Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Với niềm tin nếu cướp được chiếu cói sẽ sinh con trai nên hàng trăm thanh niên đã lao vào giằng co quyết liệt. Có người bị đổ máu ở trán vì va chạm mạnh với đối phương.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Cảnh tranh cướp chiếu cói mong sinh quý tử tại lễ hội Đúc Bụt diễn ra chiều 26/2 (mùng 8 tháng giêng âm lịch) ở thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc).

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt
Vũ Văn Quân (xã Đồng Tĩnh) đã bị đổ máu trong quá trình tham gia giành giật.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Trước đó các màn lễ, tế đã diễn ra từ sáng. Các cụ cao tuổi trong làng chuẩn bị nghi thức với 3 chiếc chiếu được chọn ra, đặt tên theo thứ tự 1, 2, 3 và khắc lên người Bụt.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Ông Nguyễn Văn Di, phó ban quản lý di tích xã Đồng Tĩnh cho biết, để tổ chức lễ hội, vào trung tuần tháng chạp năm trước các quan viên, bộ lão đã họp bàn chọn ra khoảng 30 người trực tiếp tham gia diễn trò. "Chủ yếu là trai thanh, gái lịch, nếu là người già thì phải gương mẫu, song toàn, gia đình ấm êm, hoà thuận, được hàng xóm mến phục tin yêu", ông Di nói.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Ba bức tượng ông Bụt là trung tâm của lễ hội. Sau khi thắp hương tại điện chính của đền thờ đã được nhân dân đưa đi tắm và đắp bùn.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt
Thanh niên trai tráng cùng các cụ cao niên rước Bụt trên con
đường từ đình làng ra giếng.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt
Nước trong chiếc giếng khơi ở đầu làng được sử dụng để tắm cho ba ông Bụt.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Sau đó ba ông Bụt sẽ di chuyển sang một bể bùn (cách đó 200m) được xây theo thiết kế tiêu chuẩn riêng biệt. Lượng bùn cũng được thanh lọc từ các thửa ruộng bên cạnh sao cho sạch sẽ nhất để đắp.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Trùm chiếu lên cho Bụt là một nghi thức có ý nghĩa quan trọng bởi theo tâm linh ai giành được manh chiếu sẽ mang lại may mắn cả năm, các gia đình nào chưa có con cái sẽ sinh được quý tử.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt
Hàng trăm thanh niên vây kín để rước Bụt về đình làm lễ.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Ngay khi bước chân vào cổng đình người dân đổ xô đến thụ lộc, tranh cướp lộc. Những nhân vật diễn sướng nhảy múa còn người dân bắt đầu giành giật từng manh chiếu. Không ít người đã phải đổ máu vì mong mang lộc về cho gia đình.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Không ít người từ các làng lân cận, hoặc các tỉnh như Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang... cũng có mặt để tham gia giành giật.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Một thanh niên trong lúc yếu thế bị hất ra khỏi khu vực đang hỗn loạn ngã ngửa phải chống tay đứng dậy.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Người mẹ già của chị Nguyễn Thị Vinh (đội 11) tuy đã cao tuổi nhưng cũng tham gia tranh cướp manh chiếu. Bà chia sẻ: "Tôi phải vào giành giật chứ, mỗi chiếu một ít lộc để mang lại niềm vui cho gia đình và con gái”.

Đổ máu vì tranh cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt
Tuy nhiên, cũng có những người chờ sau tan hội mới lên nhặt nhạnh
những manh chiếu vương sót lại trên sân.

Lễ hội Đúc Bụt là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian lâu đời, nhằm ôn lại quá trình chiêu mộ nghĩa sĩ, tập hợp lực lượng, rèn đúc vũ khí của Ngọc Kinh công chúa - nữ tướng tài ba, trí dũng vẹn toàn hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng đền nợ nước, trả thù nhà, diệt giặc Tô Định (những năm 40 sau CN).

Du khách và dân làng tham dự thường quan tâm nhất là màn cướp chiếu cói. 3 chiếc chiếu thể hiện khát vọng mưa thuận gió hòa, sinh sôi nảy nở. Nhiều người tin vào lời tương truyền rằng ai sở hữu được chiếc chiếu có gắn bó mạ xanh thì trong năm sẽ sinh con trai. Do đó thời gian gần đây, hàng năm lễ hội Đúc Bụt thường có cảnh hàng trăm thanh niên lao vào tranh cướp dù chỉ là những manh hay sợi chiếu và xảy ra nhiều hình ảnh phản cảm.

Theo Tri thức

Tin tức mới nhất