Cuộc sống hiện tại của 4 bé trai 'nằm lồng kính sau khi sinh': 18 năm sau làm nên kỳ tích

Bà bầu Dịch Trọng Giang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi mang thai 4.

Tại một thị trấn nhỏ bình thường ở Lâu Để, Hồ Nam, có một cặp vợ chồng trẻ tên là Lý Vệ Vũ và Dịch Trọng Giang. Cả hai đều là công nhân trong nhà máy địa phương, dù lương không nhiều nhưng cũng đủ để đảm bảo cuộc sống gia đình.

Hai vợ chồng kết hôn nhiều năm, luôn mong muốn có một đứa con. Đến đầu năm 2003, người vợ là Dịch Trọng Giang xuất hiện triệu chứng buồn nôn, chán ăn, và kỳ kinh nguyệt cũng trễ vài ngày.

Cô ngay lập tức mua que thử thai và bất ngờ trước tin vui sắp được làm mẹ sau bao nhiêu ngày mong đợi. Sau đó, người chồng là Lý Vệ Vũ quyết định chiều đó đưa vợ đi khám thai tại bệnh viện địa phương.

Sau khi siêu âm thai, bác sĩ phát hiện cô Dịch Trọng Giang mang thai bốn bé. Ông báo tin này cho hai vợ chồng nhưng lại khiến họ rơi vào tình thế khó xử. Vì cả hai đều là công nhân với thu nhập ít ỏi, nuôi một đứa trẻ đã khó khăn, huống chi là bốn.

Tuy nhiên, tiền bạc không phải là vấn đề khó khăn nhất, vấn đề khó khăn hơn còn ở phía trước.


Bác sĩ Cao Hỉ Vinh đã biết về câu chuyện của bốn bé sinh tư từ trước, lập tức tổ chức nhân sự thảo luận kế hoạch điều trị cho các bé

Mang thai bình thường chỉ cần đủ 9 tháng 10 ngày là có thể sinh ra một đứa bé khỏe mạnh. Nhưng khi Dịch Trọng Giang mang thai đến 29 tuần 5 ngày, bụng cô đã lớn đến mức không thể lớn hơn được nữa.

Nếu để bào thai tiếp tục phát triển trong cơ thể mẹ, có thể gây tổn hại không thể hồi phục. Vì vậy, sau khi nhiều bác sĩ thảo luận, quyết định ngay lập tức tiến hành mổ lấy thai cho Dịch Trọng Giang.

Ngày 27/9/2003, bác sĩ tiến hành ca mổ lấy thai cho người mẹ đặc biệt này. Ca mổ diễn ra rất thuận lợi, bốn bé trai chào đời đều có dấu hiệu sống.

Tuy nhiên, sự sống của chúng cũng rất mong manh, tiếng khóc của chúng rất nhỏ. Bé nhỏ nhất thậm chí chỉ thấy đôi môi nhúc nhích mà không nghe thấy tiếng khóc.

Tổng trọng lượng của 4 bé chỉ nặng có 5,5 kg, trung bình mỗi bé chỉ nặng 1,5 kg, bé nhỏ nhất chỉ nặng 1 kg.


Nhưng khi công việc chữa trị tiến hành thuận lợi, vợ chồng nhà họ Lý lại xuất hiện ý định bỏ cuộc, không muốn tiếp tục chữa trị cho các bé với lý do là vì vấn đề tài chính

Bác sĩ đặt tên cho 4 đứa trẻ đặc biệt này theo thứ tự sinh là Đại Mao, Nhị Mao, Tam Mao và Tứ Mao. Sau khi đưa các bé vào lồng ấp, Tứ Mao đột nhiên thở yếu đi, và bé này có trọng lượng nhẹ nhất.

Vì vậy, bác sĩ vội vàng đặt máy thở cho bé, vì bé sinh non, chức năng tim phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, hiện tại chỉ có thể dựa vào máy móc bên ngoài để hỗ trợ hô hấp. Cùng lúc đó, các bé không thể bú sữa bình thường.

Bác sĩ chỉ có thể dùng ống tiêm nhỏ, đưa vài ml sữa bò vào miệng bé. Một bé mỗi lần chỉ ăn vài ml sữa, một bữa ăn có thể mất vài giờ. Nhưng dù được chăm sóc kỹ lưỡng như vậy, các dấu hiệu sinh tồn của bé vẫn ngày càng yếu.

Bệnh viện nhỏ địa phương không thể tiếp tục hỗ trợ điều trị cho các bé, bác sĩ bệnh viện lập tức liên lạc với bố mẹ của các bé, hy vọng chuyển các bé đến bệnh viện lớn có kỹ thuật tốt hơn và điều kiện y tế tốt hơn.

sức khỏe của bốn bé sinh tư, bố mẹ các bé ngay lập tức đưa các bé đến Bệnh viện Nhi Đồng Hồ Nam. Người tiếp nhận là bác sĩ Cao Hỉ Vinh được nhắc đến ở đầu bài viết.

Bác sĩ Cao Hỉ Vinh đã biết về câu chuyện của bốn bé sinh tư từ trước, lập tức tổ chức nhân sự thảo luận kế hoạch điều trị cho các bé.

Nhưng khi công việc chữa trị tiến hành thuận lợi, vợ chồng nhà họ Lý lại xuất hiện ý định bỏ cuộc, không muốn tiếp tục chữa trị cho các bé với lý do là vì vấn đề tài chính.

Hai vợ chồng đều là công nhân bình thường, tiền sinh con và chi phí ở bệnh viện cũ đã gần như tiêu hết tiền tiết kiệm gia đình.

Giờ đến bệnh viện lớn hơn, nhận điều trị tốt hơn, mỗi ngày chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Họ thực sự không thể chịu nổi chi phí điều trị cao như vậy, không thể tiếp tục trả tiền điều trị cho các bé.

Sau khi tính toán sơ bộ, các bé cần khoảng hai tháng điều trị trong lồng ấp. Hai tháng này, tổng chi phí điều trị gần hơn 500 triệu đồng. Đây là một khoản chi lớn, dù họ rất không nỡ, dù họ hy vọng các bé an toàn, nhưng không thể trả nổi chi phí điều trị cao của bệnh viện.

Tình hình kinh tế của hai vợ chồng khiến bác sĩ chủ trị Cao Hỉ Vinh biết được. Vì vậy, ông tổ chức nhóm cứu trợ cùng y tá và bác sĩ quyên góp cho bốn bé sinh tư.

Các y tá trong nhóm cứu trợ luân phiên chăm sóc bốn bé, từ lâu đã có tình cảm với bốn bé nhỏ này, vừa quyên góp vừa kêu gọi đồng nghiệp trong bệnh viện giúp đỡ.



Cả 4 chàng trai đều thi đậu vào đại học

Ngoài nhân viên y tế quyên góp, truyền thông cũng biết đến câu chuyện hiếm gặp này. Đông đảo phóng viên báo đài tìm đến, phỏng vấn và đưa tin về gia đình họ, để mọi người trong xã hội biết tình hình hiện tại.

Sau đó, phóng viên hợp tác với tổ chức từ thiện địa phương, kêu gọi mọi người tham gia quyên góp. Chính nhờ nỗ lực của tất cả mọi người, số tiền điều trị cho bốn bé được quyên góp đủ.

Khi số tiền này được giao cho hai vợ chồng, họ liên tục cúi đầu cảm ơn bác sĩ, y tá, tổ chức từ thiện và phóng viên. Rất nhanh, các bé bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất.

Nhân viên nhóm cứu trợ hàng ngày tận tâm chăm sóc, bất cứ tình huống nhỏ nhất nào cũng có thể khiến bé tử vong, vì vậy họ đều cảnh giác cao độ.

Cuối cùng, nhờ sự chăm sóc của nhóm, 4 bé sinh tư vượt qua thời kỳ nguy hiểm nhất, tình trạng sức khỏe dần ổn định. Hơn hai tháng sau, các chỉ số sinh tồn của bé đều bình thường, thậm chí có bé đã có thể tự bú sữa mẹ.

Sức khỏe của bé ngày càng tốt hơn, bác sĩ quyết định cho bé xuất viện về nhà. Ngày bốn bé xuất viện, cha mẹ hai bên và hai vợ chồng đều đến đón bé.

Nhân viên y tế tận tình chỉ bảo chăm sóc bé như thế nào. Vợ chồng nhà họ Lý cảm ơn không ngừng, thực sự không biết lấy gì để báo đáp.

Theo Gia đình Việt Nam

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cuoc-song-hien-tai-cua-4-be-trai-nam-long-kinh-sau-khi-sinh-18-nam-sau-lam-nen-ky-tich-681259.html

gia đình đông con mang thai vợ chồng

Tin tức mới nhất