Giật mình: 92,5% trẻ em đường phố bị xâm hại tình dục

Đó là con số nằm trong nghiên cứu về thực trạng trẻ em đường phố bị xâm hại tình dục và lạm dụng chất gây nghiện vừa được Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) công bố ngày 7/10 tại Hà Nội.

92,5% trẻ em đường phố ở TP.HCM bị xâm hại tình dục

Theo đó, nghiên cứu chỉ ra với việc bị xâm hại tình dục đã khiến cho trẻ em đường phố ở TP.HCM không chỉ bị tổn thương về mặt thể chất mà còn ở mặt tinh thần. Cụ thể, điều này khiến cho các em hướng đến các hành động tiêu cực tự làm đau bản thân như rạch tay, có tâm lý muốn tự vệ. Trong số đó, nghiên cứu cho thấy có tới 66,7% trẻ em là nạn nhân của xâm hại tình dục lựa chọn giải pháp im lặng.

Giật mình: 92,5% trẻ em đường phố bị xâm hại tình dục

“98,3% đã từng thử một hoặc nhiều chất gây nghiện như rượu/bia, thuốc lá, cần sa, heroin…” - báo cáo dẫn chứng. Cũng theo nghiên cứu này, MSD đánh giá cho đến nay không có nhiều chương trình hay dịch vụ hỗ trợ trẻ em đường phố tránh khỏi các nguy cơ kể trên.

Hiện nay, cả nước có khoảng 22.000 trẻ em đường phố, trong đó đa số là trẻ em đến từ các tỉnh, thành khác lên thành phố để kiếm sống và làm những công việc có nguy cơ cao như: Làm việc vào buổi tối, làm việc liên quan đến hoạt động bán dâm hoặc dắt mối; bán hoặc vận chuyển ma túy…

Theo nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, có tới 92,5% trẻ em đường phố đã từng bị xâm hại tình dục ở nhiều mức độ khác nhau.

Em LTN - nam, 17 tuổi - kể lại chuyện bị xâm hại trong nỗi sợ hãi: “Lần đầu tiên họ rủ em đi chơi, họ rất là tử tế và họ đưa em đi ăn, đi uống, cho em tắm giặt, nghỉ ngơi. Đấy là lần đầu, họ chưa làm gì em. Em cứ nghĩ họ là người tốt thì em đi theo". Đến lần cuối cùng (lần thứ hai), N.H.A mới bị xâm hại.

Từ nỗi sợ hãi vì bị xâm hại tình dục, đa số trẻ em đều lựa chọn giải pháp im lặng vì mặc cảm, xấu hổ, cảm giác có lỗi hay thậm chí bị uy hiếp.

Các em có những hành động tiêu cực như tự làm đau bản thân:
“rạch tay”, có tâm lý muốn “tự tử”.


Xâm hại tình dục không chỉ gây tổn thương tới các em về mặt thể chất mà còn ở mặt tinh thần. Các em chịu tổn thương về mặt tâm lý trong một thời gian dài, không  chia sẻ  được, các em có những hành động tiêu cực như tự làm đau bản thân: “rạch tay”, có tâm lý muốn “tự tử”.

Nhiều em khác bị bạn bè rủ rê, lôi kéo dẫn tới bị xâm hại tình dục hay tự nguyện để kẻ khác xâm hại tình dục để có tiền sử dụng chất gây nghiện. Có em vì bị xâm hại rồi làm liều đi theo con đường hành nghề bán dâm. Em Đ.Q.C - nam, 15 tuổi - cho biết: “Em cảm thấy nhục nhã, lỡ rồi, cái gì lỡ thì làm luôn”.

Tình trạng trẻ em đường phố sử dụng chất gây nghiện gia tăng không chỉ xuất phát từ nguyên nhân chủ quan như bị bạn bè rủ rê, lôi kéo hay vì buồn chán, tuyệt vọng trong cuộc song, mà nguyên nhân khách quan vô cùng quan trọng là sự thiếu vắng các dịch vụ cung cấp cho trẻ em đường phố thông tin để tránh hoặc khắc phục những hậu quả đáng tiếc.

Dư luận xã hội giật mình khi con số nêu trên công bố trên công luận, cho rằng: "Phần lớn đối tượng xâm hại tình dục trẻ em gây bức xúc trong xã hội là người trong nước, nhưng xuất hiện ngày càng nhiều hơn đối tượng là người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, làm việc... Trong khi đó, công tác phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em chưa được triển khai toàn diện và đồng bộ, tổ chức bộ máy và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay."

66,7% trẻ em là nạn nhân của xâm hại tình dục lựa chọn giải pháp im lặng.

Bạn NVM bức xúc: "Trời ơi! đau lòng quá, đọc tin này tôi thấy lạnh sống lưng và bủn rủn chân tay. Xin hãy cứu lấy các em. Đừng để tiền, của, tài sản của đất nước, nhân dân rơi vào túi tham và cái miệng vô đáy của bọn tham nhũng. Phải diệt tham quan, để dành tiền cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, dạy kỹ năng sống cho các em nhỏ. Các cơ quan chức năng, đặc biệt TP.HCM nên thôi nói miệng dành mọi điều tốt đẹp cho trẻ em, hãy thực tế hơn."

"Thật quá buồn khi biết một thống kê như vậy, và tại sao ở VN cái gì nó cũng quá đà, quá đỗi ra thì người ta mới....phát hiện ra, tại sao chúng ta không có hệ thống cảnh báo sớm về các vấn đề xã hội, vai trò các cơ quan chức năng văn xã đến đâu? Xin thử hỏi hàng vạn trẻ rơi vào hoàn cảnh này sẽ có bao nhiêu em trở thành công dân tốt, tôi nghĩ là ít… Vậy hàng vạn trẻ đó có thể trở thành gánh nặng, thậm chí nguồn tội phạm xã hội tiềm tàng... Chúng ta đang ở đâu của nấc thang văn minh, lòng trắc ẩn... hãy bớt đi một vài công trình tốn kém, phô trương, hãy chi tiêu tiết kiệm một chút....để lấy tiền giải quyết các vấn đề này."- bạn QuocTrung kêu gọi.

Theo Báo Đất Việt

Tin tức mới nhất