Ước mơ chuyển giới của cặp song sinh
Ước mơ một lần được đi Thái Lan phẫu thuật bỏ "đứa con trai" ra khỏi cơ thể là khao khát của cặp song sinh Trúc Linh - Trúc Lam (30 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM).
“Tuy nhiên Linh mới chỉnh sửa được phần ngực, bụng, hình dáng bên ngoài, chứ phía dưới còn nguyên. Em của mình cũng vậy. Khổ tâm lắm. Tụi mình muốn được là con gái", Trúc Linh nói.
Cặp đôi song sinh chuyển giới Trúc Linh - Trúc Lam.
Linh cho biết gia đình chỉ có 2 "anh em". Ngay từ nhỏ họ chỉ thích chơi với các bạn nữ và không bị kỳ thị. Tuy nhiên, khi biết chị em Linh là người đồng tính thì họ hàng xa lánh.
Mặc dù rất khổ tâm vì con mình không bình thường, nhưng cha mẹ Linh vẫn tạo điều kiện cho 2 người đi làm kiếm tiền để thực hiện ước mơ chuyển giới.
Linh cho biết, hành trình chuyển giới của chị em cô bắt đầu từ khi tốt nghiệp lớp 12. Nghỉ học, cả hai để tóc dài, sơn móng tay, kẻ lông mày, dán mi mắt, đeo khuyên tai, trang điểm như con gái khi ra đường.
Để bỏ đi thân hình thô cứng đàn ông, chị em Linh phải mua thuốc tẩy hết lông tay chân. Khi nghe nói bơm hormone nữ vào người cho ngực nở, mông to thì cặp song sinh này cũng làm theo.
Linh kể: "Mỗi tuần phải bơm một lần hết 200.000 đồng. Để có được số tiền đó, chúng tôi phải làm đủ mọi nghề. Tuy nhiên, xã hội cũng không cho những người như tôi có cơ hội được làm việc như người bình thường nên bắt buộc phải đi hát đám ma. Tuy khổ cực và bị coi thường, chúng tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc vì đang được sống đúng là chính mình".
Dù vẫn còn “thằng con trai” trên người nhưng "chị em" Linh vẫn rất tự tin bước vào nhà vệ sinh nữ mà không sợ bị người khác kỳ thị, dè bĩu. “Có thể tụi mình là song sinh, nên đi đâu cũng có nhau và không sợ cô đơn lạc lõng”, Lam ngại ngùng bày tỏ..
Cũng như đa số các bạn chuyển giới khác, Trần Lê Quốc Trí (biệt danh Cô gái áo thun) rất khổ sở mỗi khi đi vệ sinh vì phần ngực đã phẫu thuật rất giống con gái nhưng phía dưới vẫn là nam.
Trí không biết phải đi vào nhà vệ sinh nam hay nữ. Mỗi lần muốn đi vệ sinh Trí phải lấy chiếc áo khoác trùm lấy đầu rồi mới dám bước vào.
"Cô gái áo thun" Trần Quốc Trí từng muốn tự tử vì sự kinh miệt của người xung quanh.
Để tránh ánh mắt ác ý cay nghiệt, Trí vào Sài Gòn đăng ký đi học múa với cái tên "Cô gái áo thun" và bắt đầu một chặng đường mới với những người bạn cùng gặp vấn đề về giới tính.
“Chỉ với những bạn đó, em mới được là chính mình, được chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc”, Trí bộc bạch.
Nhưng cay đắng chưa hết, Trí đi xin việc làm thêm lại vấp phải sự kỳ thị của nhiều nơi. “Cô gái” không thể xin được bất kỳ việc gì làm, đi tới đâu họ cũng nhìn với ánh mắt soi mói, không được như những người bình thường.
Họ thường lấy lý do khách không biết gọi là “anh” hay “chị” nên rất phiền hà và không nhận.
Hành trình phẫu thuật gian nan nguy hiểm
Từng muốn đi phẫu thuật ở nước ngoài, nhưng sau đó Trương Minh Hải (25 tuổi, quận 9) lại chọn cách tiêm hormone nam để thay đổi từ nữ sang nam, vì chi phí chuyển giới ở Thái Lan quá đắt đỏ.
“Ngày em nói với cha mẹ mình là người chuyển giới, họ buồn lắm nhưng sau thời gian thì chấp nhận. Sau đó, em thổ lộ ý muốn được phẫu thuật, mẹ khóc hết nước mắt nhưng rồi cũng chấp nhận vì muốn con được sống hạnh phúc”, Hải nói.
Hải từng đến một bệnh viện lớn tại Thái Lan để tìm hiểu việc phẫu thuật, được khám sức khỏe và tư vấn tâm lý trước khi chuyển từ nữ sang nam. Nhưng biết chi phí quá cao thì Hải đành bỏ cuộc, quay về nước.
“Giá phẫu thuật ngực khoảng 100 triệu đồng, còn phẫu thuật toàn bộ khoảng 400 - 500 triệu. Đó là chưa kể việc qua lại giữa hai nước để kiểm tra, chỉnh sửa. Tốn quá nhiều tiền nên đa số chọn phẫu thuật từng phần hoặc tiêm hormone, chờ đến khi có tiền để chuyển đổi 1 lần".
Để một cơ thể nữ thành nam thì phải trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, chịu nhiều đau đớn về thân xác. "Em từng nghe một chị nói dù chịu bao đau đớn nhưng cắn răng chịu đựng để đổi lấy hạnh phúc", Hải kể.
“Chàng trai” này chọn cách tiêm hormone để từ từ biến đổi thân thể từ nữ sang nam. Hai tuần một lần, Minh mua hormone tại các nhà thuốc rồi về tự tiêm cho mình.
“Việc tiêm này khá nguy hiểm vì em không biết liều lượng bao nhiêu là đủ, cách tiêm đúng là thế nào nên… may nhờ rủi chịu. Một khi đã chấp nhận tìm lại chính mình thì đã xác định một mất một còn", Hải Minh cho biết.
Để có tiền chuyển giới, nhiều người sẵn sàng đi hát đám ma, bán kẹo kéo để thực hiện ước mơ của mình. Ảnh: P.L.
Sau 6 tháng đến 1 năm sử dụng hormone, cơ thể nữ sẽ có những biến đổi sang chiều hướng nam giới. Gương mặt, da sẽ sạm đi và góc cạnh lại chứ không còn mịn màng. Râu bắt đầu mọc, lông tay lông chân xuất hiện, giọng nói nặng hơn. Loại hormone này cũng khiến phần ngực ngày càng xẹp đi.
Theo Trương Minh Hải, nếu người chuyển giới chỉ sử dụng hormon thì phải tiêm hàng tuần đến… 50 - 60 tuổi.
Trần Khánh Vi (22 tuổi, chuyển giới từ nữ sang nam) chia sẻ, ngoài việc sử dụng hormone, người chuyển giới phải cắt tóc kiểu con trai, mặc áo quần nam và đặc biệt phải dùng áo bó ngực để ngăn cản sự phát triển của bộ phận này.
“Ngoài việc thực hiện các công việc đó, tụi em còn phải học cách sống như một người con trai, từ việc quan sát những người khác trong sinh hoạt hàng ngày", Khánh Vi cho biết.
Theo Khánh Vi, hiện Việt Nam chưa có cơ sở nào điều trị những biến chứng cho người chuyển giới vì vấn đề pháp lý. Mỗi khi gặp sự cố, họ phải ra nước ngoài.
Ước mơ một lần được đi Thái Lan phẫu thuật bỏ "đứa con trai" ra khỏi cơ thể là khao khát của cặp song sinh Trúc Linh - Trúc Lam (30 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM).
“Tuy nhiên Linh mới chỉnh sửa được phần ngực, bụng, hình dáng bên ngoài, chứ phía dưới còn nguyên. Em của mình cũng vậy. Khổ tâm lắm. Tụi mình muốn được là con gái", Trúc Linh nói.
Cặp đôi song sinh chuyển giới Trúc Linh - Trúc Lam.
Linh cho biết gia đình chỉ có 2 "anh em". Ngay từ nhỏ họ chỉ thích chơi với các bạn nữ và không bị kỳ thị. Tuy nhiên, khi biết chị em Linh là người đồng tính thì họ hàng xa lánh.
Mặc dù rất khổ tâm vì con mình không bình thường, nhưng cha mẹ Linh vẫn tạo điều kiện cho 2 người đi làm kiếm tiền để thực hiện ước mơ chuyển giới.
Linh cho biết, hành trình chuyển giới của chị em cô bắt đầu từ khi tốt nghiệp lớp 12. Nghỉ học, cả hai để tóc dài, sơn móng tay, kẻ lông mày, dán mi mắt, đeo khuyên tai, trang điểm như con gái khi ra đường.
Để bỏ đi thân hình thô cứng đàn ông, chị em Linh phải mua thuốc tẩy hết lông tay chân. Khi nghe nói bơm hormone nữ vào người cho ngực nở, mông to thì cặp song sinh này cũng làm theo.
Linh kể: "Mỗi tuần phải bơm một lần hết 200.000 đồng. Để có được số tiền đó, chúng tôi phải làm đủ mọi nghề. Tuy nhiên, xã hội cũng không cho những người như tôi có cơ hội được làm việc như người bình thường nên bắt buộc phải đi hát đám ma. Tuy khổ cực và bị coi thường, chúng tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc vì đang được sống đúng là chính mình".
Dù vẫn còn “thằng con trai” trên người nhưng "chị em" Linh vẫn rất tự tin bước vào nhà vệ sinh nữ mà không sợ bị người khác kỳ thị, dè bĩu. “Có thể tụi mình là song sinh, nên đi đâu cũng có nhau và không sợ cô đơn lạc lõng”, Lam ngại ngùng bày tỏ..
Cũng như đa số các bạn chuyển giới khác, Trần Lê Quốc Trí (biệt danh Cô gái áo thun) rất khổ sở mỗi khi đi vệ sinh vì phần ngực đã phẫu thuật rất giống con gái nhưng phía dưới vẫn là nam.
Trí không biết phải đi vào nhà vệ sinh nam hay nữ. Mỗi lần muốn đi vệ sinh Trí phải lấy chiếc áo khoác trùm lấy đầu rồi mới dám bước vào.
"Cô gái áo thun" Trần Quốc Trí từng muốn tự tử vì sự kinh miệt của người xung quanh.
Để tránh ánh mắt ác ý cay nghiệt, Trí vào Sài Gòn đăng ký đi học múa với cái tên "Cô gái áo thun" và bắt đầu một chặng đường mới với những người bạn cùng gặp vấn đề về giới tính.
“Chỉ với những bạn đó, em mới được là chính mình, được chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc”, Trí bộc bạch.
Nhưng cay đắng chưa hết, Trí đi xin việc làm thêm lại vấp phải sự kỳ thị của nhiều nơi. “Cô gái” không thể xin được bất kỳ việc gì làm, đi tới đâu họ cũng nhìn với ánh mắt soi mói, không được như những người bình thường.
Họ thường lấy lý do khách không biết gọi là “anh” hay “chị” nên rất phiền hà và không nhận.
Hành trình phẫu thuật gian nan nguy hiểm
Từng muốn đi phẫu thuật ở nước ngoài, nhưng sau đó Trương Minh Hải (25 tuổi, quận 9) lại chọn cách tiêm hormone nam để thay đổi từ nữ sang nam, vì chi phí chuyển giới ở Thái Lan quá đắt đỏ.
“Ngày em nói với cha mẹ mình là người chuyển giới, họ buồn lắm nhưng sau thời gian thì chấp nhận. Sau đó, em thổ lộ ý muốn được phẫu thuật, mẹ khóc hết nước mắt nhưng rồi cũng chấp nhận vì muốn con được sống hạnh phúc”, Hải nói.
Hải từng đến một bệnh viện lớn tại Thái Lan để tìm hiểu việc phẫu thuật, được khám sức khỏe và tư vấn tâm lý trước khi chuyển từ nữ sang nam. Nhưng biết chi phí quá cao thì Hải đành bỏ cuộc, quay về nước.
“Giá phẫu thuật ngực khoảng 100 triệu đồng, còn phẫu thuật toàn bộ khoảng 400 - 500 triệu. Đó là chưa kể việc qua lại giữa hai nước để kiểm tra, chỉnh sửa. Tốn quá nhiều tiền nên đa số chọn phẫu thuật từng phần hoặc tiêm hormone, chờ đến khi có tiền để chuyển đổi 1 lần".
Để một cơ thể nữ thành nam thì phải trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, chịu nhiều đau đớn về thân xác. "Em từng nghe một chị nói dù chịu bao đau đớn nhưng cắn răng chịu đựng để đổi lấy hạnh phúc", Hải kể.
“Chàng trai” này chọn cách tiêm hormone để từ từ biến đổi thân thể từ nữ sang nam. Hai tuần một lần, Minh mua hormone tại các nhà thuốc rồi về tự tiêm cho mình.
“Việc tiêm này khá nguy hiểm vì em không biết liều lượng bao nhiêu là đủ, cách tiêm đúng là thế nào nên… may nhờ rủi chịu. Một khi đã chấp nhận tìm lại chính mình thì đã xác định một mất một còn", Hải Minh cho biết.
Để có tiền chuyển giới, nhiều người sẵn sàng đi hát đám ma, bán kẹo kéo để thực hiện ước mơ của mình. Ảnh: P.L.
Sau 6 tháng đến 1 năm sử dụng hormone, cơ thể nữ sẽ có những biến đổi sang chiều hướng nam giới. Gương mặt, da sẽ sạm đi và góc cạnh lại chứ không còn mịn màng. Râu bắt đầu mọc, lông tay lông chân xuất hiện, giọng nói nặng hơn. Loại hormone này cũng khiến phần ngực ngày càng xẹp đi.
Theo Trương Minh Hải, nếu người chuyển giới chỉ sử dụng hormon thì phải tiêm hàng tuần đến… 50 - 60 tuổi.
Trần Khánh Vi (22 tuổi, chuyển giới từ nữ sang nam) chia sẻ, ngoài việc sử dụng hormone, người chuyển giới phải cắt tóc kiểu con trai, mặc áo quần nam và đặc biệt phải dùng áo bó ngực để ngăn cản sự phát triển của bộ phận này.
“Ngoài việc thực hiện các công việc đó, tụi em còn phải học cách sống như một người con trai, từ việc quan sát những người khác trong sinh hoạt hàng ngày", Khánh Vi cho biết.
Theo Khánh Vi, hiện Việt Nam chưa có cơ sở nào điều trị những biến chứng cho người chuyển giới vì vấn đề pháp lý. Mỗi khi gặp sự cố, họ phải ra nước ngoài.
Theo Zing