Bà Tư Hồng tay trắng làm nên cơ nghiệp

Bà Tư Hồng tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1868, trong một gia đình nghèo ở Hà Nam. Bà sở hữu nhan sắc tuyệt trần khiến nhiều thanh niên si mê khi đến tuổi trường thành.

Sau đó, bà trở thành phu nhân của quan tư Laglan, cuộc đời bà bắt đầu rẽ sang bước ngoặt mới.

Sau khi lấy chồng bà bắt đầu đặt chân vào giới kinh doanh từ những mánh khóe buôn bán mà mình đã học được. Thời điểm này bà tìm hiểu và kinh doanh về lĩnh vực thầu khoán ở Hà Thành.

Năm 1892, bà Tư Hồng gây chấn động khi là người phụ nữ đầu tiên mang hồ sơ đến cơ quan sở tại, phụ trách về thương nghiệp xin thành lập công ty thầu An Nam.

Đại gia khét tiếng Hà Thành 3 đời chồng không có con, là người đầu tiên của Việt Nam sở hữu tài sản đồ sộ-1

Vì rành tiếng Pháp, lại thêm am hiểu về luật nên bà đã được cấp giấy phép. Chỉ 2 năm sau, tên tuổi bà Tư Hồng nổi tiếng khi “đánh bại" các doanh nghiệp có máu mặt của người Hoa, người Pháp để trúng thầu hợp đồng rất lớn là phá dỡ thành Hà Nội.

Bà Tư Hồng rất giỏi trong việc quản lý nhân công cho các công trình, có thời điểm lên đến hàng ngàn người. Nhờ đó, gói thầu của bà hoàn thành sớm hơn dự kiến đến 6 tháng.

Đại gia khét tiếng Hà Thành 3 đời chồng không có con, là người đầu tiên của Việt Nam sở hữu tài sản đồ sộ-2

Bằng sự nhạy bén, từ số gạch đá cũ phá dỡ thành Hà Nội, bà Tư Hồng mua đất xây hàng loạt ngôi nhà để kinh doanh, bù lại khoản tiền bỏ ra thuê nhân công.

Thành công liên tiếp nhiều công trình giúp sản nghiệp của bà dồi dào. Không dừng lại ở đó, Bà Tư Hồng bắt đầu lấn sân sang kinh doanh thực phẩm, cung cấp lúa gạo cho các nhà tù, vận chuyển tàu biển.

Chuyện bất ngờ về nữ đại gia 'khét tiếng' Hà Thành 3 đời chồng nhưng không có con, là người đầu tiên của Việt Nam sở hữu khối tài sản đồ sộ - Ảnh 2

Người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu

Không chỉ giỏi giang về việc kinh doanh, Bà Tư Hồng còn tự mình chứng minh cho xã hội bấy giờ thấy được phụ nữ lấy chồng Tây không phải là người thường lẳng lơ, không tài cán…

Bà Tư Hồng được khắc hoạ là người phụ nữ nhân hậu, thường xuyên giúp đỡ người nghèo.

Giai đoạn 1902 - 1903, khi các tỉnh miền Trung mất mùa, thóc lúa khan hiếm, bà Tư Hồng khi chở gạo từ Nam ra Bắc, ban đầu dự định bán nhưng thấy bà con lâm vào cảnh lầm than nên đã chuyển số gạo này cứu tế miền Trung.

Ngoài ra bà còn mổ bò, chia mỗi suất một cân gạo, một lạng thịt để phát cho các hộ dân vùng đói. Ngoài việc cứu đói bà còn tự bỏ tiền túi để mua thuốc chạy chữa cho những người đang mắc bệnh dịch.

Tài giỏi , xinh đẹp nhưng phận đời đầy truân chuyên

Có tiếng là người nhân hậu, giỏi giang kinh doanh là thế, nhưng bà Tư Hồng có cuộc đời đầy truân chuyên. Năm 17 tuổi, gia đình vỡ nợ, bị bố mẹ ép gả cho lý trưởng làm vợ lẽ. Vì không chấp nhận cuộc hôn nhân này bà bỏ trốn ra Nam Định làm thuê kiếm sống.

Thời gian ở Nam Định, bà gặp một người đàn ông bán bún xáo trâu và nảy sinh tình cảm. Cả hai cũng về góp gạo thổi cơm chung, thế nhưng cả hai cũng không có con.

Hay tin ba mẹ qua đời bà quay ngược lại quê nhà, thấy em trai bị bắt đi để trừ nợ, vì thương em một lần nữa bà dứt áo ra đi, tìm cách cứu em.

Sau đó bà gặp ông chủ buôn tên Hồng người gốc Quảng Đông, cả hai phải lòng nhau. Người này giúp bà Tư Hồng khoản tiền để cứu em. Vì cảm mến tấm lòng nhân hậu của người đàn ông này bà chấp nhận về chung sống cùng ông.

Đến khoảng năm 1890, vì làm ăn thua lỗ, chồng bỏ về nước để lại bà một mình bơ vơ kiếm sống.

Nhờ nhan sắc xinh đẹp, bà quyết định về lại Hải Phòng để tìm cơ may mới cuối cùng bà Hồng đã gặp viên quan Laglan và những gì xảy ra sau đó đã đi vào giai thoại nổi tiếng về nữ đại gia được xem là đầu tiên của Việt Nam.

Chuyện bất ngờ về nữ đại gia 'khét tiếng' Hà Thành 3 đời chồng nhưng không có con, là người đầu tiên của Việt Nam sở hữu khối tài sản đồ sộ - Ảnh 3

Trải qua nhiều biến cố cuộc đời bà Tư Hồng trải qua ba lần đò nhưng không có con. Chuyện tình với viên quan người Pháp cũng không đi đến đâu. Sau khi chia tay quan Laglan, bà Tư Hồng sống một mình ở trang trại thuộc làng Bạch Mai (nay nằm trong khu vực Đại học Bách khoa Hà Nội).

Xinh đẹp, giỏi giang nhưng bà lại vắng số. Đến năm 1921, bà Tư Hồng mất khi mới 53 tuổi. Có người nói rằng toàn bộ tài sản được bà để lại cho em trai và các cháu là con của người em này.

Theo Gia đình Việt Nam