Việc đo lường không chính xác hoặc thay đổi số người ăn khiến nhiều gia đình bị thừa cơm, phần cơm nguội sau đó trở nên khó xử lý nếu ai cũng chỉ thích ăn cơm mới nấu.
Ngoài ra, một số bạn độc thân còn nấu cơm một lần ăn mấy bữa và đương nhiên họ sẽ phải dùng cơm nguội.
Nói đến cơm nguôi, người ta thường ngán ngại khi nghĩ đến những hạt cơm cứng lại, không còn dễ ăn. Rang cơm là một trong những cách xử lý được ưa chuộng vì nó tạo ra món mới hấp dẫn.
Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp mà những người muốn ăn uống lành mạnh lựa chọn.
Đừng lo, Hâm nóng cơm nguội nhớ cho 1 thìa này vào, cơm sẽ thơm dẻo như mới nấu:
- Dấm trắng: Loại gia vị này sẽ giúp cơm dậy mùi, trắng dẻo hơn khi làm nóng. Tùy vào lượng cơm, bạn có thể cho một thìa cà phê hoặc chỉ mấy giọt dấm trắng vào nồi hấp cơm, khi lấy cơm ra, bạn sẽ thấy cơm dẻo ngon, thơm như mới nấu.
Hâm nóng cơm nguội nhớ cho 1 thìa này vào, cơm sẽ thơm dẻo như mới nấu. (Ảnh: Norecipe)
- Dầu mè, dầu lạc: Hâm nóng cơm nguội nhớ cho 1 thìa này vào, cơm sẽ thơm dẻo như mới nấu. Nhớ là bạn chỉ cần cho vào bát cơm nguội 1 thìa cà phê, đảo đều rồi mới đem hâm nóng; hạt gạo sẽ nở căng, bóng đẹp và dậy mùi thơm hơn.
- Bơ, mỡ lợn: Cũng như dầu mè, bơ và mỡ lợn có tác dụng làm căng bóng hạt cơm, ngoài ra còn giúp tăng hương thơm cho gạo, giúp nồi cơm nguội của bạn trở nên hấp dẫn hơn.
Thông thường cơm nguội khi hâm nóng lại thường mất đi mùi gạo thơm ban đầu. Những gia vị trên giúp tăng hương vị, giúp cơm nguội tỏa mùi hương hấp dẫn sau khi làm nóng lại.
Một số cách làm nóng cơm nguội
Dùng nồi cơm điện: Dùng tay đã rửa sạch bóp cho cơm tơi ra, sau đó rưới lên cơm chút nước và một trong mấy loại phụ gia kể trên rồi bật nút nấu lại. Chỉ sau ít phút, cơm sẽ nóng dẻo như mới nấu.
Dùng lò vi sóng: Bạn chỉ cần cho cơm nguội vào bát, đậy nắp hoặc màng bọc thực phẩm, sau đó cho vào lò vi sóng quay trong vài phút. Cách làm này giúp cơm rất ngon và không bị khô.
Một số lưu ý khác để có nồi cơm ngon
Khi vo gạo, nên vo nhẹ nhàng qua rá để loại bỏ trấu, sạn, vo trực tiếp dưới vòi nước, tránh ngâm gạo quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng và vị thơm ngon của gạo.
Khi nấu cơm, nên sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh. Thông thường, chỉ khi đạt trên 60°C, tinh bột trong gạo mới hút nước và trở nên mềm dẻo. Cách làm này sẽ giúp gạo phát huy được các chất dinh dưỡng, dậy mùi thơm hơn.
Khi nồi cơm báo nấu xong và chuyển sang chế độ giữ ấm, bạn không nên lấy cơm ra ăn ngay, thay vào đó nên để nồi cơm ở chế độ giữ ấm thêm 10-15 phút nữa rồi mới ăn. Cách này sẽ giúp cơm ráo, chín đều.
Theo VTC