Thư gửi anh trai!
Anh trai yêu quý à! Lần đầu tiên em gọi anh như vậy đó, hôm nay em có dịp thể hiện tình cảm của mình với anh cho cả thế giới biết rằng em có một người anh tuyệt vời như vậy. Nhờ Blog Radio gửi tới anh – người mà ông trời đã ưu ái để anh em mình cùng chung một gia đình.
Khi còn bé tí, em thấy chẳng thích anh tẹo nào, thậm chí có lúc còn thấy ghét anh lắm. Chắc anh cũng thế đúng không? Vì anh hay trêu em, gán ghép em với bạn Canh học cùng lớp là yêu nhau để rồi tụi trong xóm cứ gọi em là Linh Canh, trong khi cái tuổi đó em đã biết yêu đương là gì đâu. Em vẫn nhớ có nhiều lần anh bị ba mắng còn em thì rúc lên gác cười vì cái tội anh không chịu ăn có khi còn lén đổ cơm ra gốc cà phê hay bồn cầu còn em thì vèo cái đã hết ba bát cơm theo đúng tiêu chuẩn của ba. Chả thế mà em trông lớn hơn hẳn anh luôn. Cũng vì cái sự to xác đó mà mỗi lần cãi nhau em chẳng ngại ngần gì mà không đánh lộn với anh cả và kết quả là bất phân thắng bại. Rồi mấy hôm sau hai anh em lại làm hòa, lại cùng làm diều giấy đi thả khắp ngõ, cùng làm đèn lồng bằng chai nhựa mỗi dịp trung thu, cùng nhau giả vờ ngủ trưa để không bị ba mắng, cùng nhau đi chặt cây chuối làm phao tập bơi dưới cái ao ba mới đào, cùng đi thả bò, cắt cỏ giúp ba mẹ, đi bắt chim Chào Mào đít đỏ về nuôi… Cứ thế mà tuổi thơ thấm thoắt đi qua nhẹ bẫng như không chẳng thể nào níu lại.
Anh trai yêu quý à! Lần đầu tiên em gọi anh như vậy đó, hôm nay em có dịp thể hiện tình cảm của mình với anh cho cả thế giới biết rằng em có một người anh tuyệt vời như vậy. Nhờ Blog Radio gửi tới anh – người mà ông trời đã ưu ái để anh em mình cùng chung một gia đình.
Khi còn bé tí, em thấy chẳng thích anh tẹo nào, thậm chí có lúc còn thấy ghét anh lắm. Chắc anh cũng thế đúng không? Vì anh hay trêu em, gán ghép em với bạn Canh học cùng lớp là yêu nhau để rồi tụi trong xóm cứ gọi em là Linh Canh, trong khi cái tuổi đó em đã biết yêu đương là gì đâu. Em vẫn nhớ có nhiều lần anh bị ba mắng còn em thì rúc lên gác cười vì cái tội anh không chịu ăn có khi còn lén đổ cơm ra gốc cà phê hay bồn cầu còn em thì vèo cái đã hết ba bát cơm theo đúng tiêu chuẩn của ba. Chả thế mà em trông lớn hơn hẳn anh luôn. Cũng vì cái sự to xác đó mà mỗi lần cãi nhau em chẳng ngại ngần gì mà không đánh lộn với anh cả và kết quả là bất phân thắng bại. Rồi mấy hôm sau hai anh em lại làm hòa, lại cùng làm diều giấy đi thả khắp ngõ, cùng làm đèn lồng bằng chai nhựa mỗi dịp trung thu, cùng nhau giả vờ ngủ trưa để không bị ba mắng, cùng nhau đi chặt cây chuối làm phao tập bơi dưới cái ao ba mới đào, cùng đi thả bò, cắt cỏ giúp ba mẹ, đi bắt chim Chào Mào đít đỏ về nuôi… Cứ thế mà tuổi thơ thấm thoắt đi qua nhẹ bẫng như không chẳng thể nào níu lại.
Rồi cũng giống như chị Ba anh đi Sài Gòn học, chẳng hiểu sao mà thấy anh lên xe nước mắt em giàn giụa. Mặc dù biết anh đi rồi anh sẽ lại về nhưng em vẫn chẳng thể nào ngăn không cho nước mắt rơi cả. Mỗi lần anh gọi điện về cho ba mặc dù chẳng nói chuyện với anh đâu nhưng cứ biết ba đang nói chuyện với anh là em phải phi ngay tới chỗ ba lắng tai nghe câu chuyện mà vui lạ, vì em biết ở nơi xa nhà anh vẫn ổn. Không dùng điện thoại mà em viết thư cho anh, cứ hễ anh em họ hàng có ai đi Sài Gòn là em lại viết vài dòng chỉ với một nội dung là hỏi thăm sức khỏe, kể chuyện nhà mình rồi dặn anh giữ gìn sức khỏe mà lần nào em cũng viết được một tờ đúp giấy. Rồi cũng tới ngày anh về, ngoài quà cho cu Út thì em cũng có quà , lần là quyển sổ để ghi lưu bút, lần là chiếc áo… Thế nên khi tụi bạn thân của em kể về anh trai của tụi nó thì em lại rất tự hào kể về anh.
Đúng là thời gian thấm thoắt thoi đưa, lần lượt chị Ba, anh rồi thì em cũng đi học xa, chẳng cùng chung một thành phố với anh chị, em chọn Hà nội là nơi khởi đầu cho ước mơ, hoài bão của bản thân. Vì thế mà bốn năm qua số lần anh em mình gặp nhau có thể đếm được trên đâu ngón tay. Khi là kỳ nghỉ hè, khi là nghỉ tết em về nhà thì anh cũng tranh thủ về thăm ba mẹ và gặp em. Nhưng thời gian chẳng dừng lại cho ai bao giờ, có hợp ắt có tan. Em và anh lại đi, đi để học tập tìm cho bản thân một con đường sự nghiệp, đi để trưởng thành hơn. Một mình một thành phố em chợt thấy nỗi nhớ mơ hồ khó định nghĩa em lại gọi điện cho anh nghe anh an ủi. Nhưng với một đứa cứng đầu và mạnh mẽ thì những phút yếu lòng đó chỉ đọng lại một lúc thôi, rồi em cũng hòa nhập vào môi trường mới.
Ngày em nghe loa phát thanh của trường nói “Học viên Trần Thùy Linh – Lớp DS4 xuống phòng phát thanh nhận bưu phẩm”, háo hức, hồi hộp, vui mừng là cảm xúc của em lúc đó. Cầm bưu phẩm trong tay em mừng muốn khóc vì biết đó là quà anh gửi mừng sinh nhật lần thứ mười tám của em. Vẫn cách thể hiện tình cảm cũ, vẫn là bức thư với vài dòng ngắn ngủi mà em chắc rằng ai ở trong hoàn cảnh của em cũng có thể bật khóc ngon lành. Nhờ chiếc áo khoác anh tặng mà em thấy mùa đông đầu chẳng còn đáng sợ nữa. Lại một lần nữa tụi bạn chung phòng chẳng đứa nào là không biết tới anh cả, em tự hào lắm luôn đó anh trai à!
Giờ đây, khi mà bốn năm học đã đi qua, em chuẩn bị tốt nghiệp sẽ đồng nghĩa với việc nếu về Sài Gòn thì anh em mình sẽ gần nhau, giúp đỡ nhau nhiều hơn hoặc là em sẽ ở lại Hà Nội thì ngày mà anh em mình gặp nhau chẳng biết là khi nào và ở đâu nữa. Anh cũng bận rộn việc thi cử tốt nghiệp, chuyện ở lớp võ làm anh mệt nhoài, em mong anh có đủ sức khỏe để hoàn thành tốt mọi công việc, là một người thầy tận tâm không chỉ trong lòng học trò của anh mà cả trong lòng em nữa.
Loay hoay em lại nghĩ, tại sao lớn lên là người ta cứ phải xa nhau anh nhỉ? Nếu cho quay lại thời thơ ấu thì em hứa sẽ không ghét anh nữa, không mách tội anh với ba mẹ mỗi lần anh phạm lỗi hay bắt nạt em nữa đâu. Em hứa đó! Ơ nơi xa, em mong cho anh thành công, hạnh phúc anh nhé!
Luôn thương anh!
Em gái!
Theo Blog Radio