Bệnh “chảy máu chuối” được đặt tên như vậy vì chuối bị cắt trông giống như đang chảy máu. Bệnh gây thối trái, héo lá, chết cây.
Bệnh “chảy máu chuối” do một loại vi khuẩn gây ra khiến cây chuối tàn héo và gây thiệt hại lớn cho vụ mùa. Chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh này.
Chuối bị bệnh (Ảnh: Arriving-in-mainland)
Bệnh “chảy máu chuối” xuất hiện đầu tiên ở Đảo Kayuadi tại Nam Sulawesi ở Indonesia vào năm 1905 và tàn phá nghiêm trọng các đồn điền chuối khu vực này. Đến năm 1987, căn bệnh “chảy máu chuối” lại phát hiện tại Tây Java và lan sang đến 25 tỉnh của Indonesia.
Bệnh dịch hoành hành khiến nhiều nông dân phải từ bỏ sản xuất. Gần đây dịch bệnh lại bắt đầu hoành hành tại Malaysia và có nguy cơ lan sang nhiều nước Đông Nam Á khác.
Tiến sĩ Jane Ray - tại trường Đại dịch Queensland (Australia) nghiên cứu về căn bệnh chảy máu chuối cho biết, nếu không có biện pháp can thiệp, thiệt hại sẽ rất lớn do dịch bệnh xảy ra ở những khu vực mà người trồng không có kinh nghiệm quản lý dịch bệnh.
Cần phải làm rõ hơn về các phương thức lây truyền bệnh để phát triển các phương pháp tiếp cận quản lý bệnh hiệu quả vì sự gia tăng nhanh chóng của bệnh máu là một mối đe dọa đang nổi lên đối với sản xuất chuối ở Đông Nam Á.
Theo nhóm nghiên cứu, tất cả các vấn đề dịch bệnh bắt đầu nhỏ và có thể được ngăn chặn nếu hành động sớm. Nếu không được kiểm soát và để lây lan, chúng có thể trở thành những trở ngại lớn đối với sản xuất trên các khu vực địa lý rộng lớn.
Nhiều nhà khoa học cũng cảnh báo, loại trái cây yêu thích này có thể bị tuyệt chủng vì hàng loạt các loại dịch bệnh, trong đó có kẻ hủy diệt Panama, gây tình trạng héo rũ chuối hàng loạt.
Chuyên gia Ferrnando Garcia thuộc Trung tâm nghiên cứu bệnh dịch về chuối Panama nhận định: “Giống như con người, chuối cũng đang đối mặt với một đại dịch. Các bệnh dịch trên chuối có hiệu ứng Domino. Nếu không kiểm soát sớm, bệnh sẽ lây lan nhanh sang các vùng và giết chết tất cả cây trồng”.
Dịch Panama do loại nấm Fusarium gây ra, từng xóa sổ 100.000 hécta chuối tại Trung Mỹ trong những năm trước thập niên 1960. Cũng dưới sức tàn phá của Fusarium, giống chuối tuyệt ngon Gros Michel đã chính thức tuyên bố “tuyệt chủng về thương mại” vào năm 2015.
Theo VOV