Khách Việt thưởng thức món bún 'ngon miệng đã mắt sướng tai' ở Trung Quốc
Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vốn nổi tiếng với phong cảnh xinh đẹp và nền ẩm thực đa dạng. Trong đó có món "bún qua cầu" có lịch sử hơn 100 năm.
Một trong những món ăn đặc sản tại đây không thể không nhắc đến chính là món "bún qua cầu" có lịch sử hơn 100 năm. Có lẽ không chỉ vì độ ngon cùng với cách trình bày ấn tượng mà còn nhờ vào câu chuyện tình cảm động đã giúp cho món ăn này dần trở nên nổi tiếng và được yêu thích.
Anh Trường thưởng thức món bún qua cầu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Anh Đoàn Phước Trường, chàng trai Việt sống và làm việc ở TPHCM đã chinh phục gần 60 quốc gia khắp nơi trên thế giới với 12 lần du lịch qua các tỉnh thành của đất nước Trung Quốc.
Anh Trường luôn dành niềm đam mê khám phá ẩm thực các vùng miền nơi đây chia sẻ: "Không chỉ có tên gọi độc đáo, cách chế biến của món này cũng vô cùng đặc biệt và cầu kỳ. Tôi còn ngỡ mình đang ăn lẩu chứ không phải ăn một bát bún vì có quá nhiều món được bày ra.
Những nguyên liệu nhìn thì có vẻ đơn giản, dễ tìm nhưng đòi hỏi phải được kết hợp hài hòa. Đến cả cách ăn cũng phải tuân theo một trình tự nhất định mới tạo nên hương vị riêng biệt. Vừa ăn ngon miệng, vừa nhìn đã mắt và nghe sướng tai về sự tích ra đời của món ăn".
Xưa kia tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có một hồ nước xanh trong, giữa hồ là một hòn đảo yên bình, nối với bờ bằng cây cầu gỗ. Đó là nơi sĩ tử học hành, chuẩn bị cho các kỳ thi.
Trong số đó có một thư sinh siêng năng, ngày ngày vợ anh đều đi qua cầu, mang cho chồng một tô bún ăn trưa. Nhưng chàng sĩ tử lo dùi mài kinh sử đến quên cả ăn làm bún bị nguội và trương lên.
Nguyên liệu của món bún này đơn giản nhưng cách ăn lại khá cầu kỳ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trước tình cảnh đó, cô vợ đã tìm ra một giải pháp là chia các nguyên liệu ra để trong nhiều bát nhỏ. Riêng tô nước dùng được thêm một lớp váng mỡ lên trên nhằm giữ nóng lâu hơn. Khi đem đồ ăn sang cho chồng, cô sẽ chuyển các đồ ăn sang trước còn nước dùng thì chuyển sau cùng.
Nhờ sự thông minh và nhanh nhạy của người vợ đảm nên các bữa ăn sau này của người chồng vẫn rất nóng sốt và thơm ngon. Cuối cùng, chàng sĩ tử đã vượt qua kỳ thi và không quên công lao của vợ.
Bí quyết của người vợ dần được nhiều cư dân trong vùng biết tới, học theo và lan truyền khắp nơi.
Từng chén thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, mực, rau củ quả, đậu phụ, nấm, dưa chuột, trứng và các gia vị như giấm, tương ớt, hành lá, rau mùi, ớt tươi cùng tô bún được để riêng trong bộ dụng cụ có hình dáng như chiếc cầu trong truyền thuyết. Sau đó, một tô nước dùng rất nóng, rất lớn được dọn ra.
Lúc này, thực khách sẽ thả từng thứ vào bát và thưởng thức. Để có nước dùng sóng sánh lớp mỡ vàng óng ả nhưng không ngấy, thịt gà phải được ninh nhừ trong 5 tiếng. Một chiếc cầu có thể chứa từ 12 đến 21 món ăn.
Đầu tiên phải cho trứng vào bát nước dùng trước rồi mới cho thịt vào. Sau đó, chờ vài phút cho thịt chín rồi tiếp tục cho nấm, rau, giá đỗ vào. Lúc này, bát nước dùng vẫn còn nóng đến mức tái chín được trứng lẫn thịt và rau. Và bún sẽ là nguyên liệu được cho sau cùng để nước dùng giữ độ nóng lâu hơn.
Bún qua cầu trung bình giá khoảng 100 tệ (gần 350.000 đồng) (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Món ngon này mang hương vị tuyệt vời từ những nguyên liệu nhìn thì có vẻ đơn giản như gà trong vườn nhà, tôm, cá ngoài hồ, trứng chim cút hay nấm, hành, hẹ, cải, cà rốt, đu đủ trong vườn nhà nhưng đòi hỏi phải được kết hợp hài hòa và trình bày đẹp mắt, tinh tế.
Điều thú vị là từ lúc tô nước dùng được dọn ra cho đến khi bỏ hết các nguyên liệu vào theo thứ tự và ăn xong thì bát vẫn còn giữ được độ ấm nóng. Một suất ăn như vậy tùy vào topping nhiều hay ít, tùy vào quán ăn hay nhà hàng có giá trung bình khoảng 100 tệ (gần 350 ngàn đồng).
Sẽ ý nghĩa hơn nếu thưởng thức món bún qua cầu này cùng một nửa yêu thương.
Theo kinh nghiệm của anh Trường thì một suất bún như vậy đủ cho hai người ăn no căng bụng vì thông thường tô nước dùng rất to như nồi lẩu. Nếu ăn một mình, có thể gọi một phần vừa đủ với các topping chính đã bày sẵn ra đĩa. Vừa ăn, vừa xem và vừa nghe kể lại câu chuyện tình đong đầy yêu thương này.
Theo Dân Trí
-
5 giờ trướcOmega-3 là dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể, nhưng uống Omage-3 quá liều có sao không?
-
6 giờ trướcDù nước dùng có màu đen, đặc sánh và “bốc mùi” thum thủm, không phải ai cũng dám thưởng thức nhưng món ăn này được xem là đặc sản trứ danh ở Gia Lai, người ăn quen gọi hẳn 2 bát vẫn thòm thèm.
-
9 giờ trướcQuả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
-
10 giờ trướcNgười dân Rovaniemi, thủ phủ của Lapland, đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối tình trạng quá tải du lịch trong thời gian gần đây.
-
11 giờ trướcMột nữ du khách 55 tuổi đã bị tàu hỏa đâm do đứng sát đường ray xe lửa trong khu rừng Alishan nổi tiếng ở Đài Loan.
-
13 giờ trướcBông cải xanh, trà xanh và tỏi là những thực phẩm được đánh giá cao trong khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư.
-
14 giờ trước888 bàn ăn với diện tích trải dài nửa quả đồi của quận Nam Ngạn, Tỳ Bà Viên được Guinness ghi nhận là nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới vào năm 2022.
-
15 giờ trướcNhiều người vẫn thường uống nước chanh ấm buổi sáng, vậy uống nước chanh ấm mỗi sáng có tác dụng gì?
-
16 giờ trướcChiếc chảo mỡ có tuổi đời hơn một thế kỷ không chỉ là "bí quyết vàng" của món bánh burger, mà còn là bằng chứng cho lịch sử, niềm tự hào của quán ăn.
-
19 giờ trướcRau ngót là loại rau quen thuộc và tốt cho sức khỏe, vậy nhưng ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt không?
-
1 ngày trướcHải Thượng Lãn Ông là tuyến đường nhộn nhịp, sôi động nhất TP.HCM mỗi mùa Giáng sinh, bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến Tết Âm lịch.
-
1 ngày trướcNhà nghiên cứu ẩm thực, đầu bếp Masayuki Murayoshi nổi tiếng với những công thức nấu ăn hấp dẫn đã qua đời vào ngày 12/12.
-
1 ngày trướcMột số loại đồ uống quen thuộc dù không hề mặn nhưng lại chứa lượng muối đáng kể, âm thầm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là thận.
-
1 ngày trướcMột nam du khách bất ngờ bị dính chặt lưỡi lên một tác phẩm bằng băng bên ngoài trung tâm thương mại Pitt Street ở Sydney.
-
1 ngày trướcHoạt động du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên ngày càng được đầu tư, nâng cao chất lượng để thu hút du khách.
-
1 ngày trướcSúp lơ là loại rau giàu dưỡng chất, trong y học cổ truyền nó có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ dưỡng, bổ thận mạnh gân cốt, kiện tỳ hòa vị.
-
1 ngày trướcCây thông Noel chào đón Giáng sinh được tạo nên từ chai nhựa ở xã Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh.
-
1 ngày trướcNgười bệnh ung thư đại trực tràng thích ăn mì bò và các loại thịt chế biến sẵn.
-
1 ngày trướcHình ảnh các anh tài ngồi xúm một góc, cùng hành động chụp locket ăn chè tại quán chè nổi tiếng ở Hà Nội khiến fan thích thú vô cùng.
-
2 ngày trướcTrà gừng, sữa nghệ, nước quế... là những loại đồ uống vào mùa đông giúp bạn khoẻ mạnh và ấm cơ thể.
Tin tức mới nhất
-
4 giờ trước
-
5 giờ trước
-
5 giờ trước