Sống theo kiểu của 'người thực vật'
Thật ra so sánh như thế này cũng chưa hẳn vì những người gắn liền cuộc đời với giường bệnh họ thậm chí còn có mục tiêu và mong ước cho chính bản thân. Hay khác hơn dù cuộc sống có dành cho họ những điều xấu xa và cướp đi khả năng hành động thì họ vẫn còn có thể suy nghĩ - một điều khiến họ trở nên khác biệt với nhiều bạn trẻ hiện nay.
Phát ngôn thiếu suy nghĩ là điều mà nhiều người dành để diễn tả về một bộ phận giới trẻ Việt. Một khảo sát nhỏ được chúng tôi thực hiện với 10 người, trong đó hơn 80% thừa nhận thế hệ 9X, 10X đang sử dụng lối ngôn ngữ thiếu chắt chọc hay nặng hơn là ‘thiếu văn hóa’.
Ồn ào trên Facebook giả mạo thành viên IS một phần do teen Việt gây ra.
‘Quá nhiều bạn mê muội kiểu sống ảo, nhiều người nghiện mạng xã hội. Ăn nói hàm hồ khiến cho bao nhiêu vụ đánh nhau cũng từ Facebook mà ra. Bản thân mình cũng thừa nhận mình nghiện Facebook, nhưng không dùng nó để trả đũa hay đá xéo ai’ - bạn Ngọc Chanh (ở TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ. Cô bạn cũng cho biết bản thân cảm thấy giới trẻ Việt đang thích gây thị phi hơn là tìm một công việc có ích để làm.
Theo một thống kê được thực hiện bởi chính ông lớn Facebook thì hiện tại ở Việt Nam có hơn 30 triệu người thường xuyên online, trong đó 75% người dùng ở độ tuổi 18-34. Thời gian dành cho mạng ảo cũng được tiết lộ là khoảng 2,5 tiếng một ngày, con số không đáng lo ngại nhưng xin nhớ đó là con số trung bình, nhiều trong số đó dành hoàn toàn thời gian cho việc lướt lướt điện thoại và gần như không làm gì.
Bạn đã sống đúng nghĩa hay chỉ đang lặp đi lặp lại những thứ vô ích và tồn tại?
Một bộ phận giới trẻ dần hình thành thói quen ngại di chuyển, ngại gặp gỡ, ngại làm, ngại nói chuyện, ngại tương tác. Đó có phải là kiểu sống thực vật khi kể cả cảm xúc cũng là điều mà các bạn ngại bộc lộ trực tiếp và phải nhờ vả công nghệ để thể hiện?
‘Kiếm việc để làm chứ đừng ăn không ngồi rồi nói chuyện tào lao’
Mới nhất, vụ việc nhiều bạn trẻ Việt Nam truy tìm tài khoản được cho là của thành viên IS và ‘thả bom’ với hàng nghìn bình luận khiêu chiến một lần nữa khiến cho những ai biết suy nghĩ và có tư duy cảm thấy ái ngại.
‘Ngay như sự việc Paris bị khủng bố, thì đã có người lập ra page giả mạo nhóm Hồi giáo IS. Khi mà cả thế giới đang lên án IS thì các bạn lại coi đó là trò đùa, dùng câu like, để cho mình nổi tiếng. Đó không phải là đùa giỡn là là ngu dốt, là ăn không ở không, không có chuyện làm, làm ba thứ tào lao.’ - chị Lê Như Quỳnh, hiện là một PTV không kìm được sự bức xúc.
Chị Quỳnh nhắn nhủ: ‘Tôi nghĩ các bạn trẻ nếu thấy thời gian còn nhiều và rảnh quá thì đừng kiểu ăn no rửng mỡ, tuổi trẻ mỗi người chỉ có một lần rồi thôi’.
Bạn Vũ Thế Anh khẳng định sẽ không ai thành công nếu cứ đi đào bới chuyện
thiên hạ.
Còn bạn Vũ Thế Anh, hiện là nhân viên truyền thông tại một công ty ở Hà Nội thì cho rằng sẽ không ai thành công nếu ăn dầm nằm dề trên cái xã hội mà ai cũng biết là nó được gắn cho danh xưng ‘thế giới ảo’. Cậu nói: ‘Trước nay quan điểm của tôi là xã hội sẽ phát triển nếu chúng ta dành thời gian tập trung vào công việc của chính mình. Học sinh thì hãy dành thời gian để học tập, nghệ sĩ thì hãy dành thời gian để sản xuất các sản phẩm nghệ thuật…
Nếu muốn giải trí thì cũng có rất nhiều cách để thư giãn: Đọc sách, xem phim, nghe nhạc,… Chứ cái chuyện lên mạng cãi nhau sẽ không đưa chúng ta đi đến đâu hết, giả dụ bạn cãi thắng thì cũng chả có ai đến cho bạn tiền, hoặc trao giấy chứng nhận và vinh danh bạn cả.’
Thật ra so sánh như thế này cũng chưa hẳn vì những người gắn liền cuộc đời với giường bệnh họ thậm chí còn có mục tiêu và mong ước cho chính bản thân. Hay khác hơn dù cuộc sống có dành cho họ những điều xấu xa và cướp đi khả năng hành động thì họ vẫn còn có thể suy nghĩ - một điều khiến họ trở nên khác biệt với nhiều bạn trẻ hiện nay.
Phát ngôn thiếu suy nghĩ là điều mà nhiều người dành để diễn tả về một bộ phận giới trẻ Việt. Một khảo sát nhỏ được chúng tôi thực hiện với 10 người, trong đó hơn 80% thừa nhận thế hệ 9X, 10X đang sử dụng lối ngôn ngữ thiếu chắt chọc hay nặng hơn là ‘thiếu văn hóa’.
Ồn ào trên Facebook giả mạo thành viên IS một phần do teen Việt gây ra.
‘Quá nhiều bạn mê muội kiểu sống ảo, nhiều người nghiện mạng xã hội. Ăn nói hàm hồ khiến cho bao nhiêu vụ đánh nhau cũng từ Facebook mà ra. Bản thân mình cũng thừa nhận mình nghiện Facebook, nhưng không dùng nó để trả đũa hay đá xéo ai’ - bạn Ngọc Chanh (ở TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ. Cô bạn cũng cho biết bản thân cảm thấy giới trẻ Việt đang thích gây thị phi hơn là tìm một công việc có ích để làm.
Theo một thống kê được thực hiện bởi chính ông lớn Facebook thì hiện tại ở Việt Nam có hơn 30 triệu người thường xuyên online, trong đó 75% người dùng ở độ tuổi 18-34. Thời gian dành cho mạng ảo cũng được tiết lộ là khoảng 2,5 tiếng một ngày, con số không đáng lo ngại nhưng xin nhớ đó là con số trung bình, nhiều trong số đó dành hoàn toàn thời gian cho việc lướt lướt điện thoại và gần như không làm gì.
Bạn đã sống đúng nghĩa hay chỉ đang lặp đi lặp lại những thứ vô ích và tồn tại?
Một bộ phận giới trẻ dần hình thành thói quen ngại di chuyển, ngại gặp gỡ, ngại làm, ngại nói chuyện, ngại tương tác. Đó có phải là kiểu sống thực vật khi kể cả cảm xúc cũng là điều mà các bạn ngại bộc lộ trực tiếp và phải nhờ vả công nghệ để thể hiện?
‘Kiếm việc để làm chứ đừng ăn không ngồi rồi nói chuyện tào lao’
Mới nhất, vụ việc nhiều bạn trẻ Việt Nam truy tìm tài khoản được cho là của thành viên IS và ‘thả bom’ với hàng nghìn bình luận khiêu chiến một lần nữa khiến cho những ai biết suy nghĩ và có tư duy cảm thấy ái ngại.
Lê Như Quỳnh - Phát thanh viên chia sẻ khá gay gắt về chuyện ăn không
ở không làm chuyện tào lao của giới trẻ Việt.
ở không làm chuyện tào lao của giới trẻ Việt.
‘Ngay như sự việc Paris bị khủng bố, thì đã có người lập ra page giả mạo nhóm Hồi giáo IS. Khi mà cả thế giới đang lên án IS thì các bạn lại coi đó là trò đùa, dùng câu like, để cho mình nổi tiếng. Đó không phải là đùa giỡn là là ngu dốt, là ăn không ở không, không có chuyện làm, làm ba thứ tào lao.’ - chị Lê Như Quỳnh, hiện là một PTV không kìm được sự bức xúc.
Chị Quỳnh nhắn nhủ: ‘Tôi nghĩ các bạn trẻ nếu thấy thời gian còn nhiều và rảnh quá thì đừng kiểu ăn no rửng mỡ, tuổi trẻ mỗi người chỉ có một lần rồi thôi’.
Bạn Vũ Thế Anh khẳng định sẽ không ai thành công nếu cứ đi đào bới chuyện
thiên hạ.
Còn bạn Vũ Thế Anh, hiện là nhân viên truyền thông tại một công ty ở Hà Nội thì cho rằng sẽ không ai thành công nếu ăn dầm nằm dề trên cái xã hội mà ai cũng biết là nó được gắn cho danh xưng ‘thế giới ảo’. Cậu nói: ‘Trước nay quan điểm của tôi là xã hội sẽ phát triển nếu chúng ta dành thời gian tập trung vào công việc của chính mình. Học sinh thì hãy dành thời gian để học tập, nghệ sĩ thì hãy dành thời gian để sản xuất các sản phẩm nghệ thuật…
Nếu muốn giải trí thì cũng có rất nhiều cách để thư giãn: Đọc sách, xem phim, nghe nhạc,… Chứ cái chuyện lên mạng cãi nhau sẽ không đưa chúng ta đi đến đâu hết, giả dụ bạn cãi thắng thì cũng chả có ai đến cho bạn tiền, hoặc trao giấy chứng nhận và vinh danh bạn cả.’
Theo Báo đất việt