Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam tháng Chạp là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch (tháng thứ mười hai).

Đến tháng Chạp này, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát để phòng ngừa đạo chích, trộm cắp.

Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp để đẩy lùi tai bay vạ gió-1

Nhiều gia đình đã sắp xếp mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp rất cẩn thận

Ngoài ra, theo quan niệm văn hóa dân gian, tháng Chạp là tháng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị tai bay vạ gió. Chính vì vậy, nhiều người hao của vì những lý do không đâu.

Do đó, nhiều gia đình đã sắp xếp mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp rất cẩn thận với hi vọng tai qua nạn khỏi, hết tai bay vạ gió.

Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam gợi ý đồ lễ cúng rằm tháng Chạp như sau:

Đồ lễ

Đồ lễ để dâng lên thần linh, gia tiên. Lễ vật chuẩn bị chỉ cần thành tâm thành ý, thể hiện sự trân trọng của gia chủ là đủ.

Nếu cúng đơn giản, chỉ cần cúng lễ chay gồm trầu cau, hoa quả, hoa tươi, hương đèn, nước sạch và nến.

Các loại hoa quả gia chủ có thể cúng bao gồm: Phật thủ, táo, cam, dưa hấu, chuối….

Các loại hoa thường dùng là hoa cúc, hoa hồng…..

Nếu cầu kỳ hơn, ngoài mua hoa quả, các gia đình có thể bày biện lễ mặn.

Lễ mặn bao gồm: Xôi gấc, xôi đậu xanh, bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, giò chả, nem rán, món xào, canh măng miến…

Đối với lễ cúng chay, mâm lễ bao gồm: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…

Thời gian cúng

Không nên làm lễ cúng quá sớm hay quá muộn. Gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 âm lịch tháng Chạp.

Phải tắm gội sạch sẽ trước khi cúng

Trước khi làm lễ cúng rằm tháng Chạp, người làm lễ thường phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.

Theo Báo giao thông