Bọ xít thường có mùi hôi rất đặc trưng, vì vậy nhiều không tin rằng loại côn trùng này có thể ăn được. Tuy nhiên, người Sơn La thực sự biết cách biến chúng thành đặc sản vô cùng hấp dẫn.
Người Sơn La thả bọ xít vào chậu nước muối loãng để chúng tiết ra tuyến hôi. Sau đó, tiếp tục ngâm và rửa sạch trong nước măng chua (nước măng chua là một loại nước khử mùi tanh, hôi cực kỳ hiệu quả, được sử dụng rất nhiều ở Sơn La trong chế biến thực phẩm).
Bọ xít sau khi được trộn đều với gia vị ớt, tỏi, muối, mì chính, nước măng chua ngâm khoảng 5 phút, rồi cho lên chảo rang vàng rộm, bày ra đĩa cùng với lá chanh thái nhỏ. Khi chín, mùi hôi ban đầu của bọ xít hoàn toàn biến mất, chỉ còn mùi thơm của bọ xít rang và thơm nồng nhẹ của lá chanh rất hấp dẫn.
Ve sầu được coi là một trong những món đồ nhậu dân dã, được nhiều cánh mày râu ưa thích khi đến Sơn La, cũng như nhiều tỉnh miền núi phía Bắc khác.
Ve non sau khi bắt phải thả ngay vào chậu nước mới ăn được vì ve sầu phát triển rất nhanh, chỉ sau vài giờ đã thành ve trưởng thành.
Quả mắc nhung có màu xanh, cùng họ với cà chua nhưng lại chỉ bé bằng hạt đu đủ chín. Vị xen lẫn giữa đắng pha trộn với ngọt và cay the. Sau khi cháo hầm nhừ, thêm thịt băm và quả mắc nhung vào sẽ thành món ăn có hương vị rất đặc biệt và dễ "gây thương nhớ" với du khách xa gần.
Đến Sơn La, bạn sẽ được thưởng thức một món ăn hoang sơ vào bậc nhất của núi rừng, đó là nậm pịa. Cách chế biến món ăn này cũng rất đơn giản, ruột non được đem trộn với rau thơm, ớt, tỏi, mắc khén,.. cùng các gia vị khác và nhiều loại nội tạng băm nhỏ. Sau đó chỉ cần đem hỗn hợp đã làm nấu sôi cho đến khi có một hỗn hợp mới sóng sánh, sền sệt, rất hấp dẫn.
Da trâu rất cứng và dày, vì thế khâu chế biến rất cần sự khéo léo, tỉ mỉ của người nấu. Để có được đĩa nộm da trâu giòn, không quá dai và ngon miệng thì người Sơn La đã phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Sau khi chế biến da trâu, đem thịt đã thái lát mỏng trộn cùng với rau dớn, hoa chuối, đậu phộng,…đặc biệt là nước măng chua tạo cho món ăn thêm phần mới lạ và độc đáo.