Rối loạn tiền đình được coi là “căn bệnh công sở” bởi nhóm đối tượng mắc phải hội chứng này rất dễ xảy ra ở dân văn phòng.
Do điều kiện làm việc tiếp xúc nhiều với máy tính, ngồi phòng máy lạnh, ít vận động, ngồi nhiều, áp lực công việc cao.
Ở điều kiện này cột sống sẽ bị nhiễm lạnh lâu ngày dẫn đến hiện tượng co thắt động mạch cột sống, các dây thần kinh thuộc khu vực trung ương dẫn đến não bộ bị thiếu máu khiến hoạt động tiền đình bị rối loạn.
Hội chứng này vô cùng nguy hiểm nếu khi xảy ra biến cố mà bạn đang trong điều kiện nhạy cảm như đi trên đường, sốc đột ngột, đang làm việc liên quan đến máy móc nguy hiểm,…có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, cần sớm nhận biết và có phương pháp điều chỉnh kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị rối loạn tiền đình
Chóng mặt
Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cảm thấy khi mắc phải hội chứng này. Ban đầu là thoáng qua sau đó mức độ nặng dần lên với tần suất tăng dần.
Bạn sẽ có ảo giác về sự vận động xung quanh, sự di chuyển của các vật thể, cảm giác xoay tròn, bập bềnh.
Kèm theo đó là chứng buồn nôn, nôn và đổ mồ hôi nhớt ở lòng bàn tay, bàn chân và lưng, mất cân bằng cơ thể, mắt mờ.
Hiện tượng này xảy ra khi hệ thần kinh não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.
Mất thăng bằng
Cơ thể mất sự cân bằng khiến bạn không thể đứng vững, lâng lâng không xác định trọng lượng như người bị say rượu.
Bạn gặp phải hiện tượng này là do toàn bộ vùng tiền đình, mắt, ngoại tháp, tiểu não bị mất thông tin từ cơ thể gây nên.
Mất ý thức hoặc ngất
Trong một khoảng thời gian bị bị đe doạ mất ý thức hoặc ngất đi, kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm thoáng qua.
Nguyên nhân là do giảm lượng máu đến não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật gây nên.
Chóng mặt không xác định rõ
Đầu óc lâng lâng, quay cuồng, nặng nề hay cảm giác sợ ngã,…Triệu chứng này thường xuất hiện ở những người rối loạn tiền đình kèm theo chứng rối loạn cảm xúc (lo âu, trầm cảm, tăng thông khí,…).
Phòng tránh rối loạn tiền đình
- Hạn chế sử dụng máy tính
- Hạn chế sử dụng phòng lạnh
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
- Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Thường xuyên vận động, thể dục thể thao
- Ăn uống đầy đủ chất, hợp vệ sinh
- Bổ sung thêm các chất chống gốc tự do cho cơ thể.
Do điều kiện làm việc tiếp xúc nhiều với máy tính, ngồi phòng máy lạnh, ít vận động, ngồi nhiều, áp lực công việc cao.
Ở điều kiện này cột sống sẽ bị nhiễm lạnh lâu ngày dẫn đến hiện tượng co thắt động mạch cột sống, các dây thần kinh thuộc khu vực trung ương dẫn đến não bộ bị thiếu máu khiến hoạt động tiền đình bị rối loạn.
Hội chứng này vô cùng nguy hiểm nếu khi xảy ra biến cố mà bạn đang trong điều kiện nhạy cảm như đi trên đường, sốc đột ngột, đang làm việc liên quan đến máy móc nguy hiểm,…có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, cần sớm nhận biết và có phương pháp điều chỉnh kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị rối loạn tiền đình
Chóng mặt
Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cảm thấy khi mắc phải hội chứng này. Ban đầu là thoáng qua sau đó mức độ nặng dần lên với tần suất tăng dần.
Bạn sẽ có ảo giác về sự vận động xung quanh, sự di chuyển của các vật thể, cảm giác xoay tròn, bập bềnh.
Kèm theo đó là chứng buồn nôn, nôn và đổ mồ hôi nhớt ở lòng bàn tay, bàn chân và lưng, mất cân bằng cơ thể, mắt mờ.
Hiện tượng này xảy ra khi hệ thần kinh não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.
Mất thăng bằng
Cơ thể mất sự cân bằng khiến bạn không thể đứng vững, lâng lâng không xác định trọng lượng như người bị say rượu.
Bạn gặp phải hiện tượng này là do toàn bộ vùng tiền đình, mắt, ngoại tháp, tiểu não bị mất thông tin từ cơ thể gây nên.
Mất ý thức hoặc ngất
Trong một khoảng thời gian bị bị đe doạ mất ý thức hoặc ngất đi, kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm thoáng qua.
Nguyên nhân là do giảm lượng máu đến não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật gây nên.
Chóng mặt không xác định rõ
Đầu óc lâng lâng, quay cuồng, nặng nề hay cảm giác sợ ngã,…Triệu chứng này thường xuất hiện ở những người rối loạn tiền đình kèm theo chứng rối loạn cảm xúc (lo âu, trầm cảm, tăng thông khí,…).
Phòng tránh rối loạn tiền đình
- Hạn chế sử dụng máy tính
- Hạn chế sử dụng phòng lạnh
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
- Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Thường xuyên vận động, thể dục thể thao
- Ăn uống đầy đủ chất, hợp vệ sinh
- Bổ sung thêm các chất chống gốc tự do cho cơ thể.
Theo Trí Thức Trẻ