Cá là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình vì cá có thể chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng. Mặc dù vậy, rất nhiều người ngại ăn cá vì lo vấn đề hóc xương. Đã từng có nhiều mẹo mách bạn trị cách hóc xương cá nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Một số người bị hóc xương thường nuốt ít cơm trắng để cơm có thể cuốn trôi xương vào bên trong. Nhưng vấn đề có thể xảy ra là cơm cũng có thể khiến bạn mắc nghẹn và mắc cùng xương cá nếu xương đó to, khó trôi. Một số người lại mách có thể uống giấm vì giấm giúp xương cá mềm ra. Thực tế giấm rất chua và khó uống, đợi xương tan mền ra để nuốt vào trong quả là khó khăn.
Vì thế, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm trị hóc xương cá hiệu bằng đường và tỏi quả dưới đây, để không còn lo lắng khi thưởng thức món ăn bổ dưỡng này nhé.
Đường trắng là một loại gia vị có sẵn ở nhà. Uống đường có thể làm mềm xương cá, nhưng khi bị hóc xương, có thể bạn sẽ có không nhiều thời gian để chuẩn bị. Do đó, bạn có thể tìm đến tỏi, tỏi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trị hóc xương.
Tỏi chứa một lượng lớn allicin và cùng với đường trắng, cho dù xương cá bị mắc sâu đến đâu, nó có thể được loại bỏ được. Dưới đây là phương pháp cụ thể:
Đầu tiên, hãy lấy một củ tỏi tươi, sau đó bóc vỏ, cắt nó làm đôi bằng dao và nhét vào 2 bên mũi. Sau đó, dùng thìa đổ một thìa đường vào miệng, mặc dù lúc đầu sẽ hơi khó chịu một chút. Chỉ cần giữ lại đường trong họng khoảng hai mươi giây, đợi cho đường tan trong miệng, nuốt nó một lần cho hết luôn, bạn có thể ngay lập tức lấy xương cá xuống.
Lưu ý:
Chúng ta chỉ cần để khoảng cách giữa tỏi trong mũi hợp lý để cho mùi của tỏi bị hút vào trong. Điều này tạm thời sẽ làm tê vị giác trong miệng và cổ họng. Nước đường sẽ làm mềm xương cá. Sau khi nuốt, sẽ không có cảm giác ngứa rát. Xương cá sau khi làm mềm, nó sẽ bị nuốt dễ dàng vào trong.
Nhờ đường và tỏi, xương cá sẽ bị làm mềm và nuốt vào trong
* Lưu ý chỉ dùng với các loại cá xương nhỏ, mảnh, không áp dụng khi bị hóc xương to. Nếu vẫn không hiệu quả, tốt nhất bạn nên đến phòng khám nhờ bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ.
Theo Khám phá