Dưa chuột có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

Dưa chuột được coi như một loại rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng, dùng để giải nhiệt, giảm cân. Nhưng ăn nhiều dưa chuột có tốt hay không?



Mới đây, bác sĩ Steven Gundry, một chuyên gia về tim mạch người Mỹ cho biết ông đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng suy giảm trí nhớ và các loại lectin, một loại protein có trong dưa chuột, cà chua và ngũ cốc nguyên hạt.

Phát hiện của bác sĩ Gundry được đăng trên trang Goop.com, một tạp chí về sức khoẻ, làm đẹp được thành lập bởi nữ diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ Gwyneth Paltrow vào năm 2008.

Trong bài báo của bác sĩ Gundry, ông viết: “Một số lectin tương đồng với các protein trong cơ thể, trong khi một số khác trông giống như các hợp chất mà cơ thể coi là có hại, chẳng hạn như lipopolysaccharides (LPS), là các mảnh của vi khuẩn sau quá trình phân chia liên tục và chết trong ruột.

Lectin giống với các protein khác trong cơ thể và LPS có thể tấn công hệ miễn dịch và những vấn đề về sức khoẻ khác như viêm ruột thừa, hội chứng Brain Fog, bệnh về thần kinh và bệnh tự miễn”.

Lectin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm được coi là tốt cho sức khỏe như: cà chua, ớt, dưa chuột, cây họ đậu, ngũ cốc, mầm hạt và một số sản phẩm làm từ sữa.

Ông Gundry cảnh báo rằng ăn nhiều những loại thực phẩm chứa lectin có thể khiến chúng ta mắc chứng suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột và các bệnh về thần kinh.

Sau khi được đăng tải, bài báo nhận được nhiều ý kiến trái chiều của độc giả trên mạng xã hội. Một số ý kiến không đồng ý nhưng cũng có rất nhiều ý kiến tán thành với bác sĩ Gundry, trong đó có các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Họ thừa nhận rằng đã có bằng chứng cho thấy lectin có hại cho đường ruột và có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe con người.
 

Dua chuot co thuc su tot cho suc khoe hay khong? hinh anh 1
Trong dưa chuột có chứa lectin, chất này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ảnh: Medical News Today.


Bác sĩ người Anh, Tom Greenfield đã tiến hành kiểm tra tác động của lectin lên các nhóm máu khác nhau. Ông phát hiện ra rằng loại protein này ảnh hưởng đối với mỗi nhóm máu là hoàn toàn khác nhau.

Điều đó có nghĩa là lectin có thể có hại đối với người này nhưng chưa hẳn đã xấu đối với người khác.

Ông cho biết lectin có thể làm biến đổi hệ miễn dịch và lượng máu của cơ thể. Chúng có thể ngăn chặn thụ thể insulin, gây ảnh hưởng đến các mạch máu, thậm chí cả mạch máu não dẫn đến các tổn thương cho não.

Nhà dinh dưỡng học Nikki Ostrower, người sáng lập NAO Nutrition & Wellness, cho biết các chuyên gia thường tránh sử dụng thực phẩm chứa lectin trong chế độ ăn nhưng mọi người lại ít biết đến điều đó.

Trước khi có thuốc bảo vệ thực vật, cây trồng thường phát triển “theo cách riêng của chúng” để chống lại các mối đe dọa và lectin chính là “thuốc trừ sâu” tự nhiên đó.

Khi chúng ta ăn những loại thực phẩm này, vô hình chung chúng ta đang nuốt vào “thuốc trừ sâu” tự nhiên và có thể mắc các bệnh về đường ruột chẳng hạn như viêm ruột thừa hay các bệnh tự miễn.

Bà Ostrower khuyên rằng chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm có chứa lectin ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày được và cách tốt nhất để xử lý vấn đề này là nấu chín hoặc chế biến bằng cách ngâm, muối, lên men thực phẩm.

Một số thực phẩm phổ biến có chứa lectin là dưa chuột, cà tím, cà chua, khoai tây, hạt họ đậu, ngũ cốc, sữa. Theo cuốn sách về thực dưỡng The Blood Type Diet, một số lectin cụ thể sẽ có tác động đến các nhóm máu khác nhau. Do đó mọi người nên tránh ăn hoặc ăn ít những thực phẩm tùy theo nhóm máu của mình như:

- Nhóm máu O: tránh ăn lúa mì, dầu đậu nành, lạc (đậu phộng), đậu thận,…

- Nhóm máu A: tránh ăn đậu lima, cà chua, cà tím, đậu garbanzo,…

- Nhóm máu B: tránh ăn thịt gà, ngô, đậu nành, đậu lăng,…

- Nhóm máu AB: tránh ăn thịt gà, ngô, chuối, đậu răng ngựa (fava beans),…
 


Theo Zing 


dưa chuột

Tin tức mới nhất