Cách đây không lâu, trên diễn đàn mạng xã hội đã chia sẻ lại hình ảnh bài toán cộng trừ của học sinh tiểu học: "Các bố mẹ ai là giáo viên Toán giải giùm em là cô đúng hay trò đúng. Em hoang mang quá", một tài khoản nhờ giúp đỡ.

Trong bức ảnh đi kèm, học sinh giải bài Toán "8 – 3 + 3 = 8", nhưng cô giáo lại sửa đi với đáp án là 2. Cùng với đó, cô giáo phê trong bài thi là "Con chưa hiểu bài".

Chính vì điều này đã khiến nhiều người hoang mang. Đại đa số cho rằng giáo viên chấm sai, nhưng cũng không ít người đồng tình với đáp án của cô giáo.


(Ảnh: Báo Dân Sinh)

Một số cho rằng giáo viên chấm sai, nhưng cũng không ít người đồng tình với đáp án của giáo viên.

"Uầy, tính kiểu gì mà lại ra 2 nhỉ. Cô giáo đi học lại đi kìa"

"8-3=5, 5+3=8 hoặc -3+3= 0. Đơn giản thế mà không hiểu kiểu gì lại bằng 2"

"Theo nguyên tắc thì nhân chia trước, cộng trừ sau. Nếu cộng trước, trừ sau thì rõ ràng là giáo viên đúng"

"Nhân chia trước cộng trừ sau chỉ là cách nói thôi, không nhất thiết cứ lần lượt cộng xong rồi mới trừ. Trong Toán học chỉ ưu tiên nhân chia trước. Rõ ràng đáp án là 8”, một tài khoản phản biện.

Thật khó để giải thích cho người sai hiểu được đâu mới là cách tính chính xác. Nhưng hãy làm một cách đơn giản là lấy máy tính ra bấm nhé thì đáp án bằng 8 là đúng rồi đó. Còn nếu để ra kết quả như cô giáo mong muốn thì phép tính phải sửa thành "8-(3+3)=2" mới chuẩn.

Tương tự, trước đây mọi người cũng tranh cãi về phép tính "66 - 6 + 7 + 23 - 18 + 2". Học sinh cũng lần lượt tính từ trái qua phải cho ra đáp án là 74. Thế nhưng cô giáo lại chỉ ra cách tính gộp rồi đưa ra kết quả hoàn toàn khác.

Hay chẳng hạn như ảnh chụp lại bài tập về nhà của một học sinh tiểu học với loạt phép tính như 38+15=54; 48+24=73; 68+13=82 hay 57+13=60; 62+28=80; 36+14=30; 42+28=60; 31+19=40 nhưng vẫn được cô giáo thản nhiên chấm đúng.

Theo Khoevadep