Đừng bắt mẹ đẻ lên nhà chồng mình ở

Nếu như bà không muốn, bạn đừng bắt bà phải lên ở để chăm sóc bạn. Vì điều ấy sẽ khiến mẹ cực kì bức bách và rơi vào tình huống khó xử, áy náy với con gái.

Chúng ta hay có suy nghĩ, khi nào mình sinh nở thì mẹ đẻ nhất định phải lên chăm, có nội có ngoại mới công bằng. Bằng lòng, tất cả các cô gái đi lấy chồng và khi sinh nở, chỉ mong muốn có mẹ đẻ ở bên cạnh mình. Nhưng nếu như bạn không thể hoặc chưa thể về nhà mẹ đẻ thì cũng đừng làm khó mẹ, cứ bắt mẹ ở lại nhà chồng mình để chăm sóc mình vì ngại mẹ chồng. Trong khi gia đình chồng có rất nhiều người và cuộc sống cực kì phức tạp.

Giả dụ, khi mẹ lên nhà bạn ở, có cả bố mẹ chồng bạn,chồng bạn, chuyện ăn ngủ cũng là chuyện tế nhị. Người ở nơi khác tới, sống trong nhà chồng, chắc hẳn những người trong nhà cũng không cảm thấy tự nhiên. Có nhiều gia đình còn không muốn người lạ ở nhà mình. Chưa chắc mẹ chồng bạn đã nghĩ, mẹ đẻ bạn lên chăm là san sẻ được gánh nặng cho bà. Nhiều người khó tính còn nghĩ, có khách trong nhà, mình phải vất vả hơn, ý tứ hơn, mọi thứ đều phải chuẩn bị chu đáo hơn. Tức là, sống khách sáo với nhau, khách sáo ngay cả với người trong nhà.

Mẹ bạn sẽ là người ngại nhất. Lên trông con nhưng lại ăn ngủ ở nhà thông gia. Ví như mẹ bạn có giỏi nấu ăn thì cũng khó vào bếp chuẩn bị đồ ăn cho cả gia đình chồng bạn. Mẹ chồng bạn cũng không để bà làm điều đó và mẹ bạn cũng không thể thông thạo bếp núc nhà người khác. Mặc nhiên, nhà chồng sẽ có thêm một vị khác, mà vị khách này cũng chẳng thoải mái để cho bà thông gia phục vụ cả mình và con gái mình.

 dung bat me de len nha chong minh o - 1

Trên lý thuyết thì cứ sống thoải mái, vui vẻ với nhau là được. Nhưng trên thực tế thì, sống cùng thông gia sẽ nảy sinh nhiều cái bất tiện, bạn là người ở giữa sẽ có những khó xử.
(ảnh minh họa)

Ăn uống ở nhà thông gia cũng sẽ không tự nhiên. 1, 2 bữa còn được, cả tuần, cả tháng là điều không nên chút nào. Về cơ bản, khi có khách, thức ăn phải cầu kì, cơm nước cũng chỉn chu hơn khi chỉ có người nhà với nhau. Bạn cố tình giữ mẹ lại là làm khó mẹ chồng và khó cả mẹ của bạn.

Mẹ đẻ sẽ có tâm lý, chỉ thích ở nhà mình và mong con gái về nhà, có gì bà cũng chăm sóc được. Ở nhà thông gia, sinh hoạt, mọi thứ đều không quen, khó tự nhiên được. Vừa ý thì không sao, không vừa ý lại mang tiếng cả con cái.

Ở nhà còn bao nhiêu việc phải làm, ở đâu quen đó, bỏ nhà lên nhà con gái ở cả tháng, chẳng người mẹ nào muốn đâu. Nên, thân làm con, bạn đừng cứ nghĩ, chỉ cần mẹ ở đó là bạn yên tâm có mẹ đỡ đần, cũng không phải ngại với mẹ chồng. Nên tạo cho mẹ cảm giác thoải mái, để mẹ tự chọn. Nếu mẹ thực sự không ngại ở lại thì mời mẹ ở lại. Còn nếu mẹ đã muốn về, đừng làm khó mẹ. Điều đó sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, sống với con gái mà cũng chẳng yên tâm chuyện ở nhà. Thậm chí, bà muốn về mà không dám nói, sợ con gái suy nghĩ, tủi thân khi vừa mới sinh nở.

Sau khi sinh xong, con gái nên tâm lý xin ông bà nội về quê với bố mẹ mình thời gian, là tiện cho ông bà chăm sóc, cũng là để gần gũi ông bà ngoại hơn. Đó là cách tốt nhất.

Có nhiều trường hợp, con gái cứ thích mẹ lên nhà chồng mình ở và còn ra giọng trách cứ mẹ, không quan tâm con cái khi con sinh nở. Đó là gây khó dễ cho mẹ. Phải hiểu được tâm lý của người già, họ không bao giờ thích ở nhà người lạ. Phận làm con, đừng khiến bố mẹ phải suy nghĩ vì những chuyện không đâu.

Trên lý thuyết thì cứ sống thoải mái, vui vẻ với nhau là được. Nhưng trên thực tế thì, sống cùng thông gia sẽ nảy sinh nhiều cái bất tiện, bạn là người ở giữa sẽ có những khó xử. Phải nhìn vào thực tế để ứng xử cho phù hợp chứ đừng bao giờ chỉ làm theo ý mình. Lời nhắc nhở các chị em trước khi sinh nở. Chị em cũng nên tâm lý mà hiểu cho mẹ nếu như mẹ có kiên quyết từ chối việc ở lại chăm mình.

Theo Eva/ khám phá


Tin tức mới nhất