con dốc để đến nơi ở mới này.
Ông Phẩy bảo, giờ già rồi, chẳng còn sức khỏe để săn bắt, đào bới củ rừng nữa, ông ấy chỉ còn biết đi nhặt rau rừng, quả rừng để sống qua ngày. Mùa thảo quả - ăn thảo quả, mùa măng – ăn măng, đến khi không còn những hoa củ quả ấy nữa, ông lão chỉ còn biết nhặt lá rừng làm rau ăn trừ bữa hoặc uống nước cầm hơi…
Trước đây thì khác, thủa còn trẻ, còn có sức khỏe, ông Phẩy đào củ mài, nhặt rau rừng để ăn. Cũng có khi may mắn, ông Phẩy săn bắt được con nhím, con gà để cải thiện bữa ăn. Mùa đông cũng như mùa hè, ông Phẩy chỉ có manh áo mỏng ai đó đi rừng đã cho ông từ lâu lắm rồi. Tối tối, ông Phẩy về hang đá để ngủ, ông nằm co ro trên chiếc chiếu sờn rách nhặt được của người đi rừng vứt lại. Ông Phẩy cứ sống như thế trong suốt quãng đời đã qua.
Sống một mình, có nhu cầu giao tiếp cũng chẳng thể nói với ai nên dần dần, những tiếng mẹ đẻ ông cũng quên đi nhiều. Thi thoảng, để tìm người đi rừng nào đó xin ít lửa, ông chỉ dùng tiếng hú gọi. Tiếng hú của ông vang xa, đập vào vách đá, vọng lại kéo dài…không lời đáp.
Xin được mồi lửa, ông Phẩy quý lắm. Để duy trì lửa trong nhiều ngày, ông Phẩy phải đun bếp liên tục. Vào những ngày mưa, ông Phẩy phải dầm mình để đứng che cho bếp khỏi tắt, tàu lá cọ duy nhất lợp trên “mái nhà” khi ấy chỉ có nhiệm vụ như thế. Có nhiều hôm, mưa bất chợt, ông Phẩy đi kiếm thức ăn xa chưa kịp “về nhà”, bếp lửa bị mưa làm tắt lịm. Ông Phẩy đành phải chờ, đến khi nào may mắn gặp được người đi rừng mới xin được mồi lửa.
Ông Phẩy lấy lá cây làm vung nồi để đun nấu.
Bếp lửa của ông Phẩy thường chỉ có chức năng sưởi ấm trong mùa đông chứ chẳng mấy khi dùng để đun nấu gì. Ông Phẩy chẳng có nồi niêu, xoong chảo gì mà nấu nướng. Muốn nấu chín rau rừng, ông Phẩy lấy báng nứa làm nồi. Mãi dạo gần đây, một người đi rừng thương tình cho ông Phẩy một cái nồi để nấu nướng. Mà chiếc nồi đó cũng chỉ là một khối nhôm rỗng, không vung cũng chẳng có “tai” cầm. Mỗi lần nấu nướng gì đó, ông phải dùng lá rừng làm vung. Thế nhưng, chúng tôi được một phen “mãn nhãn” về tài nấu nướng của ông Phẩy. Ngay khi nhận được túi gạo từ chúng tôi, ông Phẩy trổ tài nấu cơm. Bằng chiếc nồi không vung, không “tai” cầm ấy, nồi cơm của ông Phẩy vẫn chín, thơm dẻo, ngon lành, không khê nồng, sống sượng như chúng tôi mường tượng.
Người dân bản địa kể rằng, xung quanh nơi ông Phẩy ở là những nương sắn, nương ngô ăm ắp sản vật nhưng tuyệt nhiên họ chưa bao giờ bị mất dù một củ sắn, bắp ngô. Có người đi làm nương, thấy ông Phẩy đáng thương quá, đã bảo ông nương sắn của họ ngay gần đó, nếu đói ông có thể lấy ăn nhưng ông Phẩy vẫn không tơ hào. Ông Phẩy bảo, người ta trồng được củ sắn, cây ngô vất vả lắm, ông thể lấy không của họ.
Chống chọi với bệnh tật, thú hoang nơi rừng rậm
Đói khát, bệnh tật khiến ông Phẩy bị lòa đôi mắt
Ông Phẩy kể rằng, những cơn sốt rét rừng có lúc tưởng chừng đã vắt kiệt sức ông. Mỗi lần như thế, ông Phẩy chỉ biết nằm trong hang, chờ khi hồi tỉnh hơn, tự lê lết đi tìm lá rừng để ăn. Có lần, người trong bản Hạ Sơn đi rừng, phát hiện ra ông Phẩy nằm sốt li bì, đói lả trong hang đá. Họ thương tình chia cho ông nắm cơm ăn lót dạ. Có cái ăn, ông Phẩy dần tỉnh táo lại, rồi tự mò mẫm đi kiếm lá thuốc ở rừng để trị bệnh. Cuộc sống khốn cùng ở rừng buộc cơ thể ông Phẩy tự khắc phải thích nghi như thế.
Nhưng khi tuổi đã cao, sức đề kháng yếu hơn, có lần ông Phẩy nằm li bì mấy hôm mà không thể tỉnh lại. Lần ấy, người đi rừng phát hiện ra ông Phẩy, thấy ông thoi thóp nên vội xuống chân núi, thông báo với những đứa cháu của ông Phẩy. Người trai bản tốt bụng đi cùng cháu ông Phẩy đã tiêm cho ông Phẩy một mũi thuốc trợ lực...
Được cho nắm cơm trắng, với ông Phẩy đó
đã là bữa ăn thịnh soạn lắm
đã là bữa ăn thịnh soạn lắm
Cuộc sống ở rừng, không chỉ bệnh tật đe dọa tính mạng của ông Phẩy mà thú dữ cũng rình rập ngày đêm. Khoảng 20-30 năm trước, những loài thú to như hổ, gấu còn nhiều, ở rừng già này một mình giữa đêm tối rất nguy hiểm. Có lần, ông bị một con gấu to “tát” rách mặt khi vô tình giáp mặt nó. Ông Phẩy cố chạy về phía gốc cây to, trèo lên đó trốn. Con gấu sau một hồi gầm gừ đã bỏ đi. Nhưng đêm đến, ông Phẩy phải đốt đống lửa to giữa rừng, để xua đuổi các con vật nanh ác.
Ngày chúng tôi tìm thấy ông Phẩy, trời mưa lâm thâm, rét buốt. Giữa chốn rừng hoang, chúng tôi khoác lên mình những chiếc dầy dặn, ấm áp mà cái lạnh vẫn tìm được vào da thịt, cắt buốt. Vậy mà, ông Phẩy vẫn chỉ có chiếc áo mỏng tang, cắn răng chịu đựng cái rét cắt da thịt. Thi thoảng trong lúc trò chuyện, đột nhiên ông Phẩy hỏi về ngày tháng. Ông ấy hỏi để lẩm nhẩm tính về thời gian còn lại của mùa đông. Ông Phẩy lo sợ “không biết có qua được mùa đông này không…”.
Theo Infonet
-
1 giờ trướcNửa đêm, Nguyễn Văn Đoan cảm thấy bực tức vì bị ông C. nhiều lần chửi nên đã nảy sinh ý định phóng hoả, đốt nhà ông này để trả thù.
-
3 giờ trướcLực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội đã giải cứu 2 người bị mắc kẹt trong ngôi nhà đang cháy ở quận Long Biên.
-
3 giờ trước8 tài sản đang nằm trong 1.121 mã tài sản của bà Trương Mỹ Lan bị kê biên, con trai “chúa đảo” Tuần Châu đề nghị toà phúc thẩm loại bỏ các tài sản này ra khỏi vụ án hình sự để cho các bên khởi kiện bằng vụ án dân sự.
-
3 giờ trướcCông an tỉnh Hà Giang bắt đối tượng Vương Văn Thiêng (37 tuổi, trú xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì) vì hành vi giết người.
-
6 giờ trướcCông an đã bắt nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy trên đường với tốc độ cao, hò hét và kéo lê các tuýp sắt hàn dao phóng lợn xuống đường gây khiếp sợ cho người dân.
-
7 giờ trướcTin và làm theo kẻ tự xưng là công an, bà L. ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo nhằm đồng bộ dữ liệu dân cư cho con và quét nhận diện khuôn mặt trên điện thoại, để rồi bị lừa hơn 100 triệu đồng.
-
8 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
8 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
8 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
8 giờ trướcDự báo thời tiết 22/11/2024, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa to đến rất to trong hôm nay và ngày mai, cục bộ có nơi mưa trên 300mm. Bắc Bộ và Thanh Hóa rét về đêm và sáng sớm.
-
10 giờ trướcTheo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
-
21 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
22 giờ trướcQuá trình cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), lực lượng công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm ở độ sâu gần 1m.
-
22 giờ trướcBị tuyên phạt chung thân vì liên quan tới vụ Vạn Thịnh Phát, cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn mong được xem xét thêm những tình tiết giảm nhẹ mới để có thể sớm trở về với gia đình và điều trị bệnh.
-
1 ngày trướcMột người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại nghĩa trang phường Chi Lăng, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), cạnh ngôi mộ của người cha.
-
1 ngày trướcLực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
-
1 ngày trướcTrường THPT Nông Cống 2 (Thanh Hóa) đã đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học 2 tuần đối với nhóm nữ sinh đánh bạn cùng trường gãy đốt sống cổ.
-
1 ngày trướcLực lượng chức năng đã kiểm tra bất ngờ vũ trường New MDM ở Hải Phòng, phát hiện 26 ‘dân chơi’ dương tính với ma túy.
-
1 ngày trướcSau cuộc nhậu, 2 thanh niên ở Quảng Nam nghĩ rằng mình bị người đi đường "nhìn đểu" nên đã giở thói côn đồ, dùng dao đâm nạn nhân.
-
1 ngày trướcCông an TP Hà Nội cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông làm 555 người chết.
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước