Góc khuất sau ngày “Black Friday” phiên bản Việt

Bạn có thể mua những sản phẩm có giá khoảng vài triệu vào ngày bình thường bằng mức giá chỉ mấy trăm ngàn vào ngày Black Friday. Tuy nhiên Black Friday ở Việt Nam không phải lúc nào cũng mang lại những cơ hội mua sắm lớn cho người tiêu dùng?



goc khuat sau ngay “black friday” phien ban viet hinh anh 1

Chen chúc nhau trong ngày Black Friday tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ gian lợi dụng

 

“Treo đầu dê, bán thịt chó”

Hai năm gần đây, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp, cửa hàng tung ra khuyến mại ăn theo Black Friday ở Mỹ với nhiều mặt hàng giảm giá mạnh. Tuy nhiên, việc làm  theo trào lưu không đúng đã làm giảm lòng tin của người tiêu dùng, do vậy việc ăn theo ngày hội mua sắm này không có ý nghĩa.(!)

Người Việt đã quá quen thuộc với những sự kiện giảm giá trong năm ở các cửa hàng như “Khuyến mãi shock GenViet Jeans 2016”, “92 wear giảm giá 30% ngày 20.10”,... Song những sự kiện khuyến mãi trong năm này thường chỉ áp dụng giảm giá mạnh với một số mặt hàng (thường hết size, lỗi mốt), còn lại chỉ giảm nhẹ hoặc vẫn bán nguyên giá.

Đến ngày “thứ sáu đen tối”, các biển quảng cáo “Black Friday-50% off”, “sale off 70%” mọc lên khiến nhiều người nhầm tưởng sẽ khuyến mãi đặc biệt hơn, đúng với tinh thần Black Friday phiên bản gốc.

 

 

goc khuat sau ngay “black friday” phien ban viet hinh anh 2

Người dân lui tới các cửa hàng mua sắm đông hơn gấp nhiều lần so với ngày thường.

 

Tuy nhiên chẳng giống như mong đợi, nhiều khách hàng tỏ ra chán nản bởi chẳng có gì mới lạ hơn so với những ngày thường. Khi được hỏi những mẫu hàng đẹp giảm giá giống như quảng cáo trên face book,... thường nhận được câu trả lời “hết hàng” từ nhân viên.

Chị Trần Thị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) ngán ngẩm rằng “các sản phẩm hàng tồn, hết mốt... vẫn hiện diện trên các kệ giảm giá mạnh; các thiết kế mới vẫn chẳng nhúc nhích gì, nếu có thì giảm giá nhẹ”. Thực là, người mua  không mua được cái mình cần và cửa hàng cũng chẳng bán được thứ mình muốn. “Thứ sáu đen tối” ở Việt Nam thật đúng như nghĩa đen của nó.

 

“Tàn tạ” sau khi lao vào cuộc chiến mua sắm

 

 

goc khuat sau ngay “black friday” phien ban viet hinh anh 3

 

Khác với ở Mỹ, người dân Việt không có thói quen túc trực, xếp hàng từ tối hôm trước để săn hàng vào ngày Black Friday. Không khí ở Việt Nam có vẻ giảm nhiệt hơn, song không khó để chúng ta bắt gặp cảnh tượng đông đúc, nhốn nháo ở những siêu thị, cửa hàng hay các trung tâm thương mại như BigC, Vincom,... Việc chen lấn, tranh nhau để chọn lựa, mua sắm cũng mang lại không ít phiền toái, những chuyện dở khóc dở cười cho người tiêu dùng.

Chị Thùy Dương (Thái Nguyên) kể lại, chị từ Thái Nguyên xuống Hà Nội với mục đích săn hàng hiệu giảm giá, nhưng khi đã chọn được một số sản phẩm mà mình yêu thích thì cái ví đã không cánh mà bay. Vì vậy, mặc dù rất thích mua sắm trực tiếp nhưng năm nay chị ở nhà đặt hàng qua một trang web ở Mỹ, chấp nhận với phí vận chuyển cao. Mà muốn mua được sản phẩm thực sự "hời"cũng phải hết sức trầy trật vì phải canh đúng thời điểm thì may ra mới tìm được hàng ưng ý giá rẻ.

Tình trạng đông đúc ở các nơi mua sắm dẫn đến việc kẻ gian “mượn gió bẻ măng” không còn xa lạ gì ở Việt Nam. Và Black Friday càng là thời điểm để những sự việc trộm đồ, móc túi diễn ra một cách dễ dàng hơn. Những cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, túi xách, giày dép,... là nơi tụ tập đông đảo cánh chị em; mải mê tranh nhau chọn đồ, thử đồ nhưng cuối cùng lại để mất tiền, mất đồ trong túi mình vào tay kẻ gian.

Không thể phủ nhận những lợi ích của ngày hội mua sắm Black Friday mới du nhập vào Việt Nam từ vài năm nay đối với doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn đó những câu chuyện lợi bất cập hại cần được nhìn nhận một cách thẳng thắn để Black Fiday thực sự là dịp kích cầu tiêu dùng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp cũng như mang lại “chiến lợi phẩm” cho nhiều người.

 

Theo Dân Việt


góc khuất Black friday phiên bản việt góc khuất sau ngày black friday Black Friday phiên bản Việt

Tin tức mới nhất