Tuy nhiên có một Công chúa thời nhà Thanh sau khi chết được mặc long bào lúc chôn cất, điều này có một không hai trong lịch sử Trung Quốc. Đó chính là Công chúa Vinh Hiến.
Công chúa Vinh Hiến là con gái thứ ba của Hoàng đế Khang Hy thời nhà Thanh. Mẹ ruột của bà là Vinh phi Mã Giai thị, một trong những phi tần đầu tiên của Hoàng đế Khang Hy.
Mã Giai thị dịu dàng hiền đức, dung mạo xinh đẹp, từng sinh hạ cho ông 4 Hoàng tử. Tuy nhiên, cả 4 vị Hoàng tử này và hai người con gái đầu không may đều chết trẻ. Vì vậy, Khang Hy rất yêu chiều công chúa Vinh Hiến và coi nàng như viên minh châu trân quý trong tay.
Công chúa Vinh Hiến thông minh từ khi còn nhỏ, nàng thông thạo thơ, ca, đàn, cờ vua, thư pháp và hội họa, hơn nữa cô còn có nét duyên dáng, quyến rũ, tự nhiên nên rất được lòng Hoàng đế Khang Hy. Vào tháng đầu tiên của năm Khang Hy thứ ba mươi (1691), Hoàng đế chính thức ban hành sắc lệnh, phong phong làm Hòa Thạc Vinh Hiến Công chúa.
Theo truyền thống của nhà Thanh, Công chúa thường kết hôn với người Mông Cổ để duy trì mối giao hảo 2 nước. Do đó, năm Vinh Hiên lên 9 tuổi, bà đã được đính hôn với Ô Nhĩ Cổn, thứ tử của Trát Tát Khắc Đa La Quận vương Ngạc Tề Nhĩ, họ hàng xa với gia tộc Đại Thanh.
Ô Nhĩ Cổn anh tuấn tráng kiện, tinh thông cưỡi ngựa bắn tên, trên chiến trường xông pha dẫn đầu, anh dũng thiện chiến. Trong trận chiến Ulan Butung với Chuẩn Cát Nhĩ, ông đã góp công lớn vào chiến thắng của quân đội nhà Thanh.
Ô Nhĩ Cổn một lòng trung thành với triều đình, không giống như những vương gia Mông Cổ khác quen sống trong bao bọc ăn sung mặc sướng, ông luôn dựa vào tài năng quân sự kiệt xuất của mình để dựng nghiệp, được Hoàng đế rất mực trọng dụng.
Vào tháng 6 năm Khang Hy thứ ba mươi (năm 1691), công chúa Vinh Hiến Hòa Thạc 19 tuổi được gả cho Ô Nhĩ Cổn khi đó vừa 20 tuổi, và cùng với phu quân đến Nội Mông Cổ. Vua Khang Hy còn chuẩn bị vô số vàng bạc châu báu để làm của hồi môn cho ái nữ khi xuất giá đến Mông Cổ xa xôi.
Mặc dù Mông Cổ kém thịnh vượng và phồn vinh hơn nhiều so với nhà Thanh, và đời sống văn hóa tương đối đơn điệu và nghèo nàn nhưng đối với Vinh Hiến - một cô gái hướng ngoại và yêu tự do thì không hề khó khăn.
Không chỉ vậy, bản chất Ô Nhĩ Cổn còn rất chu đáo và yêu thương cô. Sau khi kết hôn với Công chúa, Ô Nhĩ Cổn không lập thêm thiếp, chính vì vậy, Công chúa rất hạnh phúc sau khi kết hôn và sinh ra một cặp uyên ương cho Ô Nhĩ Cổn.
Sau khi Công chúa kết hôn, Khang Hi đã nhiều lần đích thân đến thăm con gái ở Mông Cổ xa xôi, một vinh hạnh mà những vị công chúa khác trong lịch sử Trung Hoa cũng không có được. Công chúa cũng vì cha mà cho xây dựng một hành cung ở Ba Lâm bộ, đây là Hoàng đế Hành cung duy nhất ở biên cương phía bắc của Trung Hoa.
Khi Hoàng đế Khang Hy lâm bệnh nặng, Công chúa Vinh Hiến lập tức từ Mông Cổ chạy về, ở bên trông giữ, tự mình hầu hạ liên tục 4 ngày 4 đêm. Cùng năm đó, bà được tấn phong là Cố Luân Vinh Hiến Công chúa.
Năm Khang Hy thứ 60, Ô Nhĩ Cổn bệnh nặng chết trên đường theo Khang Hy đánh trận, và một năm sau thì Khang Hy cũng băng hà, Cố Luân Vinh Hiến công chúa sống thêm 6 năm, mất năm 1728 và được an táng tại Nội Mông.
Lăng mộ Công chúa được con trai xây dựng cực kỳ xa hoa, với tổng diện tích lên tới 5.000m2. Là Công chúa danh giá nhất đời vua Khang Hy, được hưởng đặc quyền đặc lợi của Hoàng đế, lúc an táng, bà được mặc áo long bào đính trân châu và đầu đội phượng quan bằng vàng lộng lẫy, những vật phẩm bồi táng theo cũng đều là bảo vật quý hiếm.
Sử sách Trung Quốc chép rằng, thi thể Công chúa vẫn còn nguyên vẹn, đặc biệt là mái tóc đen và làn da vẫn còn đàn hồi, giống như đang ngủ yên suốt hơn 240 năm.
Theo Công lý & xã hội