Dịch giả 11 tuổi Đỗ Nhật Nam
Cách đây hơn một tháng, cậu bé 11 tuổi Đỗ Nhật Nam bị “ném đá” trên mạng vì đã nói những điều thật khác biệt với những đứa trẻ cùng trang lứa.
Nhưng thật may mắn, chính sự khác biệt của đứa trẻ đã khiến cha mẹ em vững tin và cả gia đình đã vượt qua dư luận. Và Đỗ Nhật Nam không chỉ giữ nguyên được tiếng cười trong gia đình, mà tiếp tục ra mắt thêm hai cuốn sách mới, nâng tổng số tác phẩm của mình lên con số bảy.
Vượt qua những cái đích
Biết đọc sách báo từ khi 4 tuổi. Song song với việc học nói tiếng Việt, Nhật Nam học tiếng Anh. 5 tuổi Nhật Nam bắt đầu dịch những dòng tiếng Anh đầu tiên sang tiếng Việt: “Cháu thường tư duy những câu nói hằng ngày, những mẫu câu hằng ngày bằng tiếng Anh”.
Trên bức tường phòng khách ngoài những bức ảnh ngộ nghĩnh của cậu bé Đỗ Nhật Nam là hàng chục tấm bằng chứng nhận kết quả các kỳ thi tiếng Anh. Riêng kỳ thi tiếng Anh Ielts Nhật Nam sở hữu đến năm chiếc bằng với mức độ điểm thi khác nhau. “Tôi biết cho Nam thi bây giờ thì những năm sau các bằng ấy chả có giá trị gì với con nhưng tôi vẫn cho thi. Cứ mỗi kỳ thi đến cháu tham dự và đạt kết quả tốt hơn lần trước” - chị Hồ Điệp, mẹ của Nhật Nam, nói.
Bắt đầu làm quen với tiếng Anh thông qua Internet và công cụ Google từ khoảng 5 tuổi khi bố mẹ cho phép sử dụng máy tính. Nhật Nam nói: “Cháu thấy vô cùng thú vị với những thông tin tìm được trên mạng, cháu bắt đầu làm quen với tiếng Anh và dịch lại những câu nói hằng ngày, những bài thơ, bài hát, câu văn sang tiếng Anh mặc dù nghe rất buồn cười nhưng như thế lại nhớ được lâu hơn về từ vựng. Về bí quyết học tiếng Anh cháu đã viết thành một cuốn sách Tớ học tiếng Anh như thế nào”.
Những tiếng vỗ tay của mẹ
Sun up, sun down là cuốn sách đầu tiên mà Đỗ Nhật Nam thực hiện với vai trò dịch giả. Và dịch thuật đến với cậu bé này một cách tự nhiên. Hồi ấy nhà sách Thái Hà mới mở ở phố Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội), ở đó có một giá sách tiếng Anh. Từ khi phát hiện giá sách đó, ngày nào Nhật Nam cũng đến đây.
Một hôm, trong khi hai mẹ con say sưa đọc một cuốn sách khoa học tiếng Anh thì mẹ bất ngờ hỏi: Liệu con có thể dịch cuốn sách này sang tiếng Việt không? Nhật Nam hào hứng hẳn lên và bắt đầu dịch thử một trang sách. Với niềm hứng khởi và yêu thích, ngày nào Nhật Nam cũng dịch sách cho mẹ nghe. Và cuối cùng, mẹ đã nói với giám đốc Thái Hà Book để Nhật Nam dịch thử cuốn Sun up, sun down.
11 tuổi, Nhật Nam đã là dịch giả của bốn cuốn sách và tác giả một cuốn sách khác nói về kinh nghiệm học tiếng Anh. Chị Hồ Điệp cho rằng bí quyết để Nam luôn tiến lên chính là những lời động viên và khuyến khích kịp thời. “Ngay từ nhỏ gia đình tôi đã mở cho cháu một cánh cửa để có thể phản biện với tất cả những thứ xung quanh”.
Đồng thời với việc tạo cho Nhật Nam thói quen phản biện, bố mẹ Nhật Nam rất quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho cậu bé bằng cách giải thích và sử dụng những nhóm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Mẹ cũng chỉ cho Nam cách sử dụng thành ngữ, phương ngữ, tục ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể.
Nhưng để khuyến khích Nhật Nam viết sách hay dịch sách hoặc học tiếng Anh, chị Hồ Điệp luôn tìm mọi cách khích lệ cậu bé. “Khi cháu bắt tay vào dịch cuốn Cách tư duy của những người thành đạt, Nam rất hào hứng. Nhưng cuốn sách đó có rất nhiều từ khó nên chỉ dịch được vài trang là Nam đã thấy... chán giống bất kể đứa trẻ ham chơi nào” - chị Hồ Điệp nói.
Để khuyến khích Nam, chị bảo: “Mẹ rất muốn đọc cuốn sách đó, nếu con không dịch sang tiếng Việt thì không biết đến bao giờ mẹ mới được đọc”. Vậy là Nam hứa ngay: “Mẹ yên tâm, con sẽ dịch để mẹ được đọc”.
Chị Hồ Điệp cũng cho biết đơn giản như trong cách học tiếng Anh, không phải lúc nào Nam cũng hào hứng. Để tạo niềm yêu thích cho cu cậu, ngày nào chị cũng dành hơn 60 phút để học tiếng Anh cùng con nhưng lại đứng ở vai “học trò”. Mới 6 tuổi mà được làm thầy giáo của mẹ, Nam thích lắm, ngày nào cũng dạy học rất hào hứng, thậm chí ngày nào học được từ mới về là dạy mẹ luôn. “Đó là cách để Nam vừa ôn luyện được bài học cũ, tìm hiểu thêm từ vựng và giải nghĩa chúng. Được học thêm một lần bao giờ cũng nhớ lâu và nhớ sâu hơn”.
Tự soạn lịch sử cho dễ nhớ
Ngoài môn học tiếng Anh và các môn học văn hóa khác tại trường, Đỗ Nhật Nam đặc biệt quan tâm đến môn lịch sử VN. Nam nói: “Cháu thấy lịch sử VN rất hay, và trong các triều đại phong kiến VN có rất nhiều vị vua hiển minh, triều Lý là một ví dụ”. Thường xuyên tìm kiếm thông tin trên thế giới bằng tiếng Anh, nên Nhật Nam cho rằng hiện có quá ít nội dung nói về lịch sử VN bằng tiếng Anh.
Cậu bé cho rằng ngôn ngữ tiếng Việt vốn đã khó học nên nếu người nước ngoài muốn tìm hiểu lịch sử VN mà phải thông qua tiếng Việt thì sẽ rất ít, và quả thật đối với họ là rất khó khăn. Khi sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu lịch sử bất kể đất nước nào đều có nhưng lịch sử VN thì quá ít. “Cháu vẫn cho rằng nếu có lịch sử VN bằng tiếng Anh thì chắc chắn có nhiều người biết đến lịch sử VN hơn”.
Dù biết dịch lịch sử VN ra tiếng Anh không phải là điều đơn giản, nhưng Nhật Nam vẫn hi vọng sẽ bằng cách nào đó để sau này lịch sử VN trở thành môn học ở nhiều quốc gia trên thế giới... “Nếu chúng ta quảng bá được lịch sử thì sẽ quảng bá được văn hóa”.
Khẳng định có rất nhiều cách để biến lịch sử VN trở nên hấp dẫn, ví dụ như để cho học sinh tranh luận về một nhân vật gây nhiều tranh cãi. “Cháu nghĩ Trần Thủ Độ có thể trở thành một đề tài thú vị, bởi ông rất hiển minh nhưng cách đạt được ngai vàng cho dòng họ của ông cũng không được minh bạch lắm” - chú bé 11 tuổi nói như một người lớn hiểu biết lịch sử.
Và để tạo ra sự hứng thú khi học lịch sử VN với nhiều sự kiện và con số, Nhật Nam tiếp cận bằng nhiều nguồn khác nhau và có một cách rất hấp dẫn là thông qua truyện tranh.
Với việc tạo ra một cuốn sách với nhiều trang khác nhau, tại mỗi thời điểm, sự kiện chú bé dán vào trang sách những nhân vật liên quan đến sự kiện ấy. Theo Nam, đó là một câu chuyện xuyên suốt vừa mang tính lịch sử vừa mang tính văn học. Chú bé cho rằng đó là một cách học thú vị.
Nhật Nam luôn thích thú tìm tòi và đọc các loại sách khoa học.
Vượt qua những cái đích
Biết đọc sách báo từ khi 4 tuổi. Song song với việc học nói tiếng Việt, Nhật Nam học tiếng Anh. 5 tuổi Nhật Nam bắt đầu dịch những dòng tiếng Anh đầu tiên sang tiếng Việt: “Cháu thường tư duy những câu nói hằng ngày, những mẫu câu hằng ngày bằng tiếng Anh”.
Trên bức tường phòng khách ngoài những bức ảnh ngộ nghĩnh của cậu bé Đỗ Nhật Nam là hàng chục tấm bằng chứng nhận kết quả các kỳ thi tiếng Anh. Riêng kỳ thi tiếng Anh Ielts Nhật Nam sở hữu đến năm chiếc bằng với mức độ điểm thi khác nhau. “Tôi biết cho Nam thi bây giờ thì những năm sau các bằng ấy chả có giá trị gì với con nhưng tôi vẫn cho thi. Cứ mỗi kỳ thi đến cháu tham dự và đạt kết quả tốt hơn lần trước” - chị Hồ Điệp, mẹ của Nhật Nam, nói.
Bắt đầu làm quen với tiếng Anh thông qua Internet và công cụ Google từ khoảng 5 tuổi khi bố mẹ cho phép sử dụng máy tính. Nhật Nam nói: “Cháu thấy vô cùng thú vị với những thông tin tìm được trên mạng, cháu bắt đầu làm quen với tiếng Anh và dịch lại những câu nói hằng ngày, những bài thơ, bài hát, câu văn sang tiếng Anh mặc dù nghe rất buồn cười nhưng như thế lại nhớ được lâu hơn về từ vựng. Về bí quyết học tiếng Anh cháu đã viết thành một cuốn sách Tớ học tiếng Anh như thế nào”.
Một chút thư giãn ở nhà.
Những tiếng vỗ tay của mẹ
Sun up, sun down là cuốn sách đầu tiên mà Đỗ Nhật Nam thực hiện với vai trò dịch giả. Và dịch thuật đến với cậu bé này một cách tự nhiên. Hồi ấy nhà sách Thái Hà mới mở ở phố Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội), ở đó có một giá sách tiếng Anh. Từ khi phát hiện giá sách đó, ngày nào Nhật Nam cũng đến đây.
Một hôm, trong khi hai mẹ con say sưa đọc một cuốn sách khoa học tiếng Anh thì mẹ bất ngờ hỏi: Liệu con có thể dịch cuốn sách này sang tiếng Việt không? Nhật Nam hào hứng hẳn lên và bắt đầu dịch thử một trang sách. Với niềm hứng khởi và yêu thích, ngày nào Nhật Nam cũng dịch sách cho mẹ nghe. Và cuối cùng, mẹ đã nói với giám đốc Thái Hà Book để Nhật Nam dịch thử cuốn Sun up, sun down.
11 tuổi, Nhật Nam đã là dịch giả của bốn cuốn sách và tác giả một cuốn sách khác nói về kinh nghiệm học tiếng Anh. Chị Hồ Điệp cho rằng bí quyết để Nam luôn tiến lên chính là những lời động viên và khuyến khích kịp thời. “Ngay từ nhỏ gia đình tôi đã mở cho cháu một cánh cửa để có thể phản biện với tất cả những thứ xung quanh”.
Đồng thời với việc tạo cho Nhật Nam thói quen phản biện, bố mẹ Nhật Nam rất quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho cậu bé bằng cách giải thích và sử dụng những nhóm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Mẹ cũng chỉ cho Nam cách sử dụng thành ngữ, phương ngữ, tục ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể.
Nhưng để khuyến khích Nhật Nam viết sách hay dịch sách hoặc học tiếng Anh, chị Hồ Điệp luôn tìm mọi cách khích lệ cậu bé. “Khi cháu bắt tay vào dịch cuốn Cách tư duy của những người thành đạt, Nam rất hào hứng. Nhưng cuốn sách đó có rất nhiều từ khó nên chỉ dịch được vài trang là Nam đã thấy... chán giống bất kể đứa trẻ ham chơi nào” - chị Hồ Điệp nói.
Để khuyến khích Nam, chị bảo: “Mẹ rất muốn đọc cuốn sách đó, nếu con không dịch sang tiếng Việt thì không biết đến bao giờ mẹ mới được đọc”. Vậy là Nam hứa ngay: “Mẹ yên tâm, con sẽ dịch để mẹ được đọc”.
Chị Hồ Điệp cũng cho biết đơn giản như trong cách học tiếng Anh, không phải lúc nào Nam cũng hào hứng. Để tạo niềm yêu thích cho cu cậu, ngày nào chị cũng dành hơn 60 phút để học tiếng Anh cùng con nhưng lại đứng ở vai “học trò”. Mới 6 tuổi mà được làm thầy giáo của mẹ, Nam thích lắm, ngày nào cũng dạy học rất hào hứng, thậm chí ngày nào học được từ mới về là dạy mẹ luôn. “Đó là cách để Nam vừa ôn luyện được bài học cũ, tìm hiểu thêm từ vựng và giải nghĩa chúng. Được học thêm một lần bao giờ cũng nhớ lâu và nhớ sâu hơn”.
Tự soạn lịch sử cho dễ nhớ
Ngoài môn học tiếng Anh và các môn học văn hóa khác tại trường, Đỗ Nhật Nam đặc biệt quan tâm đến môn lịch sử VN. Nam nói: “Cháu thấy lịch sử VN rất hay, và trong các triều đại phong kiến VN có rất nhiều vị vua hiển minh, triều Lý là một ví dụ”. Thường xuyên tìm kiếm thông tin trên thế giới bằng tiếng Anh, nên Nhật Nam cho rằng hiện có quá ít nội dung nói về lịch sử VN bằng tiếng Anh.
Cậu bé cho rằng ngôn ngữ tiếng Việt vốn đã khó học nên nếu người nước ngoài muốn tìm hiểu lịch sử VN mà phải thông qua tiếng Việt thì sẽ rất ít, và quả thật đối với họ là rất khó khăn. Khi sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu lịch sử bất kể đất nước nào đều có nhưng lịch sử VN thì quá ít. “Cháu vẫn cho rằng nếu có lịch sử VN bằng tiếng Anh thì chắc chắn có nhiều người biết đến lịch sử VN hơn”.
Dù biết dịch lịch sử VN ra tiếng Anh không phải là điều đơn giản, nhưng Nhật Nam vẫn hi vọng sẽ bằng cách nào đó để sau này lịch sử VN trở thành môn học ở nhiều quốc gia trên thế giới... “Nếu chúng ta quảng bá được lịch sử thì sẽ quảng bá được văn hóa”.
Khẳng định có rất nhiều cách để biến lịch sử VN trở nên hấp dẫn, ví dụ như để cho học sinh tranh luận về một nhân vật gây nhiều tranh cãi. “Cháu nghĩ Trần Thủ Độ có thể trở thành một đề tài thú vị, bởi ông rất hiển minh nhưng cách đạt được ngai vàng cho dòng họ của ông cũng không được minh bạch lắm” - chú bé 11 tuổi nói như một người lớn hiểu biết lịch sử.
Và để tạo ra sự hứng thú khi học lịch sử VN với nhiều sự kiện và con số, Nhật Nam tiếp cận bằng nhiều nguồn khác nhau và có một cách rất hấp dẫn là thông qua truyện tranh.
Với việc tạo ra một cuốn sách với nhiều trang khác nhau, tại mỗi thời điểm, sự kiện chú bé dán vào trang sách những nhân vật liên quan đến sự kiện ấy. Theo Nam, đó là một câu chuyện xuyên suốt vừa mang tính lịch sử vừa mang tính văn học. Chú bé cho rằng đó là một cách học thú vị.
Theo Tuổi trẻ
-
2 phút trướcNgười đàn ông 71 tuổi cưới cô gái 32 tuổi vừa trẻ trung lại xinh đẹp. Trong đám cưới, vẻ mặt cô dâu cũng tràn đầy nụ cười, có vẻ cả hai đều rất hạnh phúc khiến ai cũng ngưỡng mộ.
-
32 phút trướcChi tiết lịch thi đấu vòng bán kết AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) mới nhất: Đội tuyển Việt Nam gặp Singapore 2 trận.
-
47 phút trướcBình luận viên Vũ Quang Huy cho rằng Nguyễn Xuân Son vẫn chưa thể hiện hết khả năng sau màn ra mắt ấn tượng trong màu áo đội tuyển Việt Nam.
-
1 giờ trướcSau khi kết thúc trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Myanmar, ống kính máy quay trên sân vô tình bắt được khoảnh khắc cầu thủ Xuân Son và Soe Moe Kyaw (ĐT Myanmar) có những trao đổi ngay trên sân.
-
2 giờ trướcHành động thể hiện cặp đôi này đang hạnh phúc thế nào.
-
4 giờ trướcKhông chỉ nam TikToker này mà dân mạng xem xong cũng rất thích thú trước món quà của Lê Tuấn Khang.
-
12 giờ trướcTikTok sẽ bị cấm ở Albania trong ít nhất một năm.
-
13 giờ trướcKhi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi ngoại tình.
-
15 giờ trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
18 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
1 ngày trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
2 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
-
2 ngày trướcChỉ nhớ rằng bản thân từng đóng phim nhưng chưa một lần xem lại, sau hơn 20 năm, cậu bé ngày đó giờ đã có quá nhiều thay đổi.
-
2 ngày trướcNam tiktoker thường xuất hiện với tạo hình giả gái trong các video, nhưng mới đây Long Chun đã khiến cộng đồng mạng "sốc ngã ngửa" khi thông báo có con gái đầu lòng.
-
2 ngày trướcSau cuốc xe đáng nhớ với Sơn Tùng M-TP, nam tài xế xích lô đến từ Nam Định đã nhận về bất ngờ khiến không ít người thích thú.
-
2 ngày trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son cho biết anh tập hát Quốc ca Việt Nam mỗi ngày trước trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar.
-
2 ngày trướcBữa cơm mà Mai Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân rất đơn giản, thanh đạm nhưng đủ chất.
-
2 ngày trướcHLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son.
Tin tức mới nhất
-
0 phút trước
-
15 phút trước
-
27 phút trước
-
32 phút trước
-
32 phút trước